Dịch lợn tai xanh: Đừng nói không với thịt lợn trong nước
Bệnh lợn tai xanh không lây sang người và có thể hoàn toàn yên tâm khi ăn thịt lợn đã được nấu chín
Do hiểu chưa đúng về bệnh lợn tai xanh, nhiều người tiêu dùng đã quay lưng lại với thịt lợn. Nếu tình trạng trên vẫn tiếp diễn, nhiều người nuôi sẽ bỏ trống chuồng, dẫn đến những tháng cuối năm giá của mặt hàng này sẽ lại tăng mạnh.
Nhận định trên đã được đông đảo các đại biểu chia sẻ tại một buổi họp bàn mới đây về biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ thịt lợn trong tình hình hiện nay, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức.
Tiêu thụ giảm gần 40%, giá xuất chuồng giảm trên 20%
Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết: sau khi tái bùng phát tại Hải Dương vào cuối tháng 3/2010, tính đến nay dịch lợn tai xanh bùng phát tại 15 tỉnh, thành của miền Bắc. Tình trạng này đã khiến lợn đến tuổi xuất chuồng bị ứ đọng. Nếu bán được thì giá lại thấp hơn so với giá thành sản xuất nên các nông hộ, thậm chí là các trang trại có quy mô lớn đều lỗ nặng.
Mặc dù, Cục Thú Y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã chính thức khẳng định: virus gây dịch lợn tai xanh không hề lây bệnh cho người. Vì vậy, ăn thịt lợn đã nấu chín hoàn toàn có thể yên tâm.
PGS. TS Tô Long Thành, Phó giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương thuộc Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) còn nêu rõ: bên cạnh thông tin dịch tai xanh bùng phát, các phương tiện thông tin đại chúng lại đưa tin về các trường hợp bị bệnh do ăn phải lợn có mang liên cầu khuẩn, đã khiến người dân càng e ngại hơn đối với loại thực phẩm phổ biến này.
Nhưng bệnh tai xanh không lây sang người. Còn liên cầu khuẩn chỉ lây sang người khi ăn tiết canh và thịt sống của lợn mang vi khuẩn này. Trên thực tế hai bệnh này cũng ít có mối liên hệ với nhau.
Tuy vậy, theo ước tính, ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến nhu cầu tiêu thụ thịt lợn giảm khoảng 30-40% so với trước đó. Không chỉ giảm về lượng, giá thu mua cũng giảm đáng kể, tại miền Bắc, từ đầu tháng 4 đến nay giá lợn hơi được thu mua chỉ ở mức 17.000-18.000 đồng/kg (giảm khoảng 22-24%). Trong khi phải bán được ở mức giá trên 22.000 đồng/kg, các nông hộ mới có thể có lời.
Còn các trang trại ở cả hai miền, giá bán phải là trên 30.000 đồng/kg thì mới có lợi nhuận, nhưng nay giá mua vào chỉ ở mức 25.000-26.000 đồng/kg.
Điều này đã khiến các hộ sản xuất nhỏ cũng như đơn vị sản xuất lớn gặp không ít khó khăn. Với đàn lợn lên tới 46.000 con, trong đó có 5.700 lợn sinh sản, mỗi tháng số lợn con được sinh ra tại Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam là khoảng 5.000-6.000 con. “Không bán được lợn giống, công ty buộc phải để nuôi, điều này đã gây áp lực không nhỏ về chuồng trại. Thêm vào đó, do thường xuyên mất điện, nhiệt độ cao các trại lại phải đối mặt với nguy cơ phát sinh dịch bệnh mới”, ông Nguyễn Đức Đán, Phó tổng giám đốc than thở.
Cũng đang ngồi trên đống lửa, ông Lê Quang Thành, Tổng giám đốc Công ty Thái Dương cho biết: hiện công ty đang có trên 30.000 lợn hơi và 2.600 lợn nái. Trong tình hình hiện nay, ngay cả các trang trại không hề có dịch, thì việc tiêu thụ cũng rất khó khăn. Do vậy, thức ăn chăn nuôi, vaccine phòng bệnh đang là những chi phí mà công ty đang phải oằn lưng gánh.
Người tiêu dùng và chăn nuôi đều thiệt
Mặc dù giá lợn xuất chuồng giảm mạnh, lượng tiêu thụ cũng giảm, song giá lợn thịt bán lẻ tại các chợ vẫn không hề giảm. Theo ghi nhận tại các chợ nội thành Hà Nội, thịt lợn mông sấn, ba chỉ vẫn được bán với giá 60.000 đồng/kg. Tại Tp.HCM các loại thịt này vẫn đang được bán với giá từ 67.000-68.000 đồng/kg, tùy theo từng chợ.
Không những vậy, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lượng thịt lợn nhập khẩu vào nước ta trong 5 tháng đầu năm đã tới 20% so với cùng kỳ năm ngoái và đã đạt trên 50 nghìn tấn. Trong số này chủ yếu là các sản phẩm và phụ phẩm thịt đông lạnh (chiếm 95%). Đặc biệt, từ đầu tháng 5 đến nay này lượng nhập khẩu đang có xu hướng tăng mạnh.
Điều này đã khiến ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Chăn nuôi không khỏi lo lắng: Nếu tình hình này kéo dài, người chăn nuôi sẽ không thể tiếp tục sản xuất, thời gian tới không chỉ số lượng tổng đàn lợn của cả nước bị ảnh hưởng, mà chỉ cần nhu cầu đối với thịt lợn tăng lên, giá bán của thực phẩm này có thể tăng tới 10-15%. Thực tế, mức tăng này đã từng xảy ra sau các vụ dịch trước.
Theo đó, để chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi, ông Đán đề nghị bên cạnh công tác kích cầu để giải phóng cho số lượng lợn đang tồn đọng, cần có cơ chế giãn nợ, tiếp tục cho các hộ, đơn vị chăn nuôi vay vốn để duy trì sản xuất.
Ông Đoàn Trọng Lý, Công ty Cổ phần Chăn nuôi - Chế biến - Xuất nhập khẩu Aproximex còn mạnh dạn kiến nghị, cơ quan nhà nước cần sớm ban hành cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng các kho lạnh tại các địa phương để thu mua lợn khỏe mạnh, cấp đông tạm trữ. Khi nhu cầu của thị trường tăng mạnh sẽ cung cấp ra thị trường nhằm bình ổn giá.
* Ngày 23/3/2010, dịch lợn tai xanh đã tái bùng phát tại tỉnh Hải Dương. Tính đến ngày 26/5, dịch đã lây lan rộng và xuất hiện ở 492 xã, phường, thị trấn của 15 tỉnh, thành phố của miền Bắc, như: Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Hà Nam… Số lợn bị mắc bệnh là gần 135 nghìn con. Trong đó số đã chết và tiêu hủy khoảng trên 60 nghìn con.
Nhận định trên đã được đông đảo các đại biểu chia sẻ tại một buổi họp bàn mới đây về biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ thịt lợn trong tình hình hiện nay, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức.
Tiêu thụ giảm gần 40%, giá xuất chuồng giảm trên 20%
Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết: sau khi tái bùng phát tại Hải Dương vào cuối tháng 3/2010, tính đến nay dịch lợn tai xanh bùng phát tại 15 tỉnh, thành của miền Bắc. Tình trạng này đã khiến lợn đến tuổi xuất chuồng bị ứ đọng. Nếu bán được thì giá lại thấp hơn so với giá thành sản xuất nên các nông hộ, thậm chí là các trang trại có quy mô lớn đều lỗ nặng.
Mặc dù, Cục Thú Y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã chính thức khẳng định: virus gây dịch lợn tai xanh không hề lây bệnh cho người. Vì vậy, ăn thịt lợn đã nấu chín hoàn toàn có thể yên tâm.
PGS. TS Tô Long Thành, Phó giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương thuộc Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) còn nêu rõ: bên cạnh thông tin dịch tai xanh bùng phát, các phương tiện thông tin đại chúng lại đưa tin về các trường hợp bị bệnh do ăn phải lợn có mang liên cầu khuẩn, đã khiến người dân càng e ngại hơn đối với loại thực phẩm phổ biến này.
Nhưng bệnh tai xanh không lây sang người. Còn liên cầu khuẩn chỉ lây sang người khi ăn tiết canh và thịt sống của lợn mang vi khuẩn này. Trên thực tế hai bệnh này cũng ít có mối liên hệ với nhau.
Tuy vậy, theo ước tính, ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến nhu cầu tiêu thụ thịt lợn giảm khoảng 30-40% so với trước đó. Không chỉ giảm về lượng, giá thu mua cũng giảm đáng kể, tại miền Bắc, từ đầu tháng 4 đến nay giá lợn hơi được thu mua chỉ ở mức 17.000-18.000 đồng/kg (giảm khoảng 22-24%). Trong khi phải bán được ở mức giá trên 22.000 đồng/kg, các nông hộ mới có thể có lời.
Còn các trang trại ở cả hai miền, giá bán phải là trên 30.000 đồng/kg thì mới có lợi nhuận, nhưng nay giá mua vào chỉ ở mức 25.000-26.000 đồng/kg.
Điều này đã khiến các hộ sản xuất nhỏ cũng như đơn vị sản xuất lớn gặp không ít khó khăn. Với đàn lợn lên tới 46.000 con, trong đó có 5.700 lợn sinh sản, mỗi tháng số lợn con được sinh ra tại Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam là khoảng 5.000-6.000 con. “Không bán được lợn giống, công ty buộc phải để nuôi, điều này đã gây áp lực không nhỏ về chuồng trại. Thêm vào đó, do thường xuyên mất điện, nhiệt độ cao các trại lại phải đối mặt với nguy cơ phát sinh dịch bệnh mới”, ông Nguyễn Đức Đán, Phó tổng giám đốc than thở.
Cũng đang ngồi trên đống lửa, ông Lê Quang Thành, Tổng giám đốc Công ty Thái Dương cho biết: hiện công ty đang có trên 30.000 lợn hơi và 2.600 lợn nái. Trong tình hình hiện nay, ngay cả các trang trại không hề có dịch, thì việc tiêu thụ cũng rất khó khăn. Do vậy, thức ăn chăn nuôi, vaccine phòng bệnh đang là những chi phí mà công ty đang phải oằn lưng gánh.
Người tiêu dùng và chăn nuôi đều thiệt
Mặc dù giá lợn xuất chuồng giảm mạnh, lượng tiêu thụ cũng giảm, song giá lợn thịt bán lẻ tại các chợ vẫn không hề giảm. Theo ghi nhận tại các chợ nội thành Hà Nội, thịt lợn mông sấn, ba chỉ vẫn được bán với giá 60.000 đồng/kg. Tại Tp.HCM các loại thịt này vẫn đang được bán với giá từ 67.000-68.000 đồng/kg, tùy theo từng chợ.
Không những vậy, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lượng thịt lợn nhập khẩu vào nước ta trong 5 tháng đầu năm đã tới 20% so với cùng kỳ năm ngoái và đã đạt trên 50 nghìn tấn. Trong số này chủ yếu là các sản phẩm và phụ phẩm thịt đông lạnh (chiếm 95%). Đặc biệt, từ đầu tháng 5 đến nay này lượng nhập khẩu đang có xu hướng tăng mạnh.
Điều này đã khiến ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Chăn nuôi không khỏi lo lắng: Nếu tình hình này kéo dài, người chăn nuôi sẽ không thể tiếp tục sản xuất, thời gian tới không chỉ số lượng tổng đàn lợn của cả nước bị ảnh hưởng, mà chỉ cần nhu cầu đối với thịt lợn tăng lên, giá bán của thực phẩm này có thể tăng tới 10-15%. Thực tế, mức tăng này đã từng xảy ra sau các vụ dịch trước.
Theo đó, để chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi, ông Đán đề nghị bên cạnh công tác kích cầu để giải phóng cho số lượng lợn đang tồn đọng, cần có cơ chế giãn nợ, tiếp tục cho các hộ, đơn vị chăn nuôi vay vốn để duy trì sản xuất.
Ông Đoàn Trọng Lý, Công ty Cổ phần Chăn nuôi - Chế biến - Xuất nhập khẩu Aproximex còn mạnh dạn kiến nghị, cơ quan nhà nước cần sớm ban hành cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng các kho lạnh tại các địa phương để thu mua lợn khỏe mạnh, cấp đông tạm trữ. Khi nhu cầu của thị trường tăng mạnh sẽ cung cấp ra thị trường nhằm bình ổn giá.
* Ngày 23/3/2010, dịch lợn tai xanh đã tái bùng phát tại tỉnh Hải Dương. Tính đến ngày 26/5, dịch đã lây lan rộng và xuất hiện ở 492 xã, phường, thị trấn của 15 tỉnh, thành phố của miền Bắc, như: Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Hà Nam… Số lợn bị mắc bệnh là gần 135 nghìn con. Trong đó số đã chết và tiêu hủy khoảng trên 60 nghìn con.