Dây điện, cáp điện giả gây ra nhiều vụ cháy
Từ năm 2007 đến tháng 2/2009, Hà Nội xảy ra 455 vụ cháy, với 232 số vụ (chiếm trên 50%) là do chập cháy dây điện
Từ năm 2007 đến tháng 2/2009, Hà Nội xảy ra 455 vụ cháy, với 232 số vụ (chiếm trên 50%) là do chập cháy dây điện.
Cũng trong thời gian này, còn có 251 vụ liên quan tới sự cố về điện.
Đó là những con số đã được ông Nguyễn Ngọc Khoa, Chủ tịch Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Hà Nội đưa ra tại hội nghị “Phòng chống sản xuất, kinh doanh dây và cáp điện giả”, tổ chức sáng 27/3, tại Hà Nội.
Theo ông Khoa, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cháy điện, sự cố về điện có nhiều, nhưng qua kết quả điều tra các vụ án về chập cháy dây điện, cáp điện đã cho thấy chủ yếu là do sử dụng phải dây điện, cáp điện giả.
Các loại dây cáp điện giả, dây kém chất lượng thường được chế tạo từ kim loại đồng có nhiều tạp chất. Đường kính các sợi nhỏ và thiếu số sợi vì vậy tiết diện của ruột dẫn nhỏ hơn so với quy định làm cho điện trở dây dẫn tăng, gây tổn thất điện. Khả năng chịu cường độ dòng điện kém do tiết diện và điện trở lớn gây quá tải và phát nóng.
Mặt khác, phần cách điện được làm bằng nhựa tái chế nên xốp, bở, giòn, dễ gãy nứt khi uốn, lắp đặt. Do vậy, trong quá trình sử dụng hay bị nóng, chập cháy, rò điện gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Số liệu tổng hợp năm 2008 của Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy - Công an Hà Nội cho thấy, có hơn 70% số vụ cháy xảy ra tại khu vực dân cư, trong đó phần lớn nguyên nhân cháy là do sự cố chập cháy dây dẫn điện.
Ông Bùi Tiến Đạt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ điện Trần Phú không khỏi bức xúc khi uy tín của công ty liên tục bị các đối tượng lợi dụng để kiếm lời bất chính. Đơn vị này là doanh nghiệp có dây điện bị làm giả nhiều nhiều nhất trong 3 năm trở lại đây.
Theo Thượng tá Lê Hồng Sơn, Phó trưởng phòng PC 15, nguyên nhân chính của việc dây điện, dây cáp kém chất lượng vẫn “hoành hành” là do văn bản pháp luật quy định chất lượng tiêu chuẩn hiện nay còn chung chung không rõ ràng, bọc lộ nhiều lỗ hổng để các đối tượng lợi dụng vi phạm.
Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng sản xuất, buôn bán dây cáp điện giả lại rất tinh vi, sản xuất theo đơn đặt hàng, tiêu thụ ở địa bàn vùng sâu, vùng xa nên càng gây khó khăn cho công tác phát hiện của lực lượng chức năng.
Bên cạnh đó cũng có một phần là do nhà sản xuất chưa quan tâm và đầu tư cho công tác đấu tranh chống hành giả, bảo vệ thương hiệu của mình. Ngoài ra, công tác giám định còn chậm chễ, tốn kém cũng đã gây khó khăn cho việc xử lý của lực lượng phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả.
“Bản thân các công ty sản xuất dây cáp điện cần cải tiến, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Sử dụng tem chống hàng giả gắn trên dây điện và sử dụng mã vạch in trên tem nhãn sản phẩm. Sử dụng các phụ liệu, màu sắc trên bao bì, nhãn mác được chế tạo tinh xảo nhằm tạo rào cản chống làm giả cũng như tăng cường quảng bá để nhân dân nhận biết không mua phải hàng giả”, ông Phạm Đức Tiến, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nhìn nhận.
Cũng trong thời gian này, còn có 251 vụ liên quan tới sự cố về điện.
Đó là những con số đã được ông Nguyễn Ngọc Khoa, Chủ tịch Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Hà Nội đưa ra tại hội nghị “Phòng chống sản xuất, kinh doanh dây và cáp điện giả”, tổ chức sáng 27/3, tại Hà Nội.
Theo ông Khoa, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cháy điện, sự cố về điện có nhiều, nhưng qua kết quả điều tra các vụ án về chập cháy dây điện, cáp điện đã cho thấy chủ yếu là do sử dụng phải dây điện, cáp điện giả.
Các loại dây cáp điện giả, dây kém chất lượng thường được chế tạo từ kim loại đồng có nhiều tạp chất. Đường kính các sợi nhỏ và thiếu số sợi vì vậy tiết diện của ruột dẫn nhỏ hơn so với quy định làm cho điện trở dây dẫn tăng, gây tổn thất điện. Khả năng chịu cường độ dòng điện kém do tiết diện và điện trở lớn gây quá tải và phát nóng.
Mặt khác, phần cách điện được làm bằng nhựa tái chế nên xốp, bở, giòn, dễ gãy nứt khi uốn, lắp đặt. Do vậy, trong quá trình sử dụng hay bị nóng, chập cháy, rò điện gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Số liệu tổng hợp năm 2008 của Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy - Công an Hà Nội cho thấy, có hơn 70% số vụ cháy xảy ra tại khu vực dân cư, trong đó phần lớn nguyên nhân cháy là do sự cố chập cháy dây dẫn điện.
Ông Bùi Tiến Đạt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ điện Trần Phú không khỏi bức xúc khi uy tín của công ty liên tục bị các đối tượng lợi dụng để kiếm lời bất chính. Đơn vị này là doanh nghiệp có dây điện bị làm giả nhiều nhiều nhất trong 3 năm trở lại đây.
Theo Thượng tá Lê Hồng Sơn, Phó trưởng phòng PC 15, nguyên nhân chính của việc dây điện, dây cáp kém chất lượng vẫn “hoành hành” là do văn bản pháp luật quy định chất lượng tiêu chuẩn hiện nay còn chung chung không rõ ràng, bọc lộ nhiều lỗ hổng để các đối tượng lợi dụng vi phạm.
Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng sản xuất, buôn bán dây cáp điện giả lại rất tinh vi, sản xuất theo đơn đặt hàng, tiêu thụ ở địa bàn vùng sâu, vùng xa nên càng gây khó khăn cho công tác phát hiện của lực lượng chức năng.
Bên cạnh đó cũng có một phần là do nhà sản xuất chưa quan tâm và đầu tư cho công tác đấu tranh chống hành giả, bảo vệ thương hiệu của mình. Ngoài ra, công tác giám định còn chậm chễ, tốn kém cũng đã gây khó khăn cho việc xử lý của lực lượng phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả.
“Bản thân các công ty sản xuất dây cáp điện cần cải tiến, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Sử dụng tem chống hàng giả gắn trên dây điện và sử dụng mã vạch in trên tem nhãn sản phẩm. Sử dụng các phụ liệu, màu sắc trên bao bì, nhãn mác được chế tạo tinh xảo nhằm tạo rào cản chống làm giả cũng như tăng cường quảng bá để nhân dân nhận biết không mua phải hàng giả”, ông Phạm Đức Tiến, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nhìn nhận.