Điều gì cản đường triệu phú Trung Quốc mua New York Times?
Quyền kiểm soát tờ New York Times không được mua đi bán lại trên thị trường
Mới đây, triệu phú Trung Quốc Chen Guangbiao, một người phất lên từ lĩnh vực vật liệu tái chế và nổi tiếng nhờ những ý tưởng có phần lập dị, bày tỏ ý muốn mua lại tờ báo New York Times nổi tiếng của Mỹ.
Tuy nhiên, theo phân tích của hãng tin tài chính Bloomberg, dù có tiền, ông Chen cũng không dễ đạt được mục tiêu này.
Không ai có thể phủ nhận tờ báo New York Times là một tài sản có giá trị lớn, xét tới ảnh hưởng sâu rộng được cảm nhận hàng ngày của tờ báo không chỉ ở Mỹ mà còn ở cả nước ngoài. Ông Chen cho rằng, với khối tài sản ròng trị giá gần 1 tỷ USD của mình, ông hoàn toàn có thể mua được quyền kiểm soát New York Times.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, không giống như hầu hết các công ty đại chúng khác, quyền kiểm soát tờ New York Times không được mua đi bán lại trên thị trường.
Dòng họ Ochs-Sulzberger, gia tộc đã điều hành tờ New York Times suốt 117 năm qua, nắm quyền kiểm soát chặt chẽ được ví như một “gọng kìm sắt” đối với tờ báo này thông qua cổ phiếu hạng B. Mà cổ phiếu này không được giao dịch trên bất kỳ thị trường chứng khoán nào.
Một vài thông tin về tài chính của New York Times trong thời gian gần đây cũng có thể khiến các nhà đầu tư cảm thấy ngần ngại.
Giá cổ phiếu của The Times Co., công ty quản lý tờ báo này hiện ở mức khoảng 16 USD, và giá trị vốn hóa của công ty là 2,33 tỷ USD. Mới đây, tờ báo đã nối lại hoạt động trả cổ tức hàng quý cho cổ đông, và nhà Osch-Sulzberger sẽ được nhận 3,1 triệu USD tiền cổ tức mỗi năm. Số tiền cổ tức này rõ ràng là tốt hơn không có đồng nào, nhưng thấp hơn nhiều so với mức 20 triệu USD mà nhà Osch-Sulzberger thường nhận được hàng năm trước khi xảy ra suy thoái kinh tế.
Có người đặt câu hỏi, liệu Hội đồng Quản trị của The Times Co. có đưa ra mức giá cao hơn nhiều so với giá cổ phiếu hiện nay để đáp lại lời chào mua của ông Chen. Đây là một câu hỏi tốt, nhưng lại không có câu trả lời rõ ràng, bởi nhà Ochs-Sulzberger kiểm soát tới 2/3 số ghế trong Hội đồng Quản trị này. Bên cạnh đó, những người sở hữu thường không nói ra những gì mà họ nghĩ trong đầu.
Mua New York Times là mua lại một tờ báo, và đồng nghĩa với việc sẽ phải theo đuổi sứ mệnh của một tờ báo. Trong khi đó, các nhà chức trách Trung Quốc đáng có thái độ khắt khe đối với báo chí. Website của New York Times đang bị chặn ở Trung Quốc, tương tự như trang Bloomberg.com. Bởi thế, triệu phú Chen cũng nên lường trước khả năng phải chịu sự tăng cường giám sát khi ông đưa ra ý định mua tờ báo nổi tiếng của nước Mỹ.
Ông Chen được xem là một “đại gia” lập dị của Trung Quốc. Đầu năm nay, ông công bố ý tưởng bán không khí sạch đóng lon cho người tiêu dùng Bắc Kinh. Năm ngoái, ông mở chương trình tặng xe hơi Trung Quốc cho những người dùng xe Nhật bị đập phá trong cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp với Trung Quốc. Mới đây, ông tiếp tục gây xôn xao khi tài trợ 16 tấn tiền mặt loại 100 Nhân dân tệ để hỗ trợ hoạt động thống kê của quốc gia.
Ông Chen giàu lên nhờ xây dựng nên tập đoàn tái chế Huangpu Renewable Resources Utilisation Group. Tuy lập dị nhưng ông là một nhà hoạt động từ thiện tích cực ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo phân tích của hãng tin tài chính Bloomberg, dù có tiền, ông Chen cũng không dễ đạt được mục tiêu này.
Không ai có thể phủ nhận tờ báo New York Times là một tài sản có giá trị lớn, xét tới ảnh hưởng sâu rộng được cảm nhận hàng ngày của tờ báo không chỉ ở Mỹ mà còn ở cả nước ngoài. Ông Chen cho rằng, với khối tài sản ròng trị giá gần 1 tỷ USD của mình, ông hoàn toàn có thể mua được quyền kiểm soát New York Times.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, không giống như hầu hết các công ty đại chúng khác, quyền kiểm soát tờ New York Times không được mua đi bán lại trên thị trường.
Dòng họ Ochs-Sulzberger, gia tộc đã điều hành tờ New York Times suốt 117 năm qua, nắm quyền kiểm soát chặt chẽ được ví như một “gọng kìm sắt” đối với tờ báo này thông qua cổ phiếu hạng B. Mà cổ phiếu này không được giao dịch trên bất kỳ thị trường chứng khoán nào.
Một vài thông tin về tài chính của New York Times trong thời gian gần đây cũng có thể khiến các nhà đầu tư cảm thấy ngần ngại.
Giá cổ phiếu của The Times Co., công ty quản lý tờ báo này hiện ở mức khoảng 16 USD, và giá trị vốn hóa của công ty là 2,33 tỷ USD. Mới đây, tờ báo đã nối lại hoạt động trả cổ tức hàng quý cho cổ đông, và nhà Osch-Sulzberger sẽ được nhận 3,1 triệu USD tiền cổ tức mỗi năm. Số tiền cổ tức này rõ ràng là tốt hơn không có đồng nào, nhưng thấp hơn nhiều so với mức 20 triệu USD mà nhà Osch-Sulzberger thường nhận được hàng năm trước khi xảy ra suy thoái kinh tế.
Có người đặt câu hỏi, liệu Hội đồng Quản trị của The Times Co. có đưa ra mức giá cao hơn nhiều so với giá cổ phiếu hiện nay để đáp lại lời chào mua của ông Chen. Đây là một câu hỏi tốt, nhưng lại không có câu trả lời rõ ràng, bởi nhà Ochs-Sulzberger kiểm soát tới 2/3 số ghế trong Hội đồng Quản trị này. Bên cạnh đó, những người sở hữu thường không nói ra những gì mà họ nghĩ trong đầu.
Mua New York Times là mua lại một tờ báo, và đồng nghĩa với việc sẽ phải theo đuổi sứ mệnh của một tờ báo. Trong khi đó, các nhà chức trách Trung Quốc đáng có thái độ khắt khe đối với báo chí. Website của New York Times đang bị chặn ở Trung Quốc, tương tự như trang Bloomberg.com. Bởi thế, triệu phú Chen cũng nên lường trước khả năng phải chịu sự tăng cường giám sát khi ông đưa ra ý định mua tờ báo nổi tiếng của nước Mỹ.
Ông Chen được xem là một “đại gia” lập dị của Trung Quốc. Đầu năm nay, ông công bố ý tưởng bán không khí sạch đóng lon cho người tiêu dùng Bắc Kinh. Năm ngoái, ông mở chương trình tặng xe hơi Trung Quốc cho những người dùng xe Nhật bị đập phá trong cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp với Trung Quốc. Mới đây, ông tiếp tục gây xôn xao khi tài trợ 16 tấn tiền mặt loại 100 Nhân dân tệ để hỗ trợ hoạt động thống kê của quốc gia.
Ông Chen giàu lên nhờ xây dựng nên tập đoàn tái chế Huangpu Renewable Resources Utilisation Group. Tuy lập dị nhưng ông là một nhà hoạt động từ thiện tích cực ở Trung Quốc.