Đề xuất chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu lên 15 ngày
Bộ Tài chính đề xuất chu kỳ tính giá xăng dầu lên 15 ngày thay vì áp dụng 10 ngày như hiện nay
Với tư cách là đơn vị chủ trì, Bộ Công Thương đã tập hợp ý kiến từ Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, 6/13 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và 29/63 sở công thương để báo cáo Chính phủ về kết quả rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi Nghị định số 84 /2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.
Trong văn bản này, Bộ Công Thương dẫn 3 phương án đề xuất 3 của Bộ Tài chính về tần suất điều chỉnh giá xăng dầu: 10 ngày, 15 ngày và 30 ngày. Tuy nhiên, phương án “ưu tiên” của Bộ Tài chính là chu kỳ tính giá lên 15 ngày, thay vì áp dụng 10 ngày như hiện nay.
Theo Bộ Tài chính, phương án 15 ngày sẽ hài hòa giữa tần suất điều chỉnh giá và số ngày dự trữ lưu thông, phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới, giá trong nước được giữ ổn định dài hơn.
Phương án này cũng được bổ trợ từ hoạt động của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hiện đáp ứng được 30% lượng xăng dầu tiêu thụ trong cả nước. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng lưu ý, nếu thực hiện phương án này thì một phần dự trữ lưu thông của doanh nghiệp (hiện nay là 30 ngày) không có cơ chế giải quyết.
Sau khi nghiên cứu, Bộ Công Thương cho rằng, về bản chất cách điều hành là không thay đổi, chỉ thay đổi chu kỳ, tần suất điều chỉnh giá.
“Xăng dầu dự trữ lưu thông hiện do các thương nhân đầu mối thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước. Do đó, việc tính toán giá cơ sở phải bảo đảm căn cứ theo số ngày dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu để tránh thiệt hại, khó khăn cho thương nhân về chi phí dự trữ. Chẳng hạn, khi tính giá cơ sở dựa vào giá thế giới ít hơn 30 ngày trong khi đó lại yêu cầu dự trữ lưu thông 30 ngày, đối với số ngày còn lại các chi phí phát sinh dự trữ phải được Nhà nước bù đắp”, Bộ Công Thương lý giải.
Do đó, Bộ Công Thương kiến nghị, quy định thời gian giữa 2 lần điều chỉnh tăng hoặc giảm từ Khoản 1 do Chính phủ quy định sang Khoản 2 cùng Điều 27 do Thủ tướng Chính phủ quyết định để tăng tính linh hoạt trong điều hành, phù hợp với biến động của giá xăng dầu thế giới và mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn.
Về biên độ điều chỉnh tăng giảm giá xăng dầu, Bộ Công Thương đề xuất thực hiện điều chỉnh bằng các mức nhỏ hơn, 3%, 5% và 7% để tăng giảm giá trong nước phù hợp với biến động giá thế giới thay cho các mức đang được áp dụng là 7%, 12% và trên 12% .
Hoặc quy định mức điều chỉnh giá xăng dầu trong nước khi chênh lệch giữa giá cơ sở và giá hiện hành trong phạm vi đến 500 đồng/lít, kg thì thương nhân tự điều chỉnh giá bán; trên 500 - 1.000 đồng/lít, kg thì để thương nhân tự điều chỉnh giá kết hợp quỹ bình ổn; trên 1.000 đồng/lít, kg thì phải có ý kiến của liên Bộ Tài chính - Công Thương mới được phép điều chỉnh.
Trong văn bản này, Bộ Công Thương dẫn 3 phương án đề xuất 3 của Bộ Tài chính về tần suất điều chỉnh giá xăng dầu: 10 ngày, 15 ngày và 30 ngày. Tuy nhiên, phương án “ưu tiên” của Bộ Tài chính là chu kỳ tính giá lên 15 ngày, thay vì áp dụng 10 ngày như hiện nay.
Theo Bộ Tài chính, phương án 15 ngày sẽ hài hòa giữa tần suất điều chỉnh giá và số ngày dự trữ lưu thông, phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới, giá trong nước được giữ ổn định dài hơn.
Phương án này cũng được bổ trợ từ hoạt động của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hiện đáp ứng được 30% lượng xăng dầu tiêu thụ trong cả nước. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng lưu ý, nếu thực hiện phương án này thì một phần dự trữ lưu thông của doanh nghiệp (hiện nay là 30 ngày) không có cơ chế giải quyết.
Sau khi nghiên cứu, Bộ Công Thương cho rằng, về bản chất cách điều hành là không thay đổi, chỉ thay đổi chu kỳ, tần suất điều chỉnh giá.
“Xăng dầu dự trữ lưu thông hiện do các thương nhân đầu mối thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước. Do đó, việc tính toán giá cơ sở phải bảo đảm căn cứ theo số ngày dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu để tránh thiệt hại, khó khăn cho thương nhân về chi phí dự trữ. Chẳng hạn, khi tính giá cơ sở dựa vào giá thế giới ít hơn 30 ngày trong khi đó lại yêu cầu dự trữ lưu thông 30 ngày, đối với số ngày còn lại các chi phí phát sinh dự trữ phải được Nhà nước bù đắp”, Bộ Công Thương lý giải.
Do đó, Bộ Công Thương kiến nghị, quy định thời gian giữa 2 lần điều chỉnh tăng hoặc giảm từ Khoản 1 do Chính phủ quy định sang Khoản 2 cùng Điều 27 do Thủ tướng Chính phủ quyết định để tăng tính linh hoạt trong điều hành, phù hợp với biến động của giá xăng dầu thế giới và mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn.
Về biên độ điều chỉnh tăng giảm giá xăng dầu, Bộ Công Thương đề xuất thực hiện điều chỉnh bằng các mức nhỏ hơn, 3%, 5% và 7% để tăng giảm giá trong nước phù hợp với biến động giá thế giới thay cho các mức đang được áp dụng là 7%, 12% và trên 12% .
Hoặc quy định mức điều chỉnh giá xăng dầu trong nước khi chênh lệch giữa giá cơ sở và giá hiện hành trong phạm vi đến 500 đồng/lít, kg thì thương nhân tự điều chỉnh giá bán; trên 500 - 1.000 đồng/lít, kg thì để thương nhân tự điều chỉnh giá kết hợp quỹ bình ổn; trên 1.000 đồng/lít, kg thì phải có ý kiến của liên Bộ Tài chính - Công Thương mới được phép điều chỉnh.