Đề xuất trong Chính phủ, chỉ cần Thủ tướng là đại biểu Quốc hội
Tổng hợp ý kiến đóng góp của các đoàn đại biểu Quốc hội về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
Sáng 1/6, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của các đoàn đại biểu Quốc hội về dự án này luật này đã được gửi để các vị đại biểu tham khảo trước thềm phiên thảo luận toàn thể.
Nhìn tổng thể, nhiều đại biểu cho rằng dự thảo luật chưa thể hiện rõ việc kiểm soát quyền lực giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp như quy định mới của Hiến pháp.
Ít nhất 30% thành viên Chính phủ là nữ
Khá nhiều quy định cụ thể được vị đại biểu đề nghị bổ sung. Trong đó, một số ý kiến đề nghị quy định Thủ tướng Chính phủ là đại biểu Quốc hội còn các thành viên khác của Chính phủ không nên đồng thời là đại biểu Quốc hội.
Có ý kiến đề nghị quy định rõ số lượng thành viên Chính phủ phải bảo đảm ít nhất 30% là nữ, Văn phòng Quốc hội cho hay.
Trách nhiệm tiếp công dân của Chính phủ, của Thủ tướng là quy định tiếp theo mà theo các vị đại biểu là rất cần được bổ sung vào luật.
Thẩm quyền, nhiệm vụ của Chính phủ cũng còn khiến các vị đại diện cho dân băn khoăn.
Theo ý kiến đại biều thì cần rà soát lại thẩm quyền của Chính phủ trong quản lý về quốc phòng, an ninh để quy định rõ, tránh sự chồng chéo giữa vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang của Chủ tịch nước với vai trò quản lý nhà nước đối với lực lượng vũ trang của Chính phủ; nhiệm vụ của Chính phủ để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ không rõ.
Cân nhắc quy định “quyết định chính sách cụ thể về tài chính, tiền tệ quốc gia, tiền lương, giá cả” vì các chính sách này nên do Quốc hội hoặc Ngân hàng Nhà nước quyết định, đại biểu góp ý.
Những người có trách nhiệm bấm nút thông qua luật cũng muốn làm rõ quy định Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong thời gian Quốc hội không họp thì có tạm đình chỉ vị trí đại biểu Quốc hội đối với các chức danh này không.
Bổ sung quy định Chủ tịch Quốc hội có quyền tham dự phiên họp của Chính phủ cũng là vấn đề được đại biểu góp ý để hoàn thiện dự thảo luật.
Cần cơ chế từ chức, bãi nhiệm?
Liên quan đến điều 29 về trách nhiệm của Thủ tướng, có đại biểu cho rằng quy định tại đây chưa tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng và đề nghị nghiên cứu quy định rõ hơn, cụ thể hơn trách nhiệm của Thủ tướng để có cơ sở đánh giá về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về việc từ chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với Thủ tướng khi không hoàn thành nhiệm vụ, Văn phòng Quốc hội phản ánh.
Một số vị đại biểu cũng cho rằng cần quy định trong luật mỗi quý một lần hoặc 6 tháng một lần hoặc một năm một lần, Thủ tướng báo cáo trước nhân dân thông qua phương tiện thông tin đại chúng.
Luật cũng cần quy định rõ về cách thức thực hiện, hình thức báo cáo, thời gian báo cáo, nội dung báo cáo trước nhân dân và chế độ báo cáo phù hợp để người dân theo dõi, giám sát.
Một trong các vấn đề gây nhiều tranh cãi là có nên quy định cứng số lượng cấp phó hay không.
Văn phòng Quốc hội cho biết, đa số ý kiến đề nghị quy định rõ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không quá 6 thứ trưởng, các bộ khác từ 2 đến 5 thứ trưởng, số lượng thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 4 người. Đồng thời quy định cụ thể trong 5 thứ trướng phải có 2 là nữ, dưới 5 thứ trưởng phải có ít nhất 1 là nữ.
Tuy nhiên, vẫn có vị cho rằng không nên quy định cứng về số lượng thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong luật này.
Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của các đoàn đại biểu Quốc hội về dự án này luật này đã được gửi để các vị đại biểu tham khảo trước thềm phiên thảo luận toàn thể.
Nhìn tổng thể, nhiều đại biểu cho rằng dự thảo luật chưa thể hiện rõ việc kiểm soát quyền lực giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp như quy định mới của Hiến pháp.
Ít nhất 30% thành viên Chính phủ là nữ
Khá nhiều quy định cụ thể được vị đại biểu đề nghị bổ sung. Trong đó, một số ý kiến đề nghị quy định Thủ tướng Chính phủ là đại biểu Quốc hội còn các thành viên khác của Chính phủ không nên đồng thời là đại biểu Quốc hội.
Có ý kiến đề nghị quy định rõ số lượng thành viên Chính phủ phải bảo đảm ít nhất 30% là nữ, Văn phòng Quốc hội cho hay.
Trách nhiệm tiếp công dân của Chính phủ, của Thủ tướng là quy định tiếp theo mà theo các vị đại biểu là rất cần được bổ sung vào luật.
Thẩm quyền, nhiệm vụ của Chính phủ cũng còn khiến các vị đại diện cho dân băn khoăn.
Theo ý kiến đại biều thì cần rà soát lại thẩm quyền của Chính phủ trong quản lý về quốc phòng, an ninh để quy định rõ, tránh sự chồng chéo giữa vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang của Chủ tịch nước với vai trò quản lý nhà nước đối với lực lượng vũ trang của Chính phủ; nhiệm vụ của Chính phủ để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ không rõ.
Cân nhắc quy định “quyết định chính sách cụ thể về tài chính, tiền tệ quốc gia, tiền lương, giá cả” vì các chính sách này nên do Quốc hội hoặc Ngân hàng Nhà nước quyết định, đại biểu góp ý.
Những người có trách nhiệm bấm nút thông qua luật cũng muốn làm rõ quy định Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong thời gian Quốc hội không họp thì có tạm đình chỉ vị trí đại biểu Quốc hội đối với các chức danh này không.
Bổ sung quy định Chủ tịch Quốc hội có quyền tham dự phiên họp của Chính phủ cũng là vấn đề được đại biểu góp ý để hoàn thiện dự thảo luật.
Cần cơ chế từ chức, bãi nhiệm?
Liên quan đến điều 29 về trách nhiệm của Thủ tướng, có đại biểu cho rằng quy định tại đây chưa tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng và đề nghị nghiên cứu quy định rõ hơn, cụ thể hơn trách nhiệm của Thủ tướng để có cơ sở đánh giá về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về việc từ chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với Thủ tướng khi không hoàn thành nhiệm vụ, Văn phòng Quốc hội phản ánh.
Một số vị đại biểu cũng cho rằng cần quy định trong luật mỗi quý một lần hoặc 6 tháng một lần hoặc một năm một lần, Thủ tướng báo cáo trước nhân dân thông qua phương tiện thông tin đại chúng.
Luật cũng cần quy định rõ về cách thức thực hiện, hình thức báo cáo, thời gian báo cáo, nội dung báo cáo trước nhân dân và chế độ báo cáo phù hợp để người dân theo dõi, giám sát.
Một trong các vấn đề gây nhiều tranh cãi là có nên quy định cứng số lượng cấp phó hay không.
Văn phòng Quốc hội cho biết, đa số ý kiến đề nghị quy định rõ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không quá 6 thứ trưởng, các bộ khác từ 2 đến 5 thứ trưởng, số lượng thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 4 người. Đồng thời quy định cụ thể trong 5 thứ trướng phải có 2 là nữ, dưới 5 thứ trưởng phải có ít nhất 1 là nữ.
Tuy nhiên, vẫn có vị cho rằng không nên quy định cứng về số lượng thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong luật này.