Doanh nghiệp bất động sản: Doanh thu lớn, hiệu quả thấp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh trong năm 2012 của nhiều doanh nghiệp xây dựng thấp hơn chi phí vay vốn trung bình
Bộ Xây dựng vừa có báo cáo Chính phủ về tình hình thị trường bất động sản và kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012 của các đơn vị thuộc Bộ.
Theo cơ quan này, trong năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể so với cuối năm 2011 nhưng các doanh nghiệp ngành xây dựng tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn. Cụ thể là thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng, các doanh nghiệp thiếu vốn cho sản xuất và đầu tư phát triển. Lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, nhiều doanh nghiệp không dám vay.
Cùng với đó là giá cả bất động sản nhà ở sụt giảm ở tất cả các phân khúc thị trường, số lượng giao dịch giảm mạnh, thậm chí nhiều dự án không có giao dịch.
Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thực sự gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, phải vay vốn từ ngân hàng hoặc dựa vào nguồn vốn huy động từ khách hàng để triển khai dự án. Do đó, khi thị trường trầm lắng đã bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng.
Thị trường bất động sản đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng trang trí nội thất,...
Kéo theo đó là nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng hoạt động cầm chừng, không phát huy hết công suất của các nhà máy, sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt thấp, lượng tồn kho lớn, kinh doanh không hiệu quả.
Một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản, không tự cân đối được nguồn trả nợ các khoản đã vay để đầu tư.
Về số liệu cụ thể, Bộ Xây dựng cho biết, ước tổng giá trị sản xuất xây dựng của các doanh nghiệp ngành xây dựng (theo giá hiện hành) đạt khoảng 40.266 tỷ đồng, bằng 112,7% so với năm 2011.
Còn giá trị sản xuất kinh doanh ước thực hiện 11 tháng đạt 143.238 tỷ đồng, bằng 84,3% so với kế hoạch năm và bằng 95,3% so với cùng kỳ năm 2011.
Giá trị sản xuất kinh doanh năm cả 2012 ước đạt 162.730 tỷ đồng, bằng 95,8% so với kế hoạch năm và bằng 102% so với cùng kỳ năm 2011.
Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, mặc dù đạt con số về giá trị sản xuất khá cao so với năm 2011, song về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong năm 2012 thì tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp đạt thấp, một số đơn vị chỉ đạt ở mức dưới 10%, thấp hơn chi phí vay vốn trung bình của các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, đầu tư ra ngoài doanh nghiệp lớn, trong khi năng lực quản lý và khả năng tài chính có hạn dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Tính đến 31/12/2011, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của nhiều đơn vị vẫn ở mức cao, vượt quy định 3 lần, nợ phải thu khó đòi còn lớn.
Trước thực tế đó, trong thời gian qua Bộ cũng đã đề xuất một số giải pháp cấp bách để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp với Chính phủ và Quốc hội.
Theo cơ quan này, trong năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể so với cuối năm 2011 nhưng các doanh nghiệp ngành xây dựng tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn. Cụ thể là thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng, các doanh nghiệp thiếu vốn cho sản xuất và đầu tư phát triển. Lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, nhiều doanh nghiệp không dám vay.
Cùng với đó là giá cả bất động sản nhà ở sụt giảm ở tất cả các phân khúc thị trường, số lượng giao dịch giảm mạnh, thậm chí nhiều dự án không có giao dịch.
Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thực sự gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, phải vay vốn từ ngân hàng hoặc dựa vào nguồn vốn huy động từ khách hàng để triển khai dự án. Do đó, khi thị trường trầm lắng đã bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng.
Thị trường bất động sản đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng trang trí nội thất,...
Kéo theo đó là nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng hoạt động cầm chừng, không phát huy hết công suất của các nhà máy, sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt thấp, lượng tồn kho lớn, kinh doanh không hiệu quả.
Một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản, không tự cân đối được nguồn trả nợ các khoản đã vay để đầu tư.
Về số liệu cụ thể, Bộ Xây dựng cho biết, ước tổng giá trị sản xuất xây dựng của các doanh nghiệp ngành xây dựng (theo giá hiện hành) đạt khoảng 40.266 tỷ đồng, bằng 112,7% so với năm 2011.
Còn giá trị sản xuất kinh doanh ước thực hiện 11 tháng đạt 143.238 tỷ đồng, bằng 84,3% so với kế hoạch năm và bằng 95,3% so với cùng kỳ năm 2011.
Giá trị sản xuất kinh doanh năm cả 2012 ước đạt 162.730 tỷ đồng, bằng 95,8% so với kế hoạch năm và bằng 102% so với cùng kỳ năm 2011.
Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, mặc dù đạt con số về giá trị sản xuất khá cao so với năm 2011, song về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong năm 2012 thì tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp đạt thấp, một số đơn vị chỉ đạt ở mức dưới 10%, thấp hơn chi phí vay vốn trung bình của các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, đầu tư ra ngoài doanh nghiệp lớn, trong khi năng lực quản lý và khả năng tài chính có hạn dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Tính đến 31/12/2011, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của nhiều đơn vị vẫn ở mức cao, vượt quy định 3 lần, nợ phải thu khó đòi còn lớn.
Trước thực tế đó, trong thời gian qua Bộ cũng đã đề xuất một số giải pháp cấp bách để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp với Chính phủ và Quốc hội.