Để không "ngại" khi tuyển dụng nhân lực nước ngoài
Tiếp cận với nguồn lao động nước ngoài là một cách bổ sung thêm nguồn lực cho doanh nghiệp Việt. Nhưng việc tuyển dụng và quản lý nhân sự nước ngoài có thể là một thử thách nếu doanh nghiệp không nắm rõ cách triển khai lộ trình và pháp lý...
1001 CHUYỆN ĐẮN ĐO KHI CÓ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
Cuối năm 2023, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chạm mốc gần 136.800 người, theo số liệu từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (BLĐ-TBXH). Trong đó, số lao động nước ngoài tại doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ trên 72%, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực khoa học công nghệ, sản xuất trong các ngành điện tử, dịch vụ, giáo dục và đào tạo... Lao động nước ngoài có thể là một nguồn lực đáng kể để doanh nghiệp tiếp cận, bổ sung cho lao động trong nước.
Tuy nhiên, việc tuyển dụng nhân sự nước ngoài tại Việt Nam cũng gặp rào cản bởi quy trình tuyển dụng và các thủ tục pháp lý hành chính khá phức tạp. Đối với các doanh nghiệp FDI đang mở rộng thị trường, quy trình tuyển dụng nhân sự cũng phải thay đổi để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của nhóm lao động nước ngoài này.
Nói về những “biên giới” ngăn cách doanh nghiệp Việt với người lao động nước ngoài, ông Andree Mangels, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Phát triển Việt Nam & Quốc tế, công ty tư vấn nhân sự Talentnet chia sẻ: “Đồng hành tư vấn cho nhiều doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy tuyển dụng lao động nước ngoài không chỉ nằm ở việc tiếp cận nguồn lực này, mà còn là quá trình cấp giấy phép lao động, quản trị lương thưởng, quyết toán thuế, đảm bảo luật pháp Việt Nam. Để làm được điều này, ngoài việc bộ phận nhân sự phải hiểu và liên tục cập nhật luật thì với các doanh nghiệp mới bước vào thị trường lao động quốc tế, việc có các sự hỗ trợ là vô cùng cần thiết”.
Đơn cử, Nghị định 70/2023 với nhiều điểm mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc thuê và sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong việc cập nhật quy định cũng như cách vận hành. Đặc biệt, trong “đỉnh” quyết toán thuế cá nhân hàng năm (thường rơi vào cuối quý 1), các câu hỏi liên quan đến quyết toán thuế cho lao động nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam cũng khiến doanh nghiệp không khỏi ngao ngán.
THÁO BỎ NHỮNG RÀO CẢN
Việc tiếp cận nguồn lực lao động nước ngoài là một cách để bổ sung chất lượng cho đội ngũ nhân sự hiện có. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều rào cản cho doanh nghiệp trong hành trình tuyển dụng lao động nước ngoài. Để chuẩn bị cho quá trình tuyển dụng lao động nước ngoài, có 02 điểm mà doanh nghiệp cần lưu tâm.
Thứ nhất là điều kiện cần để tuyển dụng người lao động nước ngoài. Trước khi quyết định tuyển dụng người lao động nước ngoài, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ nguồn lực lao động trong nước hiện tại, trước khi có ý định tìm kiếm nguồn lực ngoại. Điều này giúp doanh nghiệp tránh bị lệch khỏi chiến lược tuyển dụng, đồng thời cũng tuân thủ quy định của Luật Lao động, khi chỉ sử dụng người lao động nước ngoài vào các vị trí mà người lao động trong nước chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật.
Thứ hai, khi đã xác định nguồn lực lao động nước ngoài là cần thiết, doanh nghiệp cần am hiểu về các thủ tục, pháp lý có liên quan. Chẳng hạn, một trong những điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn nhân sự này có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc. Điển hình, chỉ trong bước chứng minh năng lực chuyên môn, doanh nghiệp đã phải lập hồ sơ, bằng cấp, chứng chỉ của người lao động, xác nhận kinh nghiệm làm việc của các công ty mà trước đây người lao động đã làm việc cũng như sẵn sàng cho những truy vấn có thể phát sinh trong quá trình cơ quan lao động kiểm tra hồ sơ.
Điều này có thể gây áp lực lên đội ngũ nhân sự khi vừa phải đảm bảo chăm sóc nguồn lực nội bộ, vừa phải xây dựng quy trình tuyển dụng và chuẩn bị “visa” làm việc cho nhân sự nước ngoài. Sử dụng nguồn lực từ các đối tác tư vấn bên ngoài sẽ là một giải pháp hiệu quả để doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nguồn lực, đồng thời giảm thiểu nguy cơ chưa chuẩn chỉnh hoặc sai sót trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.
Bên cạnh đó sẽ giúp doanh nghiệp có thời gian tập trung hơn vào những công việc chuyên môn mang tính chiến lược hơn, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp của người sử dụng lao động với người lao động nước ngoài cũng như cam kết tuân thủ pháp luật lao động Việt Nam dưới góc nhìn của công chúng và cơ quan quản lý nhà nước.
Với kinh nghiệm đồng hành và tư vấn cho nhiều doanh nghiệp đa quốc gia, ông Andree Mangels đúc kết một số tiêu chí doanh nghiệp có thể tham khảo để tìm đối tác.
Đầu tiên là kinh nghiệm làm việc với các cơ quan có thẩm quyền giúp quá trình cấp giấy phép lao động diễn ra nhanh chóng. Tiếp đến là đội ngũ vận hành và quản lý hiệu quả những vấn đề về tuân thủ khác như báo cáo lao động, tạm trú, kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội, …. “Cuối cùng là khả năng đảm bảo tuân thủ để hoàn thành quyết toán thuế mà không phát sinh những rủi ro, bất cập cho doanh nghiệp lẫn lao động nước ngoài”, ông Andree chia sẻ.
Ông cho biết thêm, trên thị trường hiện tại, Talentnet cũng đang đồng hành với hơn 500 doanh nghiệp, hỗ trợ 1200 chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam, xử lý 63.000 bảng lương hàng tháng. Điều này cho thấy nhu cầu có đơn vị đồng hành từ các doanh nghiệp Việt là rất lớn.
“Giữa lúc quy trình tuyển dụng nhân sự nước ngoài còn nhiều phức tạp, việc tận dụng những lợi thế có sẵn của bên thứ ba có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm ra ứng viên phù hợp”, ông Andree Mangels đúc kết.
Với kinh nghiệm làm việc với hơn 500 công ty đa quốc gia trải rộng khắp các ngành nghề và hỗ trợ cho hơn 1.200 chuyên gia nước ngoài, Talentnet là sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp khi cần thuê ngoài dịch vụ cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Không chỉ cung cấp trọn gói các dịch vụ cần thiết từ khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, trong lúc làm việc tại Việt Nam và khi trở về nước, Talentnet còn luôn cập nhật các quy định, điều khoản luật mới nhất, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động giải quyết các vấn đề phát sinh.
* Tìm hiểu thêm: https://tinyurl.com/e6dwmmb4