Dầu khí nhảy vào phân phối điện thoại di động
Petrosetco vừa trở thành nhà phân phối chính thức điện thoại di động Nokia tại Việt Nam
Ngày 20/4, Công ty Cổ phần Du lịch Dầu khí (Petrosetco) chính thức công bố công ty đã được nhà sản xuất điện thoại di động Nokia chọn làm nhà phân phối sản phẩm chính thức của hãng tại Việt Nam.
Theo đó, Petrosetco đã cho ra đời chi nhánh Xí nghiệp Viễn thông dầu khí - PV Telecom - để thực hiện phân phối mặt hàng điện thoại di động Nokia.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc PV Telecom.
Đến nay, tại Việt Nam đã có một số doanh nghiệp cũng là nhà phân phối cho Nokia. Do "sinh sau đẻ muộn", PV Telecom sẽ không mấy được thuận lợi. Vậy PV Telecom đã có kế hoạch gì để "chinh phục" thị trường, thưa ông?
Tại Việt Nam, sản phẩm điện thoại di động hiệu Nokia, FPT đang là nhà phân phối chiếm thị phần chủ yếu trên thị trường, hơn 80%, phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, các nhà phân phối trước đây không tập trung chủ yếu riêng một mặt hàng điện thoại di động của Nokia mà họ phân phối hầu hết các nhãn hiệu điện thoại có trên thị trường. Ngược lại, PV Telecom chỉ tập trung phân phối duy nhất sản phẩm điện thoại di động của Nokia. Vì thế, chúng tôi có nhiều thời gian để thực hiện việc phân phối sản phẩm đến từng khu vực, tỉnh thành ngay cả những địa phương vùng sâu vùng xa.
Theo kế hoạch, PV Telecom sẽ tập trung khai thác những thị trường hiện nay mới chỉ có mức sử dụng điện thoại đi động còn thấp nhưng điều kiện phát triển kinh tế ngày càng tăng cao. Trong khi đó, PV Telecom thực hiện chiến lược phân phối sản phẩm trực tiếp từ nhà phân phối đến từng đại lí, cửa hàng không thông qua những đối tác trung gian, từ đó sẽ hạn chế những phát sinh và đảm bảo về mặt giá cả và đáp ứng tốt các dịch vụ cho từng đại lí tiêu thụ sản phẩm.
Với vai trò là nhà phân phối sản phẩm chính thức, PV Telecom sẽ phối hợp chặt chẽ với phía nhà sản xuất triển khai và đẩy mạnh các hoạt động, dịch vụ tốt hơn cho khách hàng là hệ thống đại lí bán lẻ. Qua đó, cũng đưa những dịch vụ của Nokia tới gần người tiêu dùng hơn nữa. Đây cũng chính là nguyên nhân mà Nokia đã chọn Petrosetco làm nhà phân phối cho mình tại Việt Nam, nhằm đẩy mạnh thị phần sản phẩm của hãng tại thị trường Việt Nam.
Lâu nay, Petrosetco chỉ chuyên về cung cấp các dịch vụ phục vụ cho các hoạt động trong ngành dầu khí. Vì sao công ty lại chuyển hướng sang thêm một lĩnh vực mới là phân phối sản phẩm, thưa ông?
Phân phối sản phẩm là một lĩnh vực hoạt động hoàn toàn mới mẻ đối với Petrosetco. Song với những lợi thế về tài chính và nguồn nhân lực, Petrosetco rất tin tưởng mình sẽ thành công trên lĩnh vực kinh doanh mới mẻ này.
Là thành viên của Petro Việt Nam, Petrosetco luôn nhận được sự hỗ trợ từ phía tập đoàn. Khi quyết định trở thành nhà phân phối điện thoại di động cho Nokia, Petrosetco đã được phía tập đoàn hỗ trợ về định hướng hoạt động và ủng hộ ý tưởng trong lĩnh vực kinh doanh mới này.
Những kết quả mà Petrosetco đã đạt được trong thời gian qua đã tạo được sự tin tưởng trong tập đoàn. Vì vậy, trong tương lai, về vấn đề tài chính, Petrosetco có thể sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía các đơn vị trong tập đoàn. Cũng với những lợi thế ấy mà Petrosetco đã được Nokia tin tưởng chọn làm nhà phân phối sản phẩm chính thức của hãng tại thị trường Việt Nam.
Tiếp đó, trong chuỗi hoạt động sản xuất hàng hoá thì 2 khâu thiết kế và phân phối có vai trò quan trọng và quyết định sự thành bại của sản phẩm. Hiện nay, thị trường điện thoại di động Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển mạnh hơn nữa. Những năm qua, mức tăng trưởng của thị trường mỗi năm một tăng. Nokia lại đang là nhãn hiệu di động chiếm thị phần hơn 50% tại Việt Nam và đang được người tiêu dùng lựa chọn. Đặc biệt, nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân còn rất lớn cả về những người có nhu cầu đổi máy điện thoại và những đối tượng mới bắt đầu sử dụng.
Với mục tiêu đa dạng hoá ngành nghề hoạt động. Petrosetco đã quyết định mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực phân phối. Năm 2005, tổng doanh thu đạt 510 tỷ đồng, 2006 tăng lên đạt 617 tỷ đồng và trong năm 2007 này cùng với hoạt động phân phối sản phẩm, cho Nokia phấn đấu đạt tổng doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng, trong đó hoạt động phân phối sẽ chiếm một nửa doanh số.
Theo đó, Petrosetco đã cho ra đời chi nhánh Xí nghiệp Viễn thông dầu khí - PV Telecom - để thực hiện phân phối mặt hàng điện thoại di động Nokia.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc PV Telecom.
Đến nay, tại Việt Nam đã có một số doanh nghiệp cũng là nhà phân phối cho Nokia. Do "sinh sau đẻ muộn", PV Telecom sẽ không mấy được thuận lợi. Vậy PV Telecom đã có kế hoạch gì để "chinh phục" thị trường, thưa ông?
Tại Việt Nam, sản phẩm điện thoại di động hiệu Nokia, FPT đang là nhà phân phối chiếm thị phần chủ yếu trên thị trường, hơn 80%, phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, các nhà phân phối trước đây không tập trung chủ yếu riêng một mặt hàng điện thoại di động của Nokia mà họ phân phối hầu hết các nhãn hiệu điện thoại có trên thị trường. Ngược lại, PV Telecom chỉ tập trung phân phối duy nhất sản phẩm điện thoại di động của Nokia. Vì thế, chúng tôi có nhiều thời gian để thực hiện việc phân phối sản phẩm đến từng khu vực, tỉnh thành ngay cả những địa phương vùng sâu vùng xa.
Theo kế hoạch, PV Telecom sẽ tập trung khai thác những thị trường hiện nay mới chỉ có mức sử dụng điện thoại đi động còn thấp nhưng điều kiện phát triển kinh tế ngày càng tăng cao. Trong khi đó, PV Telecom thực hiện chiến lược phân phối sản phẩm trực tiếp từ nhà phân phối đến từng đại lí, cửa hàng không thông qua những đối tác trung gian, từ đó sẽ hạn chế những phát sinh và đảm bảo về mặt giá cả và đáp ứng tốt các dịch vụ cho từng đại lí tiêu thụ sản phẩm.
Với vai trò là nhà phân phối sản phẩm chính thức, PV Telecom sẽ phối hợp chặt chẽ với phía nhà sản xuất triển khai và đẩy mạnh các hoạt động, dịch vụ tốt hơn cho khách hàng là hệ thống đại lí bán lẻ. Qua đó, cũng đưa những dịch vụ của Nokia tới gần người tiêu dùng hơn nữa. Đây cũng chính là nguyên nhân mà Nokia đã chọn Petrosetco làm nhà phân phối cho mình tại Việt Nam, nhằm đẩy mạnh thị phần sản phẩm của hãng tại thị trường Việt Nam.
Lâu nay, Petrosetco chỉ chuyên về cung cấp các dịch vụ phục vụ cho các hoạt động trong ngành dầu khí. Vì sao công ty lại chuyển hướng sang thêm một lĩnh vực mới là phân phối sản phẩm, thưa ông?
Phân phối sản phẩm là một lĩnh vực hoạt động hoàn toàn mới mẻ đối với Petrosetco. Song với những lợi thế về tài chính và nguồn nhân lực, Petrosetco rất tin tưởng mình sẽ thành công trên lĩnh vực kinh doanh mới mẻ này.
Là thành viên của Petro Việt Nam, Petrosetco luôn nhận được sự hỗ trợ từ phía tập đoàn. Khi quyết định trở thành nhà phân phối điện thoại di động cho Nokia, Petrosetco đã được phía tập đoàn hỗ trợ về định hướng hoạt động và ủng hộ ý tưởng trong lĩnh vực kinh doanh mới này.
Những kết quả mà Petrosetco đã đạt được trong thời gian qua đã tạo được sự tin tưởng trong tập đoàn. Vì vậy, trong tương lai, về vấn đề tài chính, Petrosetco có thể sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía các đơn vị trong tập đoàn. Cũng với những lợi thế ấy mà Petrosetco đã được Nokia tin tưởng chọn làm nhà phân phối sản phẩm chính thức của hãng tại thị trường Việt Nam.
Tiếp đó, trong chuỗi hoạt động sản xuất hàng hoá thì 2 khâu thiết kế và phân phối có vai trò quan trọng và quyết định sự thành bại của sản phẩm. Hiện nay, thị trường điện thoại di động Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển mạnh hơn nữa. Những năm qua, mức tăng trưởng của thị trường mỗi năm một tăng. Nokia lại đang là nhãn hiệu di động chiếm thị phần hơn 50% tại Việt Nam và đang được người tiêu dùng lựa chọn. Đặc biệt, nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân còn rất lớn cả về những người có nhu cầu đổi máy điện thoại và những đối tượng mới bắt đầu sử dụng.
Với mục tiêu đa dạng hoá ngành nghề hoạt động. Petrosetco đã quyết định mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực phân phối. Năm 2005, tổng doanh thu đạt 510 tỷ đồng, 2006 tăng lên đạt 617 tỷ đồng và trong năm 2007 này cùng với hoạt động phân phối sản phẩm, cho Nokia phấn đấu đạt tổng doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng, trong đó hoạt động phân phối sẽ chiếm một nửa doanh số.