Đề xuất 5 nhóm hàng hóa chịu thuế môi trường
Xăng dầu, than, dung dịch HCFC, túi nhựa xốp và thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng có thể phải chịu thuế môi trường
Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Thuế môi trường, đối tượng chịu thuế sẽ gồm 5 nhóm hàng hóa. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng quy định này chưa hợp lý.
Chiều 15/3, tại phiên họp thứ 29, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự án luật này. Đây là dự án luật thuế mới, dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012 nếu được Quốc hội thông qua.
Tại dự luật, 5 nhóm hàng hóa được Chính phủ đưa vào diện chịu thuế môi trường bao gồm: xăng dầu, than, môi chất làm lạnh chứa Hydro-clo-flo-cacrbon (dung dịch HCFC); túi nhựa xốp và thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng.
Trong quá trình soạn thảo có ý kiến cho rằng còn nhiều loại hàng hóa khác cũng gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng cần phải bổ sung vào đối tượng chịu thuế như pin, ắc quy, hóa chất tẩy rửa, phân bón hóa học, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trình bày.
Thẩm tra sơ bộ dự luật, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị cần lý giải cụ thể về căn cứ xác định đối tượng chịu thuế trong khi có rất nhiều sản phẩm cùng gây ô nhiễm môi trường.
Một số ý kiến cho rằng, không chỉ có 5 nhóm hàng hóa như trên là tác động xấu đến môi trường mà còn nhiều mặt hàng khác, đặc biệt là các loại hóa chất, sản phẩm độc hại… tác động trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người.
Vì vậy, cần rà soát lại, bổ sung các đối tượng chịu thuế dựa trên nguyên tắc đã là sản phẩm gây tác động đến môi trường thì phải thuộc diện chịu thuế, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển đề nghị.
Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng cho rằng các tiêu chí để xây dựng khung thuế suất đối với một số đối tượng chịu thuế chưa rõ ràng, chưa đủ căn cứ thực tiễn nên tính thuyết phục chưa cao.
Cụ thể, theo biểu khung thuế môi trường dự kiến, túi nhựa xốp có mức thuế cao nhất, từ 20.000 – 30.000 đồng/kg, tương đương khoảng 100 -150% giá bán hiện hành.
Với xăng dầu, mức thuế tối đa là 4.000 đồng/lít xăng và 2.000 đồng/lít dầu (tương đương khoảng 25% giá bán hiện hành). Mức thuế tối đa (so với giá bán) của than là 5% , dung dịch HCFC là 12%...
Với khung thuế này, dự kiến số thuế môi trường thu được theo mức tối thiểu khung khoảng 14.300 tỷ đồng/năm và mức tối đa khoảng 57.000 tỷ đồng/năm.
Theo ý kiến của Ủy ban Tài chính - Ngân sách thì tiêu chí để xác định thuế suất giữa các mặt hàng này là chưa thống nhất, đề nghị ban soạn thảo lý giải rõ căn cứ để tính thuế.
Thảo luận về dự luật, đa số ý kiến còn băn khoăn về quy định thuế môi trường và phí môi trường. Cụ thể, người tiêu dùng hay người sản xuất sẽ là người nộp thuế môi trường? Khi ban hành Luật Thuế môi trường thì có tiếp tục duy trì hệ thống quy định về phí môi trường như hiện hành hay không…
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị phải “tính thêm” sức chịu đựng và khả năng cạnh tranh khi giá cả một số mặt hàng có thể tăng thêm từ tác động của luật này.
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh giải thích, thuế môi trường và phí bảo vệ môi trường là hai khoản thu khác nhau. Luật Bảo vệ môi trường đã quy định thuế đánh vào sản phẩm khi sử dụng gây ô nhiễm, người tiêu dùng là người chịu thuế. Còn phí đánh vào chủ thể phát thải chất thải gây ô nhiễm môi trường (người sản xuất).
Chiều 15/3, tại phiên họp thứ 29, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự án luật này. Đây là dự án luật thuế mới, dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012 nếu được Quốc hội thông qua.
Tại dự luật, 5 nhóm hàng hóa được Chính phủ đưa vào diện chịu thuế môi trường bao gồm: xăng dầu, than, môi chất làm lạnh chứa Hydro-clo-flo-cacrbon (dung dịch HCFC); túi nhựa xốp và thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng.
Trong quá trình soạn thảo có ý kiến cho rằng còn nhiều loại hàng hóa khác cũng gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng cần phải bổ sung vào đối tượng chịu thuế như pin, ắc quy, hóa chất tẩy rửa, phân bón hóa học, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trình bày.
Thẩm tra sơ bộ dự luật, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị cần lý giải cụ thể về căn cứ xác định đối tượng chịu thuế trong khi có rất nhiều sản phẩm cùng gây ô nhiễm môi trường.
Một số ý kiến cho rằng, không chỉ có 5 nhóm hàng hóa như trên là tác động xấu đến môi trường mà còn nhiều mặt hàng khác, đặc biệt là các loại hóa chất, sản phẩm độc hại… tác động trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người.
Vì vậy, cần rà soát lại, bổ sung các đối tượng chịu thuế dựa trên nguyên tắc đã là sản phẩm gây tác động đến môi trường thì phải thuộc diện chịu thuế, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển đề nghị.
Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng cho rằng các tiêu chí để xây dựng khung thuế suất đối với một số đối tượng chịu thuế chưa rõ ràng, chưa đủ căn cứ thực tiễn nên tính thuyết phục chưa cao.
Cụ thể, theo biểu khung thuế môi trường dự kiến, túi nhựa xốp có mức thuế cao nhất, từ 20.000 – 30.000 đồng/kg, tương đương khoảng 100 -150% giá bán hiện hành.
Với xăng dầu, mức thuế tối đa là 4.000 đồng/lít xăng và 2.000 đồng/lít dầu (tương đương khoảng 25% giá bán hiện hành). Mức thuế tối đa (so với giá bán) của than là 5% , dung dịch HCFC là 12%...
Với khung thuế này, dự kiến số thuế môi trường thu được theo mức tối thiểu khung khoảng 14.300 tỷ đồng/năm và mức tối đa khoảng 57.000 tỷ đồng/năm.
Theo ý kiến của Ủy ban Tài chính - Ngân sách thì tiêu chí để xác định thuế suất giữa các mặt hàng này là chưa thống nhất, đề nghị ban soạn thảo lý giải rõ căn cứ để tính thuế.
Thảo luận về dự luật, đa số ý kiến còn băn khoăn về quy định thuế môi trường và phí môi trường. Cụ thể, người tiêu dùng hay người sản xuất sẽ là người nộp thuế môi trường? Khi ban hành Luật Thuế môi trường thì có tiếp tục duy trì hệ thống quy định về phí môi trường như hiện hành hay không…
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị phải “tính thêm” sức chịu đựng và khả năng cạnh tranh khi giá cả một số mặt hàng có thể tăng thêm từ tác động của luật này.
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh giải thích, thuế môi trường và phí bảo vệ môi trường là hai khoản thu khác nhau. Luật Bảo vệ môi trường đã quy định thuế đánh vào sản phẩm khi sử dụng gây ô nhiễm, người tiêu dùng là người chịu thuế. Còn phí đánh vào chủ thể phát thải chất thải gây ô nhiễm môi trường (người sản xuất).