Đạo đức nhà báo nằm đâu trong Luật Báo chí?
Chính phủ hướng dẫn về những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí là không phù hợp
Đạo đức nhà báo đặt ở đâu trong dự thảo luật này? Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đặt câu hỏi khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Báo chí (sửa đổi) chiều 17/9.
Nhấn mạnh đạo đức nhà báo là vấn đề rất quan trọng, bà Mai nêu thực tế vừa rồi cơ quan quản lý báo chí cũng đã phải điều chỉnh, khi có thời điểm báo chí đưa tin quá dày đặc về tội ác.
Dự thảo luật cần có quy định nâng cao vai trò của nhà báo, tăng cường trách nhiệm cụ thể hơn của hội nhà báo, bà Mai góp ý.
Tại tờ trình, Chính phủ cũng đã chỉ ra nhiều vấn đề đáng lo ngại trong thực tiễn hoạt động báo chí thời gian qua.
Trong đó có quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà báo, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí, các hành vi bị cấm, cung cấp thông tin cho báo chí, vai trò quản lý nhà nước, vai trò của cơ quan chủ quản báo chí... chưa điều chỉnh kịp thời những nảy sinh trong thực tiễn hoạt động báo chí, chưa phát huy được hiệu lực và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về báo chí giai đoạn hiện nay.
Một trong những quan điểm xây dựng Luật Báo chí sửa đổi là đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; cơ chế thực thi bảo đảm không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Tuy nhiên, tờ trình dự án luật không nói rõ những quy định nào được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo nội dung này, mà chỉ cho biết trong 5 điều quy định về nhà báo thì có 3 điều mới, hai điều sửa đổi, bổ sung.
Trong 6 nhóm vấn đề được lựa chọn để đánh giá tác động của dự án luật, cũng không có nhóm về nhà báo.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng cũng không nhấn mạnh quy định mới về đạo đức nhà báo.
Các ý kiến tại phiên thảo luận dường như cũng nặng về các quy định nhằm siết chặt quản lý hơn là trả lời câu hỏi của Chủ nhiệm Trương Thị Mai.
Trước băn khoăn về sự bùng nổ của các trang mạng cá nhân, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nói dự thảo luật không điều chỉnh các trang này, vì không thừa nhận đó là báo chí.
Song, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng lần sửa đổi này cần phải có quy đinh xử lý vi phạm của các cá nhân, kể cả blog, hay việc ăn cắp thông tin giữa báo này với báo khác.
Trang trên mạng của cá nhân không quy định tại dự thảo luật thì hóa ra cái gì khó thì không quản lý à, mà cái đó lại rất nhức nhối trong xã hội, cần phải có điều chỉnh nhất định, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Môi trường Phan Xuân Dũng bình luận.
Không chỉ phàn nàn về hiện tượng "báo này lấy bài của báo kia lung tung cả", Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc còn so sánh là báo chí tham gia đưa tin tại kỳ họp của Quốc hội ở nước ngoài rất gọn gàng. Còn ở Việt Nam thì rất đông, đến dự họp tổ không có chỗ ngồi thì có người phải ngồi xuống đất, rồi chuyện đó cũng đưa lên báo, khiến cho đại biểu rất phàn nàn.
Quy định về cấp thẻ nhà báo cũng khiến một số vị băn khoăn.
Theo cơ quan thẩm tra thì dự thảo luật một mặt quy định đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo quá rộng, bao gồm cả những người làm công tác quản lý báo chí, các giảng viên chuyên ngành báo chí tại các trường đại học công lập.
Mặt khác, lại đòi hỏi thủ tục cấp thẻ rất phức tạp khi để một người được cấp thẻ nhà báo, phải có sự thống nhất đề nghị của 4 đơn vị: cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, sở thông tin truyền thông và hội nhà báo.
Để tăng cường quản lý, dự thảo luật đã kế thừa quy định về những nội dung không được thông tin trên báo chí của luật hiện hành, đồng thời bổ sung thêm những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí.
Dự thảo luật cũng ủy quyền cho Chính phủ quy định thêm các hành vi cấm khác và quy định chi tiết hướng dẫn thi hành quy định về những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí.
Sự ủy quyền này, theo cơ quan thẩm tra là không phù hợp, vì những nội dung và hành vi bị cấm là hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nên cần phải quy định cụ thể, minh bạch ngay trong luật theo quy định của Hiến pháp.
Tại kỳ họp thứ 10 sẽ khai mạc vào ngày 20/10/2015, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Báo chí (sửa đổi).
Nhấn mạnh đạo đức nhà báo là vấn đề rất quan trọng, bà Mai nêu thực tế vừa rồi cơ quan quản lý báo chí cũng đã phải điều chỉnh, khi có thời điểm báo chí đưa tin quá dày đặc về tội ác.
Dự thảo luật cần có quy định nâng cao vai trò của nhà báo, tăng cường trách nhiệm cụ thể hơn của hội nhà báo, bà Mai góp ý.
Tại tờ trình, Chính phủ cũng đã chỉ ra nhiều vấn đề đáng lo ngại trong thực tiễn hoạt động báo chí thời gian qua.
Trong đó có quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà báo, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí, các hành vi bị cấm, cung cấp thông tin cho báo chí, vai trò quản lý nhà nước, vai trò của cơ quan chủ quản báo chí... chưa điều chỉnh kịp thời những nảy sinh trong thực tiễn hoạt động báo chí, chưa phát huy được hiệu lực và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về báo chí giai đoạn hiện nay.
Một trong những quan điểm xây dựng Luật Báo chí sửa đổi là đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; cơ chế thực thi bảo đảm không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Tuy nhiên, tờ trình dự án luật không nói rõ những quy định nào được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo nội dung này, mà chỉ cho biết trong 5 điều quy định về nhà báo thì có 3 điều mới, hai điều sửa đổi, bổ sung.
Trong 6 nhóm vấn đề được lựa chọn để đánh giá tác động của dự án luật, cũng không có nhóm về nhà báo.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng cũng không nhấn mạnh quy định mới về đạo đức nhà báo.
Các ý kiến tại phiên thảo luận dường như cũng nặng về các quy định nhằm siết chặt quản lý hơn là trả lời câu hỏi của Chủ nhiệm Trương Thị Mai.
Trước băn khoăn về sự bùng nổ của các trang mạng cá nhân, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nói dự thảo luật không điều chỉnh các trang này, vì không thừa nhận đó là báo chí.
Song, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng lần sửa đổi này cần phải có quy đinh xử lý vi phạm của các cá nhân, kể cả blog, hay việc ăn cắp thông tin giữa báo này với báo khác.
Trang trên mạng của cá nhân không quy định tại dự thảo luật thì hóa ra cái gì khó thì không quản lý à, mà cái đó lại rất nhức nhối trong xã hội, cần phải có điều chỉnh nhất định, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Môi trường Phan Xuân Dũng bình luận.
Không chỉ phàn nàn về hiện tượng "báo này lấy bài của báo kia lung tung cả", Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc còn so sánh là báo chí tham gia đưa tin tại kỳ họp của Quốc hội ở nước ngoài rất gọn gàng. Còn ở Việt Nam thì rất đông, đến dự họp tổ không có chỗ ngồi thì có người phải ngồi xuống đất, rồi chuyện đó cũng đưa lên báo, khiến cho đại biểu rất phàn nàn.
Quy định về cấp thẻ nhà báo cũng khiến một số vị băn khoăn.
Theo cơ quan thẩm tra thì dự thảo luật một mặt quy định đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo quá rộng, bao gồm cả những người làm công tác quản lý báo chí, các giảng viên chuyên ngành báo chí tại các trường đại học công lập.
Mặt khác, lại đòi hỏi thủ tục cấp thẻ rất phức tạp khi để một người được cấp thẻ nhà báo, phải có sự thống nhất đề nghị của 4 đơn vị: cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, sở thông tin truyền thông và hội nhà báo.
Để tăng cường quản lý, dự thảo luật đã kế thừa quy định về những nội dung không được thông tin trên báo chí của luật hiện hành, đồng thời bổ sung thêm những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí.
Dự thảo luật cũng ủy quyền cho Chính phủ quy định thêm các hành vi cấm khác và quy định chi tiết hướng dẫn thi hành quy định về những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí.
Sự ủy quyền này, theo cơ quan thẩm tra là không phù hợp, vì những nội dung và hành vi bị cấm là hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nên cần phải quy định cụ thể, minh bạch ngay trong luật theo quy định của Hiến pháp.
Tại kỳ họp thứ 10 sẽ khai mạc vào ngày 20/10/2015, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Báo chí (sửa đổi).