Dầu thô chính thức “phá thủng” ngưỡng 100 USD
Đêm qua (16/11), giá dầu thô kỳ hạn tại New York đã chính thức phá thủng ngưỡng cản kỹ thuật quan trọng 100 USD/thùng
Đêm qua (16/11), giá dầu thô kỳ hạn tại New York đã chính thức phá thủng ngưỡng cản kỹ thuật quan trọng 100 USD/thùng, sau khi Mỹ công bố lượng dự trữ "vàng đen" hàng tuần sụt giảm thấp hơn dự báo của giới phân tích.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 16/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12/2011 tăng tới 3,22 USD, tương ứng 3,2%, lên 102,59 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Đây là mức chốt giá theo ngày cao nhất của dầu thô hợp đồng kể từ hôm 31/5 tới nay.
Đà tăng mạnh của dầu thô New York đã khiến nhiều nhà đầu tư bán tháo dầu thô Brent Biển Bắc để mua dầu New York, từ đó đẩy giá loại dầu Brent xuống mức thấp trong phiên giao dịch khá biến động đêm qua. Phiên hôm qua, giá dầu Brent giảm 0,2% xuống 111,51 USD/thùng trên sàn London.
Mở phiên, thị trường nhận được tín hiệu tốt từ việc hãng Enbridge của Canada đồng ý mua 50% cổ phần trong đường ống dẫn dầu Seaway, đưa dầu chảy từ Vịnh Mexico tới Cushing, tiểu bang Oklahoma (Mỹ).
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả lại là việc Enbridge tuyên bố đang điều chỉnh dòng chảy dầu thô trên đường ống dẫn dầu này, làm giới đầu tư phấn khởi trước hy vọng nút cổ chai ở Cushing sẽ được nới lỏng.
Thị trường tăng nhiệt hơn sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ báo cáo mức giảm 1,1 triệu thùng dự trữ dầu thô trong tuần kết thúc ngày 11/11. Trong khi giới phân tích trong cuộc điều tra của hãng Platts đưa ra con số dự báo lên tới 1,5 triệu thùng.
Cũng theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự trữ xăng tăng 1 triệu thùng, dự trữ các chế phẩm khác từ dầu thô giảm 2,1 triệu thùng. Còn tại cuộc điều tra của Platts, giới phân tích dự báo dự trữ xăng giảm 1,5 triệu thùng, dự trữ chế phẩm khác giảm tới 3 triệu thùng.
Hôm qua, thị trường dầu diễn biến không theo kết quả giao dịch chứng khoán Mỹ. Thị trường chứng khoán Mỹ được xem là phong vũ biểu của nền kinh tế nói chung và triển vọng tiêu thụ dầu nói riêng. Trước giờ, giá dầu thô thường biến động cùng chiều với chứng khoán Mỹ.
Phiên giao dịch liền trước (ngày 15/11), giá dầu Mỹ đảo chiều đi lên, trong bối cảnh giới đầu tư tạm gác lại những lo lắng xung quanh cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu, để đón nhận báo cáo tích cực vừa được công bố về nền kinh tế Mỹ.
Chuyên gia phân tích Matt Smith thuộc Công ty năng lượng Summit Energy, nhận định: “Giá dầu vẫn còn biến động trong thời gian tới. Không thể nói các số liệu kinh tế tích cực của Mỹ đủ mạnh để giữ giá dầu ở mức cao, song chúng ta có thể lạc quan tin tưởng rằng giá dầu sẽ sớm trở lại mức ba chữ số”.
Tuy nhiên, chuyên gia Smith cho rằng diễn biến chính trị và tài chính tại châu Âu lại mang tới một mối đe dọa cho các thị trường toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh lãi suất trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha đang có xu hướng gia tăng.
Khác với diễn biến giá cả trên thị trường dầu thô, các mặt hàng năng lượng khác như xăng, dầu sưởi tăng giảm trái chiều trong phiên hôm qua. Cụ thể, xăng giao tháng 12 tăng 1,6% lên 2,63 USD/gallon, trong khi dầu sưởi giao cùng kỳ hạn lại giảm 1,2% xuống 3,13 USD/gallon.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 16/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12/2011 tăng tới 3,22 USD, tương ứng 3,2%, lên 102,59 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Đây là mức chốt giá theo ngày cao nhất của dầu thô hợp đồng kể từ hôm 31/5 tới nay.
Đà tăng mạnh của dầu thô New York đã khiến nhiều nhà đầu tư bán tháo dầu thô Brent Biển Bắc để mua dầu New York, từ đó đẩy giá loại dầu Brent xuống mức thấp trong phiên giao dịch khá biến động đêm qua. Phiên hôm qua, giá dầu Brent giảm 0,2% xuống 111,51 USD/thùng trên sàn London.
Mở phiên, thị trường nhận được tín hiệu tốt từ việc hãng Enbridge của Canada đồng ý mua 50% cổ phần trong đường ống dẫn dầu Seaway, đưa dầu chảy từ Vịnh Mexico tới Cushing, tiểu bang Oklahoma (Mỹ).
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả lại là việc Enbridge tuyên bố đang điều chỉnh dòng chảy dầu thô trên đường ống dẫn dầu này, làm giới đầu tư phấn khởi trước hy vọng nút cổ chai ở Cushing sẽ được nới lỏng.
Thị trường tăng nhiệt hơn sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ báo cáo mức giảm 1,1 triệu thùng dự trữ dầu thô trong tuần kết thúc ngày 11/11. Trong khi giới phân tích trong cuộc điều tra của hãng Platts đưa ra con số dự báo lên tới 1,5 triệu thùng.
Cũng theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự trữ xăng tăng 1 triệu thùng, dự trữ các chế phẩm khác từ dầu thô giảm 2,1 triệu thùng. Còn tại cuộc điều tra của Platts, giới phân tích dự báo dự trữ xăng giảm 1,5 triệu thùng, dự trữ chế phẩm khác giảm tới 3 triệu thùng.
Hôm qua, thị trường dầu diễn biến không theo kết quả giao dịch chứng khoán Mỹ. Thị trường chứng khoán Mỹ được xem là phong vũ biểu của nền kinh tế nói chung và triển vọng tiêu thụ dầu nói riêng. Trước giờ, giá dầu thô thường biến động cùng chiều với chứng khoán Mỹ.
Phiên giao dịch liền trước (ngày 15/11), giá dầu Mỹ đảo chiều đi lên, trong bối cảnh giới đầu tư tạm gác lại những lo lắng xung quanh cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu, để đón nhận báo cáo tích cực vừa được công bố về nền kinh tế Mỹ.
Chuyên gia phân tích Matt Smith thuộc Công ty năng lượng Summit Energy, nhận định: “Giá dầu vẫn còn biến động trong thời gian tới. Không thể nói các số liệu kinh tế tích cực của Mỹ đủ mạnh để giữ giá dầu ở mức cao, song chúng ta có thể lạc quan tin tưởng rằng giá dầu sẽ sớm trở lại mức ba chữ số”.
Tuy nhiên, chuyên gia Smith cho rằng diễn biến chính trị và tài chính tại châu Âu lại mang tới một mối đe dọa cho các thị trường toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh lãi suất trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha đang có xu hướng gia tăng.
Khác với diễn biến giá cả trên thị trường dầu thô, các mặt hàng năng lượng khác như xăng, dầu sưởi tăng giảm trái chiều trong phiên hôm qua. Cụ thể, xăng giao tháng 12 tăng 1,6% lên 2,63 USD/gallon, trong khi dầu sưởi giao cùng kỳ hạn lại giảm 1,2% xuống 3,13 USD/gallon.