Đến lượt ADB lo Việt Nam nới lỏng tiền tệ
“Bất kỳ động thái nới lỏng chính sách tiền tệ nào cũng sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề nợ xấu”
Sau Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đến lượt Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) lo ngại rủi ro khi Việt Nam kích thích tăng trưởng bằng nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa.
Lo ngại trên được ADB đưa ra tại buổi công bố báo cáo cập nhật tình hình và triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2017, sáng nay (26/9).
“Những nỗ lực gần đây để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngân hàng, vốn đã khá cao, bằng việc hạ lãi suất xuống các mức thấp kỷ lục có thể làm gia tăng rủi ro trong lĩnh vực tài chính, nhất là khi tính tới khối lượng lớn các khoản nợ xấu còn tồn đọng”, ADB đặt vấn đề.
Và để bảo đảm quản lý tốt những rủi ro trên, theo ADB, điều then chốt là phải tăng cường các quy định và giám sát chất lượng khoản vay, cũng như tiếp tục đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn theo Hiệp ước Basel 2 trong vòng 12 - 18 tháng tới.
Phía trước, các chuyên gia của ADB quan ngại, rủi ro trong nước chính là khả năng Chính phủ quyết định kích thích tăng trưởng bằng việc nới lỏng quá mức chính sách tiền tệ và tài khóa.
Diễn giải cụ thể hơn, nợ công hiện nay đã chạm trần Quốc hội cho phép là 65% GDP, nên kỷ luật ngân sách yếu đi sẽ đe doạ quá trình củng cố tài khóa và bền vững nợ. Tương tự, bất kỳ động thái nới lỏng chính sách tiền tệ nào cũng sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề nợ xấu vốn đã và đang là vấn đề nghiêm trọng của hệ thống ngân hàng.
Liên quan, ADB nhìn nhận, nghị quyết mới đây của Quốc hội đã xác định đúng đắn các biện pháp giải quyết một số rào cản pháp lý đang ngăn trở việc xử lý nợ xấu một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang xiết chặt quản lý đối với hệ thống ngân hàng, thông qua áp dụng các chuẩn mực Basel 2.
Và để đảm bảo các biện pháp trên đạt được hiệu quả, ADB khuyến nghị cần nới lỏng những quy định kiểm soát được cho là quá chặt hiện nay đối với sở hữu nước ngoài.
Trước ADB, qua nửa đầu năm nay, các tổ chức quốc tế như WB và IMF cũng đã lần lượt đưa ra quan ngại về dấu hiệu “nới lỏng” chính sách tiền tệ của Việt Nam.
Trong báo cáo sau đợt tham vấn thường niên về tình hình kinh tế Việt Nam, IMF cảnh báo tăng trưởng tín dụng nhanh có thể gây ra những rủi ro mới cho hệ thống ngân hàng.
Cụ thể, theo IMF, tín dụng đã tăng trưởng nhanh trong hai năm qua, khiến tỷ lệ tín dụng/GDP tăng thêm 23,5%. Nếu tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu 15-17% trong năm 2017, tỷ lệ này sẽ còn nới rộng hơn nữa và lên mức báo hiệu về rủi ro ổn định tài chính.
Theo đó, IMF khuyến nghị Việt Nam nên giảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng xuống còn 15%/năm, đồng thời cho rằng tỷ lệ tín dụng/GDP ở mức 80% là hợp lý.
Tương tự, liên tục cập nhật sau quý 1 và sau quý 2/2017, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng nhấn mạnh quan ngại về tình hình tăng trưởng tín dụng của Việt Nam.
Báo cáo đầu tháng 4/2017, WB đã lưu ý: “Tốc độ tăng tín dụng - trên gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng GDP (theo giá hiện hành) - cho thấy có lý do cần quan ngại, đặc biệt vì tỷ lệ tín dụng trên GDP của Việt nam - trên dưới 120% vào tháng 12/2016 - hiện đã rất cao trong khi áp lực nợ xấu trong quá khứ còn chưa được giải tỏa đủ”.
Và tại buổi họp báo đầu tháng 7 vừa qua, ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng, quyền Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam, cũng liên tục đề cập đến quan ngại tín dụng của Việt Nam tăng quá nhanh.
Ông Sebastian Eckardt khuyến nghị Việt Nam cần giảm phụ thuộc vào ngành ngân hàng để tăng trưởng kinh tế, thay vào đó là thúc đẩy thị trường vốn.
“Tỷ lệ tín dụng/GDP ở mức 130% là quá lớn rồi. Tăng trưởng tín dụng gấp ba lần tốc độc tăng trưởng danh nghĩa của GDP. Chúng tôi không cho rằng quỹ đạo như vậy là bền vững”, ông Sebastian Eckardt nói tại buổi họp báo trên.
Năm 2017, ban đầu Ngân hàng Nhà nước lên kế hoạch kiểm soát chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm ở khoảng 18%. Tuy nhiên, theo chỉ đạo gần đây của Chính phủ, chỉ tiêu này được yêu cầu nâng lên khoảng 21-22%.
Lo ngại trên được ADB đưa ra tại buổi công bố báo cáo cập nhật tình hình và triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2017, sáng nay (26/9).
“Những nỗ lực gần đây để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngân hàng, vốn đã khá cao, bằng việc hạ lãi suất xuống các mức thấp kỷ lục có thể làm gia tăng rủi ro trong lĩnh vực tài chính, nhất là khi tính tới khối lượng lớn các khoản nợ xấu còn tồn đọng”, ADB đặt vấn đề.
Và để bảo đảm quản lý tốt những rủi ro trên, theo ADB, điều then chốt là phải tăng cường các quy định và giám sát chất lượng khoản vay, cũng như tiếp tục đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn theo Hiệp ước Basel 2 trong vòng 12 - 18 tháng tới.
Phía trước, các chuyên gia của ADB quan ngại, rủi ro trong nước chính là khả năng Chính phủ quyết định kích thích tăng trưởng bằng việc nới lỏng quá mức chính sách tiền tệ và tài khóa.
Diễn giải cụ thể hơn, nợ công hiện nay đã chạm trần Quốc hội cho phép là 65% GDP, nên kỷ luật ngân sách yếu đi sẽ đe doạ quá trình củng cố tài khóa và bền vững nợ. Tương tự, bất kỳ động thái nới lỏng chính sách tiền tệ nào cũng sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề nợ xấu vốn đã và đang là vấn đề nghiêm trọng của hệ thống ngân hàng.
Liên quan, ADB nhìn nhận, nghị quyết mới đây của Quốc hội đã xác định đúng đắn các biện pháp giải quyết một số rào cản pháp lý đang ngăn trở việc xử lý nợ xấu một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang xiết chặt quản lý đối với hệ thống ngân hàng, thông qua áp dụng các chuẩn mực Basel 2.
Và để đảm bảo các biện pháp trên đạt được hiệu quả, ADB khuyến nghị cần nới lỏng những quy định kiểm soát được cho là quá chặt hiện nay đối với sở hữu nước ngoài.
Trước ADB, qua nửa đầu năm nay, các tổ chức quốc tế như WB và IMF cũng đã lần lượt đưa ra quan ngại về dấu hiệu “nới lỏng” chính sách tiền tệ của Việt Nam.
Trong báo cáo sau đợt tham vấn thường niên về tình hình kinh tế Việt Nam, IMF cảnh báo tăng trưởng tín dụng nhanh có thể gây ra những rủi ro mới cho hệ thống ngân hàng.
Cụ thể, theo IMF, tín dụng đã tăng trưởng nhanh trong hai năm qua, khiến tỷ lệ tín dụng/GDP tăng thêm 23,5%. Nếu tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu 15-17% trong năm 2017, tỷ lệ này sẽ còn nới rộng hơn nữa và lên mức báo hiệu về rủi ro ổn định tài chính.
Theo đó, IMF khuyến nghị Việt Nam nên giảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng xuống còn 15%/năm, đồng thời cho rằng tỷ lệ tín dụng/GDP ở mức 80% là hợp lý.
Tương tự, liên tục cập nhật sau quý 1 và sau quý 2/2017, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng nhấn mạnh quan ngại về tình hình tăng trưởng tín dụng của Việt Nam.
Báo cáo đầu tháng 4/2017, WB đã lưu ý: “Tốc độ tăng tín dụng - trên gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng GDP (theo giá hiện hành) - cho thấy có lý do cần quan ngại, đặc biệt vì tỷ lệ tín dụng trên GDP của Việt nam - trên dưới 120% vào tháng 12/2016 - hiện đã rất cao trong khi áp lực nợ xấu trong quá khứ còn chưa được giải tỏa đủ”.
Và tại buổi họp báo đầu tháng 7 vừa qua, ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng, quyền Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam, cũng liên tục đề cập đến quan ngại tín dụng của Việt Nam tăng quá nhanh.
Ông Sebastian Eckardt khuyến nghị Việt Nam cần giảm phụ thuộc vào ngành ngân hàng để tăng trưởng kinh tế, thay vào đó là thúc đẩy thị trường vốn.
“Tỷ lệ tín dụng/GDP ở mức 130% là quá lớn rồi. Tăng trưởng tín dụng gấp ba lần tốc độc tăng trưởng danh nghĩa của GDP. Chúng tôi không cho rằng quỹ đạo như vậy là bền vững”, ông Sebastian Eckardt nói tại buổi họp báo trên.
Năm 2017, ban đầu Ngân hàng Nhà nước lên kế hoạch kiểm soát chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm ở khoảng 18%. Tuy nhiên, theo chỉ đạo gần đây của Chính phủ, chỉ tiêu này được yêu cầu nâng lên khoảng 21-22%.