Điện cho mùa nóng: Sẽ huy động mọi nguồn!
Mọi nguồn cung ứng điện sẽ được huy động tối đa để đáp ứng nhu cầu điện mùa hè 2008
Mọi nguồn cung ứng điện sẽ được huy động tối đa để đáp ứng nhu cầu điện mùa hè 2008.
>>“Điện sẽ thiếu đến 2020!”
Ban chỉ đạo Nhà nước về qui hoạch điện 6, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng - Trưởng ban chỉ đạo Hoàng Trung Hải vừa có cuộc họp khẩn về tình hình cung ứng điện mùa khô 2008.
Cầu vẫn cao, nhưng cung yếu!
Theo đánh giá của các thành viên trong Ban chỉ đạo, trong 3 tháng đầu năm, tình hình vận hành nguồn điện đang gặp nhiều khó khăn hơn so với dự báo. Đồng thời, nhu cầu điện lại không ngừng tăng cao trong khi tình hình cung ứng điện từ nay đến cuối mùa khô sẽ tiếp tục căng thẳng.
Mực nước các hồ thủy điện đang ở mức thấp so với cùng kỳ năm ngoái và nếu không có những giải pháp tích cực, tình hình cung cứng điện sẽ đặc biệt gay gắt đối với khu vực miền Bắc.
Tại miền Bắc, phụ tải tiếp tục tăng cao, dự kiến ở mức 78,7 triệu kWh/ngày trong tháng 4 và 83 triệu KWh/ngày trong tháng 5, nhưng tổng sản lượng nguồn miền Bắc chỉ có thể đáp ứng được trung bình 48 triệu kWh/ngày trong tháng 4 và 55,5 triệu kWh/ngày trong tháng 5, do đó sẽ phải nhận điện "chi viện" từ phía Nam qua đường dây 500 kV.
"Mục tiêu số 1 là ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu điện, nhất là điện cho sản xuất và sinh hoạt thiết yếu. Trong lúc thời tiết nóng lên sắp tới, 10 MW đưa vào vận hành cũng quý. Vì vậy, kể cả mua điện giá cao, sản xuất điện bằng dầu thì ngành điện cũng phải làm", Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nói.
Đồng thời, Phó thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai các chương trình tiết kiệm điện một cách triệt để, có biện pháp kiểm soát chi phí cho điện năng, nhất là khu vực sử dụng ngân sách Nhà nước. Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo việc đăng ký chỉ tiêu và thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện đối với các cơ sở sản xuất, đẩy mạnh kiểm toán năng lượng bắt buộc, lập đoàn kiểm tra tới các địa phương triển khai phương án thực hiện tiết kiệm điện, trước hết ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, đồng thời giám sát việc vận hành, phân phối điện của EVN.
Nhiều dự án điện… vẫn chậm tiến độ!
Theo đánh giá của Phó thủ tướng, do tình hình biến động giá làm chuyển dịch cơ cấu sử dụng năng lượng, mức tiêu thụ điện tăng mạnh cả trong sinh hoạt lẫn sản xuất. Nhưng điều đáng nói là nguyên nhân chủ quan, yếu kém trong việc thi công các dự án điện.
Trong Quy hoạch điện 6 giai đoạn 2006-2010, hầu hết các dự án đã được khởi công xây dựng. Các dự án đang thi công nhìn chung đều có cố gắng nhưng hầu hết đang có nguy cơ không đảm bảo tiến độ theo kế hoạch, chậm phổ biến từ 3-5 tháng.
Kết quả kiểm tra của Đoàn công tác Chính phủ đối với các dự án dự kiến sẽ vận hành trong các năm 2008-2010 (34 dự án nhà máy điện với tổng công suất trên 7.000 MW) cho thấy nhiều dự án bị chậm tiến độ: Thủy điện Buôn Kuốp chậm 2 tháng, dự án tuabin khí hỗn hợp Nhơn Trạch 1 (450 MW) chậm tiến độ khoảng 3 tháng, dự án Cà Mau II (750 MW) chậm tiến độ tới 8 tháng,...
Trong khi đó, một số dự án nguồn điện năm 2009, 2010 cũng bộc lộ những khó khăn nhất định và sẽ chậm so với yêu cầu trong Quy hoạch điện 6 nếu không có biện pháp tích cực hơn nữa của chủ đầu tư.
Theo Ban chỉ đạo, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nói trên là sự chậm trễ trong công tác thiết kế, thanh toán khối lượng hoàn thành cho nhà thầu, tình hình trượt giá nhiên vật liệu, lực lượng và phương tiện thi công của các tổng thầu, nhà thầu phụ bị phân tán do cùng lúc nhận nhiều công trình.
Phó thủ tướng yêu cầu các tập đoàn: Điện lực, Dầu khí, Than - Khoáng sản, các tổng công ty Sông Đà, Lilama cũng như các nhà thầu EPC nước ngoài và các nhà thầu phụ trong nước... cần nhanh chóng khắc phục yếu kém trong quản lý, triển khai một số dự án thời gian qua. "Sắp tới, sẽ xem xét kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp để chậm tiến độ dự án", ông nhấn mạnh.
>>“Điện sẽ thiếu đến 2020!”
Ban chỉ đạo Nhà nước về qui hoạch điện 6, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng - Trưởng ban chỉ đạo Hoàng Trung Hải vừa có cuộc họp khẩn về tình hình cung ứng điện mùa khô 2008.
Cầu vẫn cao, nhưng cung yếu!
Theo đánh giá của các thành viên trong Ban chỉ đạo, trong 3 tháng đầu năm, tình hình vận hành nguồn điện đang gặp nhiều khó khăn hơn so với dự báo. Đồng thời, nhu cầu điện lại không ngừng tăng cao trong khi tình hình cung ứng điện từ nay đến cuối mùa khô sẽ tiếp tục căng thẳng.
Mực nước các hồ thủy điện đang ở mức thấp so với cùng kỳ năm ngoái và nếu không có những giải pháp tích cực, tình hình cung cứng điện sẽ đặc biệt gay gắt đối với khu vực miền Bắc.
Tại miền Bắc, phụ tải tiếp tục tăng cao, dự kiến ở mức 78,7 triệu kWh/ngày trong tháng 4 và 83 triệu KWh/ngày trong tháng 5, nhưng tổng sản lượng nguồn miền Bắc chỉ có thể đáp ứng được trung bình 48 triệu kWh/ngày trong tháng 4 và 55,5 triệu kWh/ngày trong tháng 5, do đó sẽ phải nhận điện "chi viện" từ phía Nam qua đường dây 500 kV.
"Mục tiêu số 1 là ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu điện, nhất là điện cho sản xuất và sinh hoạt thiết yếu. Trong lúc thời tiết nóng lên sắp tới, 10 MW đưa vào vận hành cũng quý. Vì vậy, kể cả mua điện giá cao, sản xuất điện bằng dầu thì ngành điện cũng phải làm", Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nói.
Đồng thời, Phó thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai các chương trình tiết kiệm điện một cách triệt để, có biện pháp kiểm soát chi phí cho điện năng, nhất là khu vực sử dụng ngân sách Nhà nước. Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo việc đăng ký chỉ tiêu và thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện đối với các cơ sở sản xuất, đẩy mạnh kiểm toán năng lượng bắt buộc, lập đoàn kiểm tra tới các địa phương triển khai phương án thực hiện tiết kiệm điện, trước hết ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, đồng thời giám sát việc vận hành, phân phối điện của EVN.
Nhiều dự án điện… vẫn chậm tiến độ!
Theo đánh giá của Phó thủ tướng, do tình hình biến động giá làm chuyển dịch cơ cấu sử dụng năng lượng, mức tiêu thụ điện tăng mạnh cả trong sinh hoạt lẫn sản xuất. Nhưng điều đáng nói là nguyên nhân chủ quan, yếu kém trong việc thi công các dự án điện.
Trong Quy hoạch điện 6 giai đoạn 2006-2010, hầu hết các dự án đã được khởi công xây dựng. Các dự án đang thi công nhìn chung đều có cố gắng nhưng hầu hết đang có nguy cơ không đảm bảo tiến độ theo kế hoạch, chậm phổ biến từ 3-5 tháng.
Kết quả kiểm tra của Đoàn công tác Chính phủ đối với các dự án dự kiến sẽ vận hành trong các năm 2008-2010 (34 dự án nhà máy điện với tổng công suất trên 7.000 MW) cho thấy nhiều dự án bị chậm tiến độ: Thủy điện Buôn Kuốp chậm 2 tháng, dự án tuabin khí hỗn hợp Nhơn Trạch 1 (450 MW) chậm tiến độ khoảng 3 tháng, dự án Cà Mau II (750 MW) chậm tiến độ tới 8 tháng,...
Trong khi đó, một số dự án nguồn điện năm 2009, 2010 cũng bộc lộ những khó khăn nhất định và sẽ chậm so với yêu cầu trong Quy hoạch điện 6 nếu không có biện pháp tích cực hơn nữa của chủ đầu tư.
Theo Ban chỉ đạo, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nói trên là sự chậm trễ trong công tác thiết kế, thanh toán khối lượng hoàn thành cho nhà thầu, tình hình trượt giá nhiên vật liệu, lực lượng và phương tiện thi công của các tổng thầu, nhà thầu phụ bị phân tán do cùng lúc nhận nhiều công trình.
Phó thủ tướng yêu cầu các tập đoàn: Điện lực, Dầu khí, Than - Khoáng sản, các tổng công ty Sông Đà, Lilama cũng như các nhà thầu EPC nước ngoài và các nhà thầu phụ trong nước... cần nhanh chóng khắc phục yếu kém trong quản lý, triển khai một số dự án thời gian qua. "Sắp tới, sẽ xem xét kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp để chậm tiến độ dự án", ông nhấn mạnh.