Fitch nói gì về việc hạ điểm tín nhiệm nợ công của Việt Nam?
Hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings vừa công bố giảm một bậc định mức tín nhiệm nợ chính phủ của Việt Nam
Hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings vừa công bố giảm một bậc định mức tín nhiệm nợ chính phủ của Việt Nam, xuống B+ từ BB- trước đó. Triển vọng của định mức tín nhiệm mới này được Fitch đặt ở mức ổn định.
Theo thông báo đề ngày 28/7 đăng tải trên website của Fitch, định mức tín nhiệm B+ được họ dành cho nợ dài hạn phát hành bằng đồng ngoại tệ và nội tệ của Việt Nam. Định mức tín nhiệm nợ mới này của Việt Nam thấp hơn 4 bậc so với hạng đầu tư. Điểm tín nhiệm cho nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ của Việt Nam được tổ chức này giữ ở mức B.
“Mức tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam đã giảm xuống trong bối cảnh các dòng vốn từ bên ngoài yếu đi, nhu cầu gia tăng của Việt Nam về vốn để bù đắp cho thâm hụt cán cân vãng lai và trả nợ tới hạn, nền kinh tế bị Đô la hóa ở mức độ khá cao và hệ thống ngân hàng còn bộc lộ nhiều điểm yếu...”, báo cáo của Fitch dẫn lời bà Ai Ling Ngiam, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về nợ công khu vực châu Á của Fitch, nhận xét.
Theo các chuyên gia của Fitch, năm nay có thể là năm thứ ba liên tục, dòng vốn ròng dài hạn chảy vào Việt Nam không đủ để bù đắp cho thâm hụt cán cân vãng lai. Thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam được Fitch dự báo là sẽ ở mức trên 10% GDP trong năm nay.
Theo Fitch, việc nới lỏng chính sách sớm hơn so với điều kiện cho phép có thể làm gia tăng những rủi ro về bất ổn kinh tế vĩ mô và tài chính, đồng thời, tăng trưởng tín dụng ở mức hai con số nếu kéo dài sẽ dẫn tới tăng rủi ro đối với hệ thống ngân hàng.
Fitch nhấn mạnh, thâm hụt ngân sách của Việt Nam đã lên tới 8,7% GDP trong năm 2009 và được Fitch dự báo sẽ còn ở mức cao là 7,6% trong năm 2010. Theo Fitch, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực bù đắp mức thâm hụt này bằng các công cụ nợ ngoại tệ phát hành trong nước, nhưng điều này làm gia tăng độ rủi ro về tỷ giá. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ công đã lên tới 45% GDP trong năm 2009, làm “giảm điểm” ở một hạng mục trước đây vốn được xem là thế mạnh về định mức tín nhiệm của Việt Nam.
Ngoài ra, theo Fitch, tỷ giá VND hiện vẫn còn dễ bị tổn thương nếu có sự chuyển hướng của dòng tiền sang vàng hay ngoại tệ, gây bất lợi cho sự ổn định tài chính.
Tuy nhiên, báo cáo của Fitch kết luận, ở khung điểm tín nhiệm B, các yếu tố nền tảng về nợ quốc gia của Việt Nam vẫn đang được hỗ trợ bởi sự ủng hộ từ phía các chủ nợ song phương và đa phương, cũng như sự gia tăng mạnh của thu nhập bình quân đầu người kể từ khi thực hiện chính sách Đổi mới.
Theo thông báo đề ngày 28/7 đăng tải trên website của Fitch, định mức tín nhiệm B+ được họ dành cho nợ dài hạn phát hành bằng đồng ngoại tệ và nội tệ của Việt Nam. Định mức tín nhiệm nợ mới này của Việt Nam thấp hơn 4 bậc so với hạng đầu tư. Điểm tín nhiệm cho nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ của Việt Nam được tổ chức này giữ ở mức B.
“Mức tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam đã giảm xuống trong bối cảnh các dòng vốn từ bên ngoài yếu đi, nhu cầu gia tăng của Việt Nam về vốn để bù đắp cho thâm hụt cán cân vãng lai và trả nợ tới hạn, nền kinh tế bị Đô la hóa ở mức độ khá cao và hệ thống ngân hàng còn bộc lộ nhiều điểm yếu...”, báo cáo của Fitch dẫn lời bà Ai Ling Ngiam, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về nợ công khu vực châu Á của Fitch, nhận xét.
Theo các chuyên gia của Fitch, năm nay có thể là năm thứ ba liên tục, dòng vốn ròng dài hạn chảy vào Việt Nam không đủ để bù đắp cho thâm hụt cán cân vãng lai. Thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam được Fitch dự báo là sẽ ở mức trên 10% GDP trong năm nay.
Theo Fitch, việc nới lỏng chính sách sớm hơn so với điều kiện cho phép có thể làm gia tăng những rủi ro về bất ổn kinh tế vĩ mô và tài chính, đồng thời, tăng trưởng tín dụng ở mức hai con số nếu kéo dài sẽ dẫn tới tăng rủi ro đối với hệ thống ngân hàng.
Fitch nhấn mạnh, thâm hụt ngân sách của Việt Nam đã lên tới 8,7% GDP trong năm 2009 và được Fitch dự báo sẽ còn ở mức cao là 7,6% trong năm 2010. Theo Fitch, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực bù đắp mức thâm hụt này bằng các công cụ nợ ngoại tệ phát hành trong nước, nhưng điều này làm gia tăng độ rủi ro về tỷ giá. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ công đã lên tới 45% GDP trong năm 2009, làm “giảm điểm” ở một hạng mục trước đây vốn được xem là thế mạnh về định mức tín nhiệm của Việt Nam.
Ngoài ra, theo Fitch, tỷ giá VND hiện vẫn còn dễ bị tổn thương nếu có sự chuyển hướng của dòng tiền sang vàng hay ngoại tệ, gây bất lợi cho sự ổn định tài chính.
Tuy nhiên, báo cáo của Fitch kết luận, ở khung điểm tín nhiệm B, các yếu tố nền tảng về nợ quốc gia của Việt Nam vẫn đang được hỗ trợ bởi sự ủng hộ từ phía các chủ nợ song phương và đa phương, cũng như sự gia tăng mạnh của thu nhập bình quân đầu người kể từ khi thực hiện chính sách Đổi mới.