Dầu thô chật vật tăng giá trở lại
Nhìn chung, thị trường dầu thô đã diễn biến quá nhanh, quá xa theo những diễn biến bất ổn chính trị tại Ai Cập
Phiên giao dịch năng lượng đêm qua (23/7), giá dầu thô quốc tế hợp đồng giao sau trở lại trên vùng 107 USD mỗi thùng, sau khi các nhà phân tích dự báo rằng lượng cung tại Mỹ giảm tuần thứ 4 liên tiếp.
Cụ thể, chốt phiên, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 tăng 29 cent, tương ứng với mức 0,3%, lên 107,23 USD mỗi thùng trên sàn giao dịch New York. Trước đó, trong phiên đầu tuần, giá dầu thô hợp đồng tháng 8 giảm mạnh tới 1,14 USD, tương ứng với mức 1,1%, xuống 106,91 USD mỗi thùng.
Giới phân tích thị trường cho rằng, dầu thô hiện không có bất cứ yếu tố trợ lực nào mới, nên giá cả có thể bị thụt lui xuống ngưỡng 100 USD mỗi thùng. Nhìn chung, thị trường dầu thô đã diễn biến quá nhanh, quá xa theo những diễn biến bất ổn chính trị tại Ai Cập và mối nguy đối với kênh đào Suez.
Kể từ đầu tháng tới nay, giá dầu thô hợp đồng giao sau tại New York đã tăng hơn 10%, trong đó cuộc khủng hoảng tại Ai Cập đã đóng vai trò phần lớn vào sự đi lên này. Theo các nhà phân tích, mối quan ngại về tình hình chính trị Trung Đông, Bắc Phi là mối quan tâm lớn của thị trường năng lượng.
Trong khi đó, trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cũng tăng được 27 cent, tương ứng với mức 0,3%, lên 108,42 USD mỗi thùng. Hiện khoảng chênh lệch về giá giữa hai hợp đồng dầu thô ở New York và London đã được mở rộng hơn so với vài ngày trước, lên hơn 1 USD.
Phần lớn các nhà giao dịch dự đoán, khoảng chênh lệch giá giữa hai hợp đồng dầu thô quan trọng này sẽ được mở rộng hơn nữa. Tuần trước, khoảng chênh này đã được rút ngắn xuống còn vài cent, thậm chí có khi còn đảo nghịch xu thế trước nay. Điều này thực sự hiếm thấy trên thị trường dầu thô.
Hôm qua, tổ chức Platts đã công bố một báo cáo cho thấy nhu cầu tiêu thụ dầu tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã tăng vọt. Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ dầu ở thị trường này đã tăng tới 11,7% lên 9,99 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 6, mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2011 cho đến nay.
Ngoài báo cáo của Platts vốn không có sức chi phối quá lớn tới thị trường, các nhà đầu tư còn tìm lực hỗ trợ từ những dự báo sớm về lượng cung năng lượng tuần qua tại Mỹ. Theo giới phân tích trong cuộc điều tra của tổ chức Platts, lượng cung tại Mỹ đã giảm tuần thứ 4 liên tiếp, với 2,6 triệu thùng.
Theo kế hoạch, Viện Dầu khí Mỹ sẽ công bố báo cáo đầu tiên về vấn đề cung cầu năng lượng vào cuối ngày 23/7 (giờ Mỹ). Tiếp đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ sẽ đưa ra số liệu thống kê chính thức về lượng cung, cầu xăng dầu tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 19/7.
Cũng trên sàn giao dịch hàng hóa New York đêm qua, giá xăng giao tháng 8 đóng cửa ở mức 3,06 USD mỗi gallon, giá dầu sưởi giao cùng hạn đứng ở mức 3,07 USD mỗi gallon. Cả hai hợp đồng này đều tăng vẻn vẹn có 0,1%. Giá khí tăng gần 7 cent, tương ứng 1,8%, lên mức 3,74 USD/ triệu BTU.
Cụ thể, chốt phiên, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 tăng 29 cent, tương ứng với mức 0,3%, lên 107,23 USD mỗi thùng trên sàn giao dịch New York. Trước đó, trong phiên đầu tuần, giá dầu thô hợp đồng tháng 8 giảm mạnh tới 1,14 USD, tương ứng với mức 1,1%, xuống 106,91 USD mỗi thùng.
Giới phân tích thị trường cho rằng, dầu thô hiện không có bất cứ yếu tố trợ lực nào mới, nên giá cả có thể bị thụt lui xuống ngưỡng 100 USD mỗi thùng. Nhìn chung, thị trường dầu thô đã diễn biến quá nhanh, quá xa theo những diễn biến bất ổn chính trị tại Ai Cập và mối nguy đối với kênh đào Suez.
Kể từ đầu tháng tới nay, giá dầu thô hợp đồng giao sau tại New York đã tăng hơn 10%, trong đó cuộc khủng hoảng tại Ai Cập đã đóng vai trò phần lớn vào sự đi lên này. Theo các nhà phân tích, mối quan ngại về tình hình chính trị Trung Đông, Bắc Phi là mối quan tâm lớn của thị trường năng lượng.
Trong khi đó, trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cũng tăng được 27 cent, tương ứng với mức 0,3%, lên 108,42 USD mỗi thùng. Hiện khoảng chênh lệch về giá giữa hai hợp đồng dầu thô ở New York và London đã được mở rộng hơn so với vài ngày trước, lên hơn 1 USD.
Phần lớn các nhà giao dịch dự đoán, khoảng chênh lệch giá giữa hai hợp đồng dầu thô quan trọng này sẽ được mở rộng hơn nữa. Tuần trước, khoảng chênh này đã được rút ngắn xuống còn vài cent, thậm chí có khi còn đảo nghịch xu thế trước nay. Điều này thực sự hiếm thấy trên thị trường dầu thô.
Hôm qua, tổ chức Platts đã công bố một báo cáo cho thấy nhu cầu tiêu thụ dầu tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã tăng vọt. Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ dầu ở thị trường này đã tăng tới 11,7% lên 9,99 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 6, mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2011 cho đến nay.
Ngoài báo cáo của Platts vốn không có sức chi phối quá lớn tới thị trường, các nhà đầu tư còn tìm lực hỗ trợ từ những dự báo sớm về lượng cung năng lượng tuần qua tại Mỹ. Theo giới phân tích trong cuộc điều tra của tổ chức Platts, lượng cung tại Mỹ đã giảm tuần thứ 4 liên tiếp, với 2,6 triệu thùng.
Theo kế hoạch, Viện Dầu khí Mỹ sẽ công bố báo cáo đầu tiên về vấn đề cung cầu năng lượng vào cuối ngày 23/7 (giờ Mỹ). Tiếp đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ sẽ đưa ra số liệu thống kê chính thức về lượng cung, cầu xăng dầu tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 19/7.
Cũng trên sàn giao dịch hàng hóa New York đêm qua, giá xăng giao tháng 8 đóng cửa ở mức 3,06 USD mỗi gallon, giá dầu sưởi giao cùng hạn đứng ở mức 3,07 USD mỗi gallon. Cả hai hợp đồng này đều tăng vẻn vẹn có 0,1%. Giá khí tăng gần 7 cent, tương ứng 1,8%, lên mức 3,74 USD/ triệu BTU.