Để người Việt uống cà phê nhiều hơn
Với sản lượng hàng năm của ngành cà phê Việt Nam là 800 ngàn tấn, lượng tiêu thụ nội địa vẫn dưới 10%
Mỗi người ở các nước Bắc Âu hàng năm tiêu dùng 10 kg cà phê nhân. Các nước Tây Âu, mỗi người sử dụng 5-6 kg cà phê/năm.
Ở nước ta, mức tiêu thụ mới khoảng 500 gr/người/năm.
Với sản lượng hàng năm của ngành cà phê Việt Nam là 800 ngàn tấn, lượng tiêu thụ nội địa vẫn dưới 10%. Chủ trương đẩy mạnh tiêu dùng cà phê, mở rộng thị trường trong nước là một trong những biện pháp hỗ trợ ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững.
Việt Nam cũng như một số nước láng giềng châu Á có tập quán uống trà từ lâu đời. Uống cà phê là một thói quen mới du nhập vào nước ta chưa lâu, trừ một số ít người đã có thói quen uống cà phê theo phong cách của người Pháp trước đây. Việc đưa cà phê vào văn hoá ẩm thực của người Việt Nam là một việc làm lâu dài, bền bỉ, không thể một sớm một chiều.
Nâng cao chất lượng
Theo ông Đoàn Triệu Nhạn, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, qua tình hình xuất khẩu cà phê những niên vụ trước, sau khi thu hoạch, nông dân ồ ạt bán ra, làm cho nguồn cung dư thừa, khiến cà phê rớt giá, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng để ép giá. Trong niên vụ này, khi biết nguồn cung trên thế giới giảm, nông dân trồng cà phê ở Việt Nam đã biết giữ lại, hoặc bán ra cầm chừng.
Năm nay, giá cà phê xuất khẩu trong những tháng sau luôn được người mua trả giá cao hơn những tháng trước đó. Chính vì vậy, ngành cà phê nước ta cần phải biết tự điều tiết thị trường, cân nhắc thật kỹ trong khâu xuất bán, phân bổ sản lượng và số lượng cà phê bán ra sao cho đồng đều cho tất cả các tháng trong năm, nhằm duy trì giá cà phê ở mức cao và ổn định. Ở tầm quốc gia, nếu người dân bán ra nhiều trong một thời điểm nào đó thì nhà nước nên có chiến lược mua và tích trữ để điều tiết cung cầu.
Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc nâng cao chất lượng, mặc dù kim ngạch xuất khẩu cà phê ở nước ta tăng chủ yếu là nhờ giá cà phê thế giới tăng chứ chưa hẳn xuất phát từ chất lượng của sản phẩm cà phê trong nước.
Khuyến khích tiêu dùng trong nước
Bên cạnh việc ổn định sản lượng xuất khẩu và nâng cao tính cạnh tranh của cà phê trên thị trường quốc tế, cũng nên khuyến khích tiêu thụ trong nước. Là một trong những quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, nhưng Việt Nam vẫn chưa được xem là nước tiêu thụ cà phê.
Theo số liệu thống kê mới nhất, mỗi năm nước ta sản xuất khoảng 800 ngàn tấn cà phê, nhưng 90% sản lượng dành để xuất khẩu, chỉ có khoảng 30 ngàn tấn được tiêu thụ nội địa. Tỷ lệ sản phẩm dành cho xuất khẩu quá cao như vậy đã gây sức ép cho ngành cà phê Việt Nam, nhất là mỗi khi thị trường xuất khẩu có vấn đề thì ngành cà phê nước ta dễ rơi vào khủng hoảng thừa. Mức tiêu thụ trong nước dự kiến đến năm 2010 phải tăng gấp đôi so với hiện nay (chiếm khoảng 20% sản lượng) thì mới có khả năng giảm áp lực.
Nhiều năm qua, Công ty Cà phê Trung Nguyên đã tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu, sở thích tiêu dùng thức uống của khách hàng. Tuy đưa ra những nhận định rất khả quan về thương hiệu, nhưng do mục đích kinh doanh nên nghiên cứu của Công ty Trung Nguyên chưa khái quát được tình hình tiêu thụ cà phê và đánh giá được những thói quen tiêu dùng cà phê của người Việt Nam.
Để có cơ sở cho việc hoạch định một chiến lược tiêu thụ nội địa, công tác nghiên cứu tình hình tiêu thụ cà phê trong nước là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Theo ông Đoàn Triệu Nhạn, để thúc đẩy thị trường tiêu thụ cà phê trong nước, ngành cà phê nước ta phải áp dụng 5 biện pháp.
Một là, cần đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin cho mọi người hiểu rõ: cà phê không gây hại cho sức khoẻ. Tổ chức cà phê quốc tế đã hợp tác với nhiều viện nghiên cứu và trường đại học có danh tiếng nghiên cứu và làm rõ mối quan hệ giữa cà phê và sức khoẻ. Tuy người ta có nhắc tới tác dụng độc hại của acrylamid và furan là những chất gây ung thư cho loài gặm nhấm, nhưng hàm lượng những chất này trong cà phê không đáng kể.
Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy nhiều hữu ích của cà phê đối với sức khoẻ con người, đặc biệt tác dụng chống lão hoá. Dân ta thích uống trà xanh là bởi nguồn chất chống lão hoá khá phong phú như epigallocatechin, nhưng đáng chú ý là cà phê cũng chứa ở mức độ cao nhiều chất chống lão hoá ở dạng neochlorogenic acid, cholorogenic acid và feruloylquimic acid...
Hai là, quan tâm tổ chức sản xuất các loại cà phê phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Cần tính toán lượng tiêu dùng, tuy đến nay lượng tiêu thụ cà phê nội địa tính theo đầu người còn thấp, nhưng cũng tương đương một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia.
Chủng loại được tiêu dùng nhiều trong nước là cà phê rang xay. Riêng cà phê hoà tan thường được dùng nhiều trong dịp lễ, tết, làm quà tặng... Người uống cà phê Việt Nam rất kén chất lượng. Ngoài ra, cần nghiên cứu sản xuất loại cà phê đóng lon, tiện lợi cho sử dụng, hiện loại này đang rất phổ biến ở Nhật Bản.
Ba là, tổ chức nhiều quán cà phê, vì người Việt Nam có thói quen uống cà phê ở hàng quán nhiều hơn là ở gia đình.
Bốn là, cần quan tâm nghiên cứu và đáp ứng thị hiếu uống cà phê nơi công sở, cần có loại cà phê và tách uống thuận lợi hơn, thích hợp với nơi công sở.
Năm là, phải sớm xây dựng chương trình hoàn chỉnh cho việc khuyến khích tiêu dùng cà phê trên thị trường trong nước. Đây là một vấn đề được giới kinh doanh và sản xuất cà phê trên thế giới quan tâm. Sau Brazil, Colombia cũng đưa ra chương trình xúc tiến tiêu dùng trong nước của mình. Tiếp đó Ấn Độ cũng đang có những chuẩn bị tích cực. Chúng ta chuẩn bị bây giờ không còn là sớm nữa, nếu không nói là đã muộn.
Ở nước ta, mức tiêu thụ mới khoảng 500 gr/người/năm.
Với sản lượng hàng năm của ngành cà phê Việt Nam là 800 ngàn tấn, lượng tiêu thụ nội địa vẫn dưới 10%. Chủ trương đẩy mạnh tiêu dùng cà phê, mở rộng thị trường trong nước là một trong những biện pháp hỗ trợ ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững.
Việt Nam cũng như một số nước láng giềng châu Á có tập quán uống trà từ lâu đời. Uống cà phê là một thói quen mới du nhập vào nước ta chưa lâu, trừ một số ít người đã có thói quen uống cà phê theo phong cách của người Pháp trước đây. Việc đưa cà phê vào văn hoá ẩm thực của người Việt Nam là một việc làm lâu dài, bền bỉ, không thể một sớm một chiều.
Nâng cao chất lượng
Theo ông Đoàn Triệu Nhạn, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, qua tình hình xuất khẩu cà phê những niên vụ trước, sau khi thu hoạch, nông dân ồ ạt bán ra, làm cho nguồn cung dư thừa, khiến cà phê rớt giá, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng để ép giá. Trong niên vụ này, khi biết nguồn cung trên thế giới giảm, nông dân trồng cà phê ở Việt Nam đã biết giữ lại, hoặc bán ra cầm chừng.
Năm nay, giá cà phê xuất khẩu trong những tháng sau luôn được người mua trả giá cao hơn những tháng trước đó. Chính vì vậy, ngành cà phê nước ta cần phải biết tự điều tiết thị trường, cân nhắc thật kỹ trong khâu xuất bán, phân bổ sản lượng và số lượng cà phê bán ra sao cho đồng đều cho tất cả các tháng trong năm, nhằm duy trì giá cà phê ở mức cao và ổn định. Ở tầm quốc gia, nếu người dân bán ra nhiều trong một thời điểm nào đó thì nhà nước nên có chiến lược mua và tích trữ để điều tiết cung cầu.
Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc nâng cao chất lượng, mặc dù kim ngạch xuất khẩu cà phê ở nước ta tăng chủ yếu là nhờ giá cà phê thế giới tăng chứ chưa hẳn xuất phát từ chất lượng của sản phẩm cà phê trong nước.
Khuyến khích tiêu dùng trong nước
Bên cạnh việc ổn định sản lượng xuất khẩu và nâng cao tính cạnh tranh của cà phê trên thị trường quốc tế, cũng nên khuyến khích tiêu thụ trong nước. Là một trong những quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, nhưng Việt Nam vẫn chưa được xem là nước tiêu thụ cà phê.
Theo số liệu thống kê mới nhất, mỗi năm nước ta sản xuất khoảng 800 ngàn tấn cà phê, nhưng 90% sản lượng dành để xuất khẩu, chỉ có khoảng 30 ngàn tấn được tiêu thụ nội địa. Tỷ lệ sản phẩm dành cho xuất khẩu quá cao như vậy đã gây sức ép cho ngành cà phê Việt Nam, nhất là mỗi khi thị trường xuất khẩu có vấn đề thì ngành cà phê nước ta dễ rơi vào khủng hoảng thừa. Mức tiêu thụ trong nước dự kiến đến năm 2010 phải tăng gấp đôi so với hiện nay (chiếm khoảng 20% sản lượng) thì mới có khả năng giảm áp lực.
Nhiều năm qua, Công ty Cà phê Trung Nguyên đã tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu, sở thích tiêu dùng thức uống của khách hàng. Tuy đưa ra những nhận định rất khả quan về thương hiệu, nhưng do mục đích kinh doanh nên nghiên cứu của Công ty Trung Nguyên chưa khái quát được tình hình tiêu thụ cà phê và đánh giá được những thói quen tiêu dùng cà phê của người Việt Nam.
Để có cơ sở cho việc hoạch định một chiến lược tiêu thụ nội địa, công tác nghiên cứu tình hình tiêu thụ cà phê trong nước là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Theo ông Đoàn Triệu Nhạn, để thúc đẩy thị trường tiêu thụ cà phê trong nước, ngành cà phê nước ta phải áp dụng 5 biện pháp.
Một là, cần đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin cho mọi người hiểu rõ: cà phê không gây hại cho sức khoẻ. Tổ chức cà phê quốc tế đã hợp tác với nhiều viện nghiên cứu và trường đại học có danh tiếng nghiên cứu và làm rõ mối quan hệ giữa cà phê và sức khoẻ. Tuy người ta có nhắc tới tác dụng độc hại của acrylamid và furan là những chất gây ung thư cho loài gặm nhấm, nhưng hàm lượng những chất này trong cà phê không đáng kể.
Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy nhiều hữu ích của cà phê đối với sức khoẻ con người, đặc biệt tác dụng chống lão hoá. Dân ta thích uống trà xanh là bởi nguồn chất chống lão hoá khá phong phú như epigallocatechin, nhưng đáng chú ý là cà phê cũng chứa ở mức độ cao nhiều chất chống lão hoá ở dạng neochlorogenic acid, cholorogenic acid và feruloylquimic acid...
Hai là, quan tâm tổ chức sản xuất các loại cà phê phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Cần tính toán lượng tiêu dùng, tuy đến nay lượng tiêu thụ cà phê nội địa tính theo đầu người còn thấp, nhưng cũng tương đương một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia.
Chủng loại được tiêu dùng nhiều trong nước là cà phê rang xay. Riêng cà phê hoà tan thường được dùng nhiều trong dịp lễ, tết, làm quà tặng... Người uống cà phê Việt Nam rất kén chất lượng. Ngoài ra, cần nghiên cứu sản xuất loại cà phê đóng lon, tiện lợi cho sử dụng, hiện loại này đang rất phổ biến ở Nhật Bản.
Ba là, tổ chức nhiều quán cà phê, vì người Việt Nam có thói quen uống cà phê ở hàng quán nhiều hơn là ở gia đình.
Bốn là, cần quan tâm nghiên cứu và đáp ứng thị hiếu uống cà phê nơi công sở, cần có loại cà phê và tách uống thuận lợi hơn, thích hợp với nơi công sở.
Năm là, phải sớm xây dựng chương trình hoàn chỉnh cho việc khuyến khích tiêu dùng cà phê trên thị trường trong nước. Đây là một vấn đề được giới kinh doanh và sản xuất cà phê trên thế giới quan tâm. Sau Brazil, Colombia cũng đưa ra chương trình xúc tiến tiêu dùng trong nước của mình. Tiếp đó Ấn Độ cũng đang có những chuẩn bị tích cực. Chúng ta chuẩn bị bây giờ không còn là sớm nữa, nếu không nói là đã muộn.