Để nông sản Việt Nam bắt kịp thế giới
Truy xuất nguồn gốc hiện là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm
Nhiều chuyên gia đề nghị cần sớm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử, thay cho truy xuất nguồn gốc bằng ghi chép trên giấy để giúp doanh nghiệp minh bạch thông tin, đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà nhập khẩu, phân phối, cũng như người tiêu dùng.
Truy xuất nguồn gốc hiện là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm. Yêu cầu này không chỉ xuất phát từ phía Chính phủ, từ các tổ chức tiêu chuẩn độc lập, mà cả từ phía người tiêu dùng nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những sự cố về an toàn thực phẩm như nhiễm dioxin xay ra tại Bỉ, bò điên tại Anh, dư lượng kháng sinh trong thủy sản ở châu Á và Nam Mỹ, sự lo ngại về khùng bố sinh học qua thực phẩm, dịch bệnh, những năm qua đã khiến người tiêu dùng trên thế giới nhất là tại các nước phát triển lo ngại về an toàn thực phẩm và sử dụng quyền được sử dụng sản phẩm an toàn và có thông tin nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.
Và để bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu thực phẩm đã ban hành các quy định, yêu cầu và tiến hành biện pháp kiểm soát thực phẩm nghiêm ngặt hơn để đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, cơ quan thẩm quyền còn yêu cầu thực hiện truy xuất và triệu hồi được nguồn gốc sản phẩm không an toàn cũng như không cho phép nhập khẩu sản phẩm không an toàn, thậm chí tiêu hủy khi nhập khẩu.
Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep) Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, minh bạch thông tin là yêu cầu khách quan, sẽ bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi để có thông tin tốt, cung cấp cho thị trường. Để nâng cao ý thức trách nhiệm về đạo đức kinh doanh ở mỗi đơn vị, Vasep đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần quy định bắt buộc ghi trên nhãn của mỗi sản phẩm để người dùng có căn cứ lựa chọn. Doanh nghiệp không làm đúng như nhãn mác sẽ bị truy tố gian lận thương mại.
Các doanh nghiệp xuất khẩu đã thực hiện truy xuất nguồn gốc bằng ghi chép trên giấy. Song cách làm này không minh bạch và nhiều rủi ro, vì chỉ có doanh nhiệp đọc và hiểu được mã số truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Người tiêu dùng hay các tổ chức, cơ quan chức năng muốn biết được nguồn gốc phải đi tìm lại số liệu trong rất nhiều giấy tờ và cũng khó kiểm chứng độ trung thực, chính xác của thông tin truy xuất. Do đó, các cá nhân, tổ chức cũng không thể biết hết về sản phẩm.
Ngược lại, truy xuất nguồn gốc điện tử có nhiều ưu thế hơn hẳn vì tạo ra một công cụ để người mua/người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhận báo cáo truy xuất dễ dàng bằng smart phone. Đồng thời, có đầy đủ thông tin về nhà sản xuất ở tất cả các khâu, quá trình sản xuất, chất lượng, việc đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, nhà nhập khẩu. Thông tin tin cậy hơn do được cung cấp qua hệ thống độc lập của bên thứ ba. Tên tuổi doanh nghiệp xuất khẩu được người tiêu dùng biết đến.
Dự án xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử Traceverified (tại địa chỉ Traceverified.com) cho nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, do Cơ quan Hợp tác phát triển Đan Mạch, thông qua tổ chức Hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu (GCF) tài trợ.
Tuy có những lợi ích như vậy nhưng hiện nay chỉ một số doanh nghiệp áp dụng truy xuất nguồn gốc điện tử do đây là yêu cầu bắt buộc để xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Để đưa truy xuất nguồn gốc điện tử vào thực hiện rộng rãi cần vận động, thuyết phục nhằm thay đổi nhận thức của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, đồng thời biến nó thành quy định bắt buộc, chuẩn hóa quy trình áp dụng. Coi minh bạch hóa thông tin là một trong những cách để xây dựng thương hiệu cho hàng nông, thủy sản xuất khẩu của nước ta, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
(Nguồn: Traceverified.com)
Truy xuất nguồn gốc hiện là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm. Yêu cầu này không chỉ xuất phát từ phía Chính phủ, từ các tổ chức tiêu chuẩn độc lập, mà cả từ phía người tiêu dùng nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những sự cố về an toàn thực phẩm như nhiễm dioxin xay ra tại Bỉ, bò điên tại Anh, dư lượng kháng sinh trong thủy sản ở châu Á và Nam Mỹ, sự lo ngại về khùng bố sinh học qua thực phẩm, dịch bệnh, những năm qua đã khiến người tiêu dùng trên thế giới nhất là tại các nước phát triển lo ngại về an toàn thực phẩm và sử dụng quyền được sử dụng sản phẩm an toàn và có thông tin nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.
Và để bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu thực phẩm đã ban hành các quy định, yêu cầu và tiến hành biện pháp kiểm soát thực phẩm nghiêm ngặt hơn để đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, cơ quan thẩm quyền còn yêu cầu thực hiện truy xuất và triệu hồi được nguồn gốc sản phẩm không an toàn cũng như không cho phép nhập khẩu sản phẩm không an toàn, thậm chí tiêu hủy khi nhập khẩu.
Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep) Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, minh bạch thông tin là yêu cầu khách quan, sẽ bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi để có thông tin tốt, cung cấp cho thị trường. Để nâng cao ý thức trách nhiệm về đạo đức kinh doanh ở mỗi đơn vị, Vasep đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần quy định bắt buộc ghi trên nhãn của mỗi sản phẩm để người dùng có căn cứ lựa chọn. Doanh nghiệp không làm đúng như nhãn mác sẽ bị truy tố gian lận thương mại.
Các doanh nghiệp xuất khẩu đã thực hiện truy xuất nguồn gốc bằng ghi chép trên giấy. Song cách làm này không minh bạch và nhiều rủi ro, vì chỉ có doanh nhiệp đọc và hiểu được mã số truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Người tiêu dùng hay các tổ chức, cơ quan chức năng muốn biết được nguồn gốc phải đi tìm lại số liệu trong rất nhiều giấy tờ và cũng khó kiểm chứng độ trung thực, chính xác của thông tin truy xuất. Do đó, các cá nhân, tổ chức cũng không thể biết hết về sản phẩm.
Ngược lại, truy xuất nguồn gốc điện tử có nhiều ưu thế hơn hẳn vì tạo ra một công cụ để người mua/người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhận báo cáo truy xuất dễ dàng bằng smart phone. Đồng thời, có đầy đủ thông tin về nhà sản xuất ở tất cả các khâu, quá trình sản xuất, chất lượng, việc đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, nhà nhập khẩu. Thông tin tin cậy hơn do được cung cấp qua hệ thống độc lập của bên thứ ba. Tên tuổi doanh nghiệp xuất khẩu được người tiêu dùng biết đến.
Dự án xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử Traceverified (tại địa chỉ Traceverified.com) cho nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, do Cơ quan Hợp tác phát triển Đan Mạch, thông qua tổ chức Hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu (GCF) tài trợ.
Tuy có những lợi ích như vậy nhưng hiện nay chỉ một số doanh nghiệp áp dụng truy xuất nguồn gốc điện tử do đây là yêu cầu bắt buộc để xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Để đưa truy xuất nguồn gốc điện tử vào thực hiện rộng rãi cần vận động, thuyết phục nhằm thay đổi nhận thức của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, đồng thời biến nó thành quy định bắt buộc, chuẩn hóa quy trình áp dụng. Coi minh bạch hóa thông tin là một trong những cách để xây dựng thương hiệu cho hàng nông, thủy sản xuất khẩu của nước ta, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
(Nguồn: Traceverified.com)