Đi mua bản quyền phần mềm
Hiện nay trên thị trường Việt Nam, có 3 nhà phân phối phần mềm có bản quyền là Công ty FPT, Đông Nam Á và GCC
Thị trường bản quyền phần mềm chỉ mới có những hàng hoá không thể thiếu cho máy tính và văn phòng: Windows OS, Office.
Nhiều phần mềm chuyên dụng khác thực sự chưa có hàng trên thị trường, chỉ mới có những giao dịch còn nhiều khó khăn qua internet. Người tiêu dùng cá nhân cũng chưa kham nổi giá lẻ.
Con đường để giảm vi phạm đòi hỏi phải có bàn tay Chính phủ, lộ trình thời gian và nhiều giải pháp đồng bộ như máy tính có sẵn phần mềm, phần mềm nguồn mở, phần mềm miễn phí...
Công ty S. quyết định đầu tư 100 triệu mua hệ điều hành MS Windows và bộ chương trình văn phòng Office cho 30 máy tính của cơ quan. Giám đốc công ty cho biết: Hao đấy, nhưng còn hơn phập phồng xài bản lậu. Nhưng những hộ gia đình chưa mấy ai phập phồng như cánh công ty...
Đìu hiu chợ lẻ
Tại các siêu thị máy tính như Hoàn Long, Hợp Nhất, Phong Vũ..., những bộ kit phần mềm có bản quyền, từ Windows, Office cho đến những phần mềm diệt virus như Bitfender, Norton Antivirus bày bán la liệt nhưng suốt một năm qua chẳng bán được bao nhiêu.
Một nhân viên của Siêu thị Hợp Nhất cho biết: “Nếu như tính khách lẻ thì hình như bán được khoảng 5 bộ Windows (kể cả Home và Pro) và vài bộ Office! Lãi trên một bộ phần mềm chẳng bao nhiêu nhưng phải bán để lỡ có ai hỏi cũng có cái để mà phục vụ”.
Anh Linh, quận 7, Tp.HCM, tần ngần trước quầy bán những đĩa CD Windows Home của Siêu thị Hợp Nhất nhưng cuối cùng anh cũng bỏ đi với lý do duy nhất là giá cao quá.
Khu vực dự án và doanh nghiệp... "hơi khởi sắc"
Nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang chuẩn bị kế hoạch mua bản quyền phần mềm cho máy tính của công ty mình trong kế hoạch năm 2007.
Không kể các đại gia trong ngành ngân hàng, viễn thông... đã mua hàng ngàn bộ phần mềm, kể từ khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhiều doanh nghiệp trong nước đã tìm đến các nhà phân phối lớn để thoả thuận về giá cũng như tìm kiếm các chuyên gia về công nghệ thông tin tư vấn nhu cầu sử dụng để chọn sản phẩm phù hợp.
Ông Hồ Đăng Khoa, Giám đốc Sản phẩm của Công ty Tân Đức, quận 3, Tp.HCM - đại lý các sản phẩm Microsoft, cho biết: “Qua những lần thanh tra của các cơ quan chức năng, nhiều doanh nghiệp đã quyết định chi tiền để mua bản quyền”.
Ông Nguyễn Vũ Nguyên, Trưởng nhóm Kinh doanh phần mềm, Trung tâm Phân phối phần mềm và thiết bị mạng (Công ty Phân phối FPT) cho biết, thường thì sau mỗi đợt thanh tra, doanh số tăng lên.
Khó đàm phán
Hiện nay trên thị trường Việt Nam, có 3 nhà phân phối phần mềm có bản quyền (chủ yếu là các phần mềm của Microsoft) là Công ty FPT, Đông Nam Á và GCC.
Giá cả tuỳ thuộc vào số lượng hàng cũng như tài của người đàm phán. Chính vì vậy mà khi hỏi giá cụ thể, các nhà phân phối đều lắc đầu và cười tế nhị. “Anh phải cho biết mua lượng hàng bao nhiêu thì chúng tôi mới cho giá cụ thể”, một nhân viên bán hàng của nhà phân phối F., cho biết.
Cũng vậy, phần mềm V., nếu mua lẻ trọn gói (bộ gõ và ứng dụng convert) là 320.000đ, còn mua sỉ, theo nhiều người tiết lộ, chỉ bằng 60 - 70% giá lẻ. Ngoài ra, còn được tư vấn nhu cầu sử dụng thực tế, hướng dẫn sử dụng và hỗ trợ update phiên bản mới.
Một doanh nghiệp đã từng đàm phán để mua 20 bộ phần mềm Windows và Office cho biết, sau khi tham khảo giá trên mạng, nhân viên công ty tiến hành đọ giá giữa ba nhà phân phối mất gần một tuần, sau đó xem xét nhà phân phối nào có chính sách hỗ trợ tốt để chọn đối tác đàm phán giá.
Thời gian đàm phán chỉ xảy ra trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Hai bên có những cam kết nhất định. “Nếu chia ra từng gói thì giá bao nhiêu?”. “Anh chỉ biết vậy thôi, còn chi tiết hơn thì không được nói, thông cảm nhé!”. Dù mua sỉ nhưng không phải ký hợp đồng là đã có hàng mà phải chờ ít nhất là 4 tuần để nhà phân phối “order” với nhà phân phối cấp vùng!
Dù mua lẻ hay mua sỉ, dù có đàm phán “dẻo” đến đâu thì những hoạt động đó cũng “được chăng hay chớ”! Đó là chưa kể trên thị trường đã xuất hiện “cò” với những hợp đồng lớn. Theo một nguồn tin, đã có một công ty M. “cò” giữa Microsoft và các doanh nghiệp. Những hợp đồng lớn buộc phải thông qua công ty này.
Giám đốc một công ty cho biết, chính công ty “cò” này đã “chặt” của anh gần 11USD/bộ phần mềm M. Họ chỉ mua 25 USD, bán lại cho anh 36 USD, để anh bán ra thị trường 38USD. Vị giám đốc này tiếc rẻ: “Nếu như chúng tôi không thông qua công ty này, có thể người sử dụng tiết kiệm được 5-10 USD, còn chúng tôi cũng kiếm được thêm vài đô”.
Giá chưa hợp thời
Anh Khoa của Công ty Tân Đức nói: “Nếu được, Nhà nước giao cho cơ quan chức năng như Bộ Thuơng mại hay Bộ Bưu chính viễn thông chẳng hạn, thay mặt Nhà nước đàm phán giá với nhà sản xuất để từ đó có một mức giá chung. Trên cơ sở đó, nhà phân phối đưa ra khung giá trần và giá sàn, hay nói cách khác là khung giá bán sỉ và bán lẻ cho từng sản phẩm”.
Vấn đề giá khiến việc vi phạm bản quyền phần mềm tiếp tục diễn ra. Anh Lê Quang Thành, Giám đốc Chi nhánh Công ty Máy tính CMS tại Tp.HCM khẳng định, giá những phần mềm của Microsoft tại Việt Nam chỉ bằng 50% giá mặt bằng chung trên thế giới nhưng so với thu nhập của người dân thì mức giá trên còn cao quá! Giá quá rẻ tại các cửa hàng bán đĩa lậu khiến khó thuyết phục người sử dụng máy tính cá nhân mua bản quyền phần mềm.
Hiện nay không ít máy tính thương hiệu Việt và cả máy bộ nước ngoài tích hợp sẵn hệ điều hành Windows không bán được hoặc bán rất chậm, chỉ vì giá của những phần mềm có bản quyền đã “đội giá” máy tính cao gần 1,5 lần cùng cấu hình so với mua linh kiện lắp ráp hoặc mua máy bộ không có Windows.
“Để người có thu nhập 3 triệu đồng/tháng có thể mua bản quyền phần mềm”
(Ông Nguyễn Vũ Nguyên, phụ trách kinh doanh phần mềm thuộc Trung tâm Phân phối phần mềm và thiết bị mạng - Công ty Phân phối FPT)
“Với mức thu nhập trung bình 3 triệu đồng/tháng so với giá sản phẩm phần mềm như hệ điều hành dành cho máy để bàn vào khoảng 1,5 - 2,5 triệu đồng (tuỳ loại sản phẩm) thì quả thật là một điều đáng suy nghĩ.
Đứng về góc độ pháp luật thì việc Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 đồng nghĩa với việc sử dụng những sản phẩm phần mềm có bản quyền là điều bắt buộc. Chúng ta không có lý do nào để tránh né vấn đề này được.
Hiện tại, mối quan tâm hàng đầu của các hãng phần mềm là các doanh nghiệp. Họ đang có những chính sách ưu đãi hỗ trợ khách hàng thông qua các chương trình khuyến mãi hoặc những sự hỗ trợ đặc biệt khác nhau. Vì vậy, tôi nghĩ các doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội hiếm có này.
Theo tôi, đã đến lúc người tiêu dùng nên chọn những sản phẩm phần mềm phù hợp với nhu cầu sử dụng, sau đó học cách khai thác hết những ứng dụng mà sản phẩm phần mềm này mang lại để gia tăng hiệu quả. Có như thế mới tối ưu hoá được chi phí đầu tư cho phần mềm. Ngoài ra, doanh nghiệp phải xem sản phẩm phần mềm là tài sản của doanh nghiệp, nên cần có những kế hoạch tài chính rõ ràng và cụ thể hơn để đầu tư.”
* Giá một số phần mềm có bản quyền (phiên bản tiếng Anh):
Office Basic Edition 2003 - 167 USD
Office SB Edition 2003 - 235 USD
Office Pro 2003 - 314 USD
Windows XP Home - 87 USD
Windows XP Starter - 38 USD
Windows XP Pro - 137 USD
Nhiều phần mềm chuyên dụng khác thực sự chưa có hàng trên thị trường, chỉ mới có những giao dịch còn nhiều khó khăn qua internet. Người tiêu dùng cá nhân cũng chưa kham nổi giá lẻ.
Con đường để giảm vi phạm đòi hỏi phải có bàn tay Chính phủ, lộ trình thời gian và nhiều giải pháp đồng bộ như máy tính có sẵn phần mềm, phần mềm nguồn mở, phần mềm miễn phí...
Công ty S. quyết định đầu tư 100 triệu mua hệ điều hành MS Windows và bộ chương trình văn phòng Office cho 30 máy tính của cơ quan. Giám đốc công ty cho biết: Hao đấy, nhưng còn hơn phập phồng xài bản lậu. Nhưng những hộ gia đình chưa mấy ai phập phồng như cánh công ty...
Đìu hiu chợ lẻ
Tại các siêu thị máy tính như Hoàn Long, Hợp Nhất, Phong Vũ..., những bộ kit phần mềm có bản quyền, từ Windows, Office cho đến những phần mềm diệt virus như Bitfender, Norton Antivirus bày bán la liệt nhưng suốt một năm qua chẳng bán được bao nhiêu.
Một nhân viên của Siêu thị Hợp Nhất cho biết: “Nếu như tính khách lẻ thì hình như bán được khoảng 5 bộ Windows (kể cả Home và Pro) và vài bộ Office! Lãi trên một bộ phần mềm chẳng bao nhiêu nhưng phải bán để lỡ có ai hỏi cũng có cái để mà phục vụ”.
Anh Linh, quận 7, Tp.HCM, tần ngần trước quầy bán những đĩa CD Windows Home của Siêu thị Hợp Nhất nhưng cuối cùng anh cũng bỏ đi với lý do duy nhất là giá cao quá.
Khu vực dự án và doanh nghiệp... "hơi khởi sắc"
Nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang chuẩn bị kế hoạch mua bản quyền phần mềm cho máy tính của công ty mình trong kế hoạch năm 2007.
Không kể các đại gia trong ngành ngân hàng, viễn thông... đã mua hàng ngàn bộ phần mềm, kể từ khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhiều doanh nghiệp trong nước đã tìm đến các nhà phân phối lớn để thoả thuận về giá cũng như tìm kiếm các chuyên gia về công nghệ thông tin tư vấn nhu cầu sử dụng để chọn sản phẩm phù hợp.
Ông Hồ Đăng Khoa, Giám đốc Sản phẩm của Công ty Tân Đức, quận 3, Tp.HCM - đại lý các sản phẩm Microsoft, cho biết: “Qua những lần thanh tra của các cơ quan chức năng, nhiều doanh nghiệp đã quyết định chi tiền để mua bản quyền”.
Ông Nguyễn Vũ Nguyên, Trưởng nhóm Kinh doanh phần mềm, Trung tâm Phân phối phần mềm và thiết bị mạng (Công ty Phân phối FPT) cho biết, thường thì sau mỗi đợt thanh tra, doanh số tăng lên.
Khó đàm phán
Hiện nay trên thị trường Việt Nam, có 3 nhà phân phối phần mềm có bản quyền (chủ yếu là các phần mềm của Microsoft) là Công ty FPT, Đông Nam Á và GCC.
Giá cả tuỳ thuộc vào số lượng hàng cũng như tài của người đàm phán. Chính vì vậy mà khi hỏi giá cụ thể, các nhà phân phối đều lắc đầu và cười tế nhị. “Anh phải cho biết mua lượng hàng bao nhiêu thì chúng tôi mới cho giá cụ thể”, một nhân viên bán hàng của nhà phân phối F., cho biết.
Cũng vậy, phần mềm V., nếu mua lẻ trọn gói (bộ gõ và ứng dụng convert) là 320.000đ, còn mua sỉ, theo nhiều người tiết lộ, chỉ bằng 60 - 70% giá lẻ. Ngoài ra, còn được tư vấn nhu cầu sử dụng thực tế, hướng dẫn sử dụng và hỗ trợ update phiên bản mới.
Một doanh nghiệp đã từng đàm phán để mua 20 bộ phần mềm Windows và Office cho biết, sau khi tham khảo giá trên mạng, nhân viên công ty tiến hành đọ giá giữa ba nhà phân phối mất gần một tuần, sau đó xem xét nhà phân phối nào có chính sách hỗ trợ tốt để chọn đối tác đàm phán giá.
Thời gian đàm phán chỉ xảy ra trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Hai bên có những cam kết nhất định. “Nếu chia ra từng gói thì giá bao nhiêu?”. “Anh chỉ biết vậy thôi, còn chi tiết hơn thì không được nói, thông cảm nhé!”. Dù mua sỉ nhưng không phải ký hợp đồng là đã có hàng mà phải chờ ít nhất là 4 tuần để nhà phân phối “order” với nhà phân phối cấp vùng!
Dù mua lẻ hay mua sỉ, dù có đàm phán “dẻo” đến đâu thì những hoạt động đó cũng “được chăng hay chớ”! Đó là chưa kể trên thị trường đã xuất hiện “cò” với những hợp đồng lớn. Theo một nguồn tin, đã có một công ty M. “cò” giữa Microsoft và các doanh nghiệp. Những hợp đồng lớn buộc phải thông qua công ty này.
Giám đốc một công ty cho biết, chính công ty “cò” này đã “chặt” của anh gần 11USD/bộ phần mềm M. Họ chỉ mua 25 USD, bán lại cho anh 36 USD, để anh bán ra thị trường 38USD. Vị giám đốc này tiếc rẻ: “Nếu như chúng tôi không thông qua công ty này, có thể người sử dụng tiết kiệm được 5-10 USD, còn chúng tôi cũng kiếm được thêm vài đô”.
Giá chưa hợp thời
Anh Khoa của Công ty Tân Đức nói: “Nếu được, Nhà nước giao cho cơ quan chức năng như Bộ Thuơng mại hay Bộ Bưu chính viễn thông chẳng hạn, thay mặt Nhà nước đàm phán giá với nhà sản xuất để từ đó có một mức giá chung. Trên cơ sở đó, nhà phân phối đưa ra khung giá trần và giá sàn, hay nói cách khác là khung giá bán sỉ và bán lẻ cho từng sản phẩm”.
Vấn đề giá khiến việc vi phạm bản quyền phần mềm tiếp tục diễn ra. Anh Lê Quang Thành, Giám đốc Chi nhánh Công ty Máy tính CMS tại Tp.HCM khẳng định, giá những phần mềm của Microsoft tại Việt Nam chỉ bằng 50% giá mặt bằng chung trên thế giới nhưng so với thu nhập của người dân thì mức giá trên còn cao quá! Giá quá rẻ tại các cửa hàng bán đĩa lậu khiến khó thuyết phục người sử dụng máy tính cá nhân mua bản quyền phần mềm.
Hiện nay không ít máy tính thương hiệu Việt và cả máy bộ nước ngoài tích hợp sẵn hệ điều hành Windows không bán được hoặc bán rất chậm, chỉ vì giá của những phần mềm có bản quyền đã “đội giá” máy tính cao gần 1,5 lần cùng cấu hình so với mua linh kiện lắp ráp hoặc mua máy bộ không có Windows.
“Để người có thu nhập 3 triệu đồng/tháng có thể mua bản quyền phần mềm”
(Ông Nguyễn Vũ Nguyên, phụ trách kinh doanh phần mềm thuộc Trung tâm Phân phối phần mềm và thiết bị mạng - Công ty Phân phối FPT)
“Với mức thu nhập trung bình 3 triệu đồng/tháng so với giá sản phẩm phần mềm như hệ điều hành dành cho máy để bàn vào khoảng 1,5 - 2,5 triệu đồng (tuỳ loại sản phẩm) thì quả thật là một điều đáng suy nghĩ.
Đứng về góc độ pháp luật thì việc Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 đồng nghĩa với việc sử dụng những sản phẩm phần mềm có bản quyền là điều bắt buộc. Chúng ta không có lý do nào để tránh né vấn đề này được.
Hiện tại, mối quan tâm hàng đầu của các hãng phần mềm là các doanh nghiệp. Họ đang có những chính sách ưu đãi hỗ trợ khách hàng thông qua các chương trình khuyến mãi hoặc những sự hỗ trợ đặc biệt khác nhau. Vì vậy, tôi nghĩ các doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội hiếm có này.
Theo tôi, đã đến lúc người tiêu dùng nên chọn những sản phẩm phần mềm phù hợp với nhu cầu sử dụng, sau đó học cách khai thác hết những ứng dụng mà sản phẩm phần mềm này mang lại để gia tăng hiệu quả. Có như thế mới tối ưu hoá được chi phí đầu tư cho phần mềm. Ngoài ra, doanh nghiệp phải xem sản phẩm phần mềm là tài sản của doanh nghiệp, nên cần có những kế hoạch tài chính rõ ràng và cụ thể hơn để đầu tư.”
* Giá một số phần mềm có bản quyền (phiên bản tiếng Anh):
Office Basic Edition 2003 - 167 USD
Office SB Edition 2003 - 235 USD
Office Pro 2003 - 314 USD
Windows XP Home - 87 USD
Windows XP Starter - 38 USD
Windows XP Pro - 137 USD