Đảo nợ và vòng xoáy nợ công
Có ý kiến cho rằng, nợ công thực sự đáng lo ngại khi quy mô nợ ngày càng lớn và chưa nhìn thấy nguồn trả nợ
Đại diện Bộ Tài chính khẳng định vay để đảo nợ không phải là vấn đề đáng ngại, miễn là tổng thể nợ và đỉnh nợ tại từng thời điểm không được vượt ngưỡng an toàn đã được Quốc hội và Chính phủ phê duyệt.
Trong khi đó, có ý kiến cho rằng, nợ công thực sự đáng lo ngại khi quy mô nợ ngày càng lớn và chưa nhìn thấy nguồn trả nợ.
Nghĩa vụ trả nợ là 12,6% thu ngân sách
Bộ Tài chính cho biết, theo số tuyệt đối, nợ công trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nếu so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ thay đổi không nhiều. Tỷ lệ nợ công trên GDP qua các năm là 51,7% (2010), 50,1% (2011), 50,8% (2012), 54,1% (ước tính 2013).
Trước các ý kiến lo ngại về khả năng trả nợ công, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, trong các năm vừa qua, nợ công có xu hướng tăng dần nhỉnh lên, nhưng theo nếu so sánh với các chỉ tiêu cơ bản đã được Quốc hội và Chính phủ phê duyệt thì thông lệ, nợ công của chúng ta vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Về nghĩa vụ trả nợ, trần trả nợ công được giới hạn là 25% thu ngân sách.
Trong khi đó, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của ngân sách nhà nước (chưa kể phát hành đảo nợ) năm 2013 chỉ ở khoảng là 12,6% tổng thu ngân sách.
Mặc dù tỷ lệ trả nợ trên tổng thu ngân sách ở mức không cao nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải vay để đảo nợ, giải thích về vấn đề này, ông Long cho biết, thị trường nợ - ở đây là thị trường trái phiếu chính phủ trong nước - có nhiều phân khúc, dòng vốn ngắn hạn, dài hạn.
“Để đảm bảo công tác huy động vốn đạt hiệu quả nhất chúng ta cần tiếp tục duy trì, vẫn phải huy động vốn ngắn hạn bên cạnh việc tiếp tục kéo dài thời hạn phát hành trái phiếu chính phủ. Miễn là tổng thể nợ vẫn trong biên độ an toàn, đỉnh nợ tại từng thời điểm không được vượt ngưỡng an toàn đã được Quốc hội và Chính phủ phê duyệt”, ông Long nhấn mạnh.
“Mặt khác, nếu trong giai đoạn trước, chúng ta phải đi vay với lãi suất cao hơn, đến nay huy động được vốn rẻ hơn để thay thế, tại sao không vay? Vấn đề quan trọng ở đây là kỹ năng điều hành của các cơ quan tham mưu của Chính phủ để giảm mạnh nhất chi phí đi vay”.
Bên cạnh các mối lo ngại về mức tăng nợ công, khả năng trả nợ của Chính phủ, việc công khai minh bạch số liệu nợ công trong thời gian quan cũng được nhiều chuyên gia đánh giá là chậm và chưa đầy đủ. Cụ thể, đến thời điểm này, bản tin nợ công mới cập nhật số liệu mới nhất đến ngày 31/12/2012.
Trả lời về vấn đề này, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho biết, Bản tin nợ công đang trong giai đoạn hoàn thiện và sẽ công bố trong thời gian tới. Theo đó, Bản tin nợ công được tổng hợp chậm là do có sự phân tán giữa các đầu mối thực hiện quản lý nợ công. Trong đó, khó khăn lớn nhất là nợ chính quyền địa phương rất phân tán.
Trong khi đó, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại phải lấy thông tin từ từng tỉnh/thành phố và phải thực hiện kiểm chứng trước khi chính thức công bố số liệu nên rất mất thời gian.
“Chúng tôi cũng đang cố gắng hoàn thiện để cập nhật bản tin nhanh hơn”, ông Long nói.
Quy mô nợ khó giảm
Phân tích thực trạng nợ công của Việt Nam hiện nay, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng cần xem xét từ khía cạnh nợ gốc và phần lãi phải trả. Xu thế hiện nay cho thấy cả phần gốc và phần lãi đang tăng vì quy mô vay nợ ngày càng tăng. “Như vậy, nghĩa vụ nợ tăng”, ông Ánh nhấn mạnh.
Mặt khác, các khoản vay viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ trước có ân hạn dài nhưng cũng đã đến giai đoạn phải trả, nghĩa là, áp lực trả nợ đang tăng.
Từ khía cạnh nguồn trả nợ, theo ông Ánh, từ trước đến nay phần trả lãi được bố trí trong chi ngân sách và xếp vào hạng mục chi thường xuyên, tạm thời chưa gắn với việc tạo ra nghĩa vụ nợ mới. Trong khi đó, việc trả nợ gốc được tính vào thâm hụt ngân sách, dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách ngày càng lớn. Mức chênh lệch này vào khoảng 1,3-1,5% GDP, tương đương khoảng 2 tỷ USD.
Mặt khác, từ trước đến nay, việc trả nợ gốc của Việt Nam gắn với phát hành nợ mới để trả nợ cũ. Ông Ánh cho biết: “Tôi tìm hiểu được biết, hàng năm, trị giá trái phiếu phát hành để bù đắp thâm hụt ngân sách bao giờ cũng cao hơn một phần trả nợ gốc. Như vậy, khoảng cách chênh lệch giữa nợ mới và nợ để trả nợ gốc càng gia tăng. Điều này càng chứng minh quy mô nợ công Việt Nam ngày càng tăng”.
Một khoản đáng lưu ý khác là phát hành nợ để đầu tư, tức là, Chính phủ đi vay về cho vay lại. Cộng với khoản này, quy mô nợ sẽ càng gia tăng làm nảy sinh vấn đề là nghĩa vụ trả nợ gốc ngày càng tăng. Trong khi đó, chưa nhìn thấy nguồn nào khác để trả nợ.
“Cách thức vay - trả này sẽ khiến vòng xoáy nợ nần ngày càng tăng và quy mô nợ sẽ khó có khả năng giảm”, ông Ánh nhấn mạnh.
Ngoài ra, nhằm giảm dần việc vay nợ để bù thâm hụt ngân sách, cách thức thường được áp dụng là tìm cách giảm thâm hụt, tiến tới thặng dư ngân sách. Hay nói cách khác, tìm ra nguồn thu trong tương lai để bù đắp khoản vay để bù đắp thâm hụt ngân sách. “Thế nhưng Việt Nam không hề vạch ra kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách, đây mới là điểm đáng ngại”, ông Ánh nói.
Đến nay, nợ công vẫn trong ngưỡng an toàn nhưng với xu thế vay để trả nợ gốc thì quy mô nợ công sẽ tăng chứ không có hướng giảm và sẽ vượt ngưỡng an toàn.
Trong khi đó, có ý kiến cho rằng, nợ công thực sự đáng lo ngại khi quy mô nợ ngày càng lớn và chưa nhìn thấy nguồn trả nợ.
Nghĩa vụ trả nợ là 12,6% thu ngân sách
Bộ Tài chính cho biết, theo số tuyệt đối, nợ công trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nếu so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ thay đổi không nhiều. Tỷ lệ nợ công trên GDP qua các năm là 51,7% (2010), 50,1% (2011), 50,8% (2012), 54,1% (ước tính 2013).
Trước các ý kiến lo ngại về khả năng trả nợ công, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, trong các năm vừa qua, nợ công có xu hướng tăng dần nhỉnh lên, nhưng theo nếu so sánh với các chỉ tiêu cơ bản đã được Quốc hội và Chính phủ phê duyệt thì thông lệ, nợ công của chúng ta vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Về nghĩa vụ trả nợ, trần trả nợ công được giới hạn là 25% thu ngân sách.
Trong khi đó, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của ngân sách nhà nước (chưa kể phát hành đảo nợ) năm 2013 chỉ ở khoảng là 12,6% tổng thu ngân sách.
Mặc dù tỷ lệ trả nợ trên tổng thu ngân sách ở mức không cao nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải vay để đảo nợ, giải thích về vấn đề này, ông Long cho biết, thị trường nợ - ở đây là thị trường trái phiếu chính phủ trong nước - có nhiều phân khúc, dòng vốn ngắn hạn, dài hạn.
“Để đảm bảo công tác huy động vốn đạt hiệu quả nhất chúng ta cần tiếp tục duy trì, vẫn phải huy động vốn ngắn hạn bên cạnh việc tiếp tục kéo dài thời hạn phát hành trái phiếu chính phủ. Miễn là tổng thể nợ vẫn trong biên độ an toàn, đỉnh nợ tại từng thời điểm không được vượt ngưỡng an toàn đã được Quốc hội và Chính phủ phê duyệt”, ông Long nhấn mạnh.
“Mặt khác, nếu trong giai đoạn trước, chúng ta phải đi vay với lãi suất cao hơn, đến nay huy động được vốn rẻ hơn để thay thế, tại sao không vay? Vấn đề quan trọng ở đây là kỹ năng điều hành của các cơ quan tham mưu của Chính phủ để giảm mạnh nhất chi phí đi vay”.
Bên cạnh các mối lo ngại về mức tăng nợ công, khả năng trả nợ của Chính phủ, việc công khai minh bạch số liệu nợ công trong thời gian quan cũng được nhiều chuyên gia đánh giá là chậm và chưa đầy đủ. Cụ thể, đến thời điểm này, bản tin nợ công mới cập nhật số liệu mới nhất đến ngày 31/12/2012.
Trả lời về vấn đề này, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho biết, Bản tin nợ công đang trong giai đoạn hoàn thiện và sẽ công bố trong thời gian tới. Theo đó, Bản tin nợ công được tổng hợp chậm là do có sự phân tán giữa các đầu mối thực hiện quản lý nợ công. Trong đó, khó khăn lớn nhất là nợ chính quyền địa phương rất phân tán.
Trong khi đó, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại phải lấy thông tin từ từng tỉnh/thành phố và phải thực hiện kiểm chứng trước khi chính thức công bố số liệu nên rất mất thời gian.
“Chúng tôi cũng đang cố gắng hoàn thiện để cập nhật bản tin nhanh hơn”, ông Long nói.
Quy mô nợ khó giảm
Phân tích thực trạng nợ công của Việt Nam hiện nay, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng cần xem xét từ khía cạnh nợ gốc và phần lãi phải trả. Xu thế hiện nay cho thấy cả phần gốc và phần lãi đang tăng vì quy mô vay nợ ngày càng tăng. “Như vậy, nghĩa vụ nợ tăng”, ông Ánh nhấn mạnh.
Mặt khác, các khoản vay viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ trước có ân hạn dài nhưng cũng đã đến giai đoạn phải trả, nghĩa là, áp lực trả nợ đang tăng.
Từ khía cạnh nguồn trả nợ, theo ông Ánh, từ trước đến nay phần trả lãi được bố trí trong chi ngân sách và xếp vào hạng mục chi thường xuyên, tạm thời chưa gắn với việc tạo ra nghĩa vụ nợ mới. Trong khi đó, việc trả nợ gốc được tính vào thâm hụt ngân sách, dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách ngày càng lớn. Mức chênh lệch này vào khoảng 1,3-1,5% GDP, tương đương khoảng 2 tỷ USD.
Mặt khác, từ trước đến nay, việc trả nợ gốc của Việt Nam gắn với phát hành nợ mới để trả nợ cũ. Ông Ánh cho biết: “Tôi tìm hiểu được biết, hàng năm, trị giá trái phiếu phát hành để bù đắp thâm hụt ngân sách bao giờ cũng cao hơn một phần trả nợ gốc. Như vậy, khoảng cách chênh lệch giữa nợ mới và nợ để trả nợ gốc càng gia tăng. Điều này càng chứng minh quy mô nợ công Việt Nam ngày càng tăng”.
Một khoản đáng lưu ý khác là phát hành nợ để đầu tư, tức là, Chính phủ đi vay về cho vay lại. Cộng với khoản này, quy mô nợ sẽ càng gia tăng làm nảy sinh vấn đề là nghĩa vụ trả nợ gốc ngày càng tăng. Trong khi đó, chưa nhìn thấy nguồn nào khác để trả nợ.
“Cách thức vay - trả này sẽ khiến vòng xoáy nợ nần ngày càng tăng và quy mô nợ sẽ khó có khả năng giảm”, ông Ánh nhấn mạnh.
Ngoài ra, nhằm giảm dần việc vay nợ để bù thâm hụt ngân sách, cách thức thường được áp dụng là tìm cách giảm thâm hụt, tiến tới thặng dư ngân sách. Hay nói cách khác, tìm ra nguồn thu trong tương lai để bù đắp khoản vay để bù đắp thâm hụt ngân sách. “Thế nhưng Việt Nam không hề vạch ra kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách, đây mới là điểm đáng ngại”, ông Ánh nói.
Đến nay, nợ công vẫn trong ngưỡng an toàn nhưng với xu thế vay để trả nợ gốc thì quy mô nợ công sẽ tăng chứ không có hướng giảm và sẽ vượt ngưỡng an toàn.