Doanh nghiệp Nhật đang nghĩ gì về Việt Nam?
Tâm lí chung của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay là lo ngại cơ hội kinh doanh ít đi
Các doanh nghiệp Nhật Bản nhìn nhận nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay ra sao?
Họ gặp phải những vấn đề gì trong quá trình kinh doanh và đề xuất những giải pháp nào nhằm giải quyết khó khăn?
Lời giải đáp cho những câu hỏi này đã phần nào có được tại Hội thảo chính sách kinh tế vĩ mô Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Nhật, tổ chức tuần qua tại Hà Nội.
Tâm lí chung của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay là lo ngại cơ hội có được những hợp đồng kinh doanh tại Việt Nam sẽ ít đi và tỏ ra thận trọng hơn trước các quyết định đầu tư vì họ thấy khó lường định được các quyết định của Chính phủ.
Theo ông Fujiyama Tomohiro, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản, một ví dụ điển hình cho câu chuyện khó lường định này là ngày 21/7 xăng đã tăng giá một cách đột ngột thêm 31%.
“Điều này sẽ gây cú sốc ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc tăng giá”, ông Fujiyama Tomohiro nói. Giải thích cho chuyện tăng giá xăng này, mọi người đều nói rằng trong thời gian rất dài Chính phủ Việt Nam đã phải trợ giá cho nhiên liệu.
Tuy nhiên, theo ông Fujiyama Tomohiro, đây không phải là câu chuyện của riêng Việt Nam, có rất nhiều nước khác trên thế giới đã phải áp dụng chính sách tương tự như vậy trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Thực tế, giá xăng không bao giờ có chuyện càng ngày càng giảm đi do nhu cầu về nhiên liệu không bao giờ giảm trong khi trữ lượng lại có giới hạn nhất định.
Chính vì thế, ông Fujiyama Tomohiro khuyến nghị: không chỉ riêng thời điểm này mà cả trong thời gian tới, Việt Nam cần có lộ trình, kế hoạch “dài hơi” để tiếp tục hỗ trợ, khống chế việc tăng giá xăng dầu này chứ không chỉ giải quyết tình thế.
Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, ông Hiroaki Yashiro, Tổng giám đốc Công ty Itochu Việt Nam cho biết các doanh nghiệp Nhật mong muốn Chính phủ công khai hoá lộ trình tự do hoá chính sách tài chính và tiền tệ trong tương lai. Trước mắt, Việt Nam cần xúc tiến tự do hoá thị trường ngoại tệ, cụ thể là đồng USD, để thị trường chuyển động tự do hơn, phản ánh tỉ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Hiện nay, giữa tỉ giá công bố và tỉ giá trên thị trường tự do chênh lệch tương đối lớn, nhiều doanh nghiệp không thể huy động ngoại tệ từ ngân hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng việc ngân hàng không bán ra USD là điều không bình thường trong nền kinh tế thị trường.
Cùng quan điểm, ông Fujiyama Tomohiro chia sẻ một số trường hợp mang tính chất điển hình: “Trong tháng 3 nhiều doanh nghiệp vì thiếu tiền Việt NamD cục bộ đã không đủ quỹ lương để trả lương cho nhân viên. Ngược lại, đến tháng 6 lại thiếu USD cục bộ nên xảy ra tình trạng nhiều khi doanh nghiệp không thể thanh quyết toán các hợp đồng với đối tác nước ngoài giao dịch bằng ngoại tệ. Điều này xảy ra đã khiến nhiều doanh nghiệp phải tự bỏ ra chi phí huy động vốn để giải quyết vấn đề”.
Đây là điều không mong muốn của các nhà đầu tư, vì vậy ông Fujiyama Tomohiro cho rằng dù là cơ quan quản lí vĩ mô đi chăng nữa thì trong quá trình hoạch định chính sách cũng cần quan tâm đến những động thái nhỏ, các chỉ số vi mô của nền kinh tế để đưa ra được các chính sách đồng bộ, nhất quán, sát với thực tế.
Một điều nữa cũng được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực tài chính đề cập là các quy định đối với khoản vay bằng ngoại tệ cũng đã ảnh hưởng đến kế hoạch huy động vốn của các doanh nghiệp Nhật Bản. Bởi vì, hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp nước ngoài xây dựng kế hoạch kinh doanh và chiến lược đầu tư dựa trên nền tảng các khoản vay bằng ngoại tệ.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp Nhật Bản, Chính phủ Việt Nam hiện giờ đang thực hiện một số quy chế về hạn ngạch đối với khoản vay bằng ngoại tệ để đầu tư bao gồm cả các khoản vay của doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài.
Ngay trong các doanh nghiệp thương mại của Nhật Bản, việc huy động ngoại tệ hoặc các hoạt động kinh tế liên quan đến ngoại tệ cũng gặp khó khăn do ảnh hưởng của các quy định về mở L/C. Các ngân hàng hiện yêu cầu ký quỹ rất cao, trong một số trường hợp con số này lên đến 100%.
Nếu không đáp ứng được yêu cầu đó, doanh nghiệp sẽ không thể mở được L/C để nhập các trang thiết bị đầu tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Vì thế các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam sẽ nới lỏng các quy định về vay bằng ngoại tệ.
Một bất cập nữa cũng được doanh nghiệp vận tải nhấn mạnh là trong một số trường hợp các khoản phụ thu cũng như việc tách một số khoản thuế trong quá trình nhập khẩu đã tăng cao. Ở một số trường hợp các doanh nghiệp cho rằng không có sự chỉ đạo nhất quán trong thực hiện các chính sách của Trung ương.
Để có thể hạn chế những vướng mắc này, các doanh nghiệp Nhật Bản kiến nghị Chính phủ Việt Nam thực thi đồng bộ, nhất quán các khoản thuế nhập khẩu cũng như các khoản phụ thu trong quá trình nhập khẩu.
Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản thừa nhận, cuối tháng 5 đầu tháng 6, một số báo cáo của các cơ quan thu thập thông tin về kinh tế Việt Nam trong nội bộ cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản đã có những nhìn nhận tương đối bi quan về tình hình kinh tế và môi trường đầu tư của Việt Nam.
Tuy nhiên, ông cho biết các đơn vị viết ra những báo cáo như vậy nhiều khi bắt buộc phải lấy số liệu từ những phỏng đoán về chỉ số của nền kinh tế. Bởi vì họ khó có thể tiếp xúc được với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là các cơ quan có số liệu trong tay, để có thể cập nhật được các số liệu kinh tế. Vì vậy nếu có công bố các chỉ số kinh tế một cách định kỳ thì hiện tượng phải sử dụng số liệu phỏng đoán sẽ phần nào được giải quyết và những nhận định sẽ thực tiễn hơn.
Họ gặp phải những vấn đề gì trong quá trình kinh doanh và đề xuất những giải pháp nào nhằm giải quyết khó khăn?
Lời giải đáp cho những câu hỏi này đã phần nào có được tại Hội thảo chính sách kinh tế vĩ mô Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Nhật, tổ chức tuần qua tại Hà Nội.
Tâm lí chung của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay là lo ngại cơ hội có được những hợp đồng kinh doanh tại Việt Nam sẽ ít đi và tỏ ra thận trọng hơn trước các quyết định đầu tư vì họ thấy khó lường định được các quyết định của Chính phủ.
Theo ông Fujiyama Tomohiro, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản, một ví dụ điển hình cho câu chuyện khó lường định này là ngày 21/7 xăng đã tăng giá một cách đột ngột thêm 31%.
“Điều này sẽ gây cú sốc ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc tăng giá”, ông Fujiyama Tomohiro nói. Giải thích cho chuyện tăng giá xăng này, mọi người đều nói rằng trong thời gian rất dài Chính phủ Việt Nam đã phải trợ giá cho nhiên liệu.
Tuy nhiên, theo ông Fujiyama Tomohiro, đây không phải là câu chuyện của riêng Việt Nam, có rất nhiều nước khác trên thế giới đã phải áp dụng chính sách tương tự như vậy trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Thực tế, giá xăng không bao giờ có chuyện càng ngày càng giảm đi do nhu cầu về nhiên liệu không bao giờ giảm trong khi trữ lượng lại có giới hạn nhất định.
Chính vì thế, ông Fujiyama Tomohiro khuyến nghị: không chỉ riêng thời điểm này mà cả trong thời gian tới, Việt Nam cần có lộ trình, kế hoạch “dài hơi” để tiếp tục hỗ trợ, khống chế việc tăng giá xăng dầu này chứ không chỉ giải quyết tình thế.
Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, ông Hiroaki Yashiro, Tổng giám đốc Công ty Itochu Việt Nam cho biết các doanh nghiệp Nhật mong muốn Chính phủ công khai hoá lộ trình tự do hoá chính sách tài chính và tiền tệ trong tương lai. Trước mắt, Việt Nam cần xúc tiến tự do hoá thị trường ngoại tệ, cụ thể là đồng USD, để thị trường chuyển động tự do hơn, phản ánh tỉ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Hiện nay, giữa tỉ giá công bố và tỉ giá trên thị trường tự do chênh lệch tương đối lớn, nhiều doanh nghiệp không thể huy động ngoại tệ từ ngân hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng việc ngân hàng không bán ra USD là điều không bình thường trong nền kinh tế thị trường.
Cùng quan điểm, ông Fujiyama Tomohiro chia sẻ một số trường hợp mang tính chất điển hình: “Trong tháng 3 nhiều doanh nghiệp vì thiếu tiền Việt NamD cục bộ đã không đủ quỹ lương để trả lương cho nhân viên. Ngược lại, đến tháng 6 lại thiếu USD cục bộ nên xảy ra tình trạng nhiều khi doanh nghiệp không thể thanh quyết toán các hợp đồng với đối tác nước ngoài giao dịch bằng ngoại tệ. Điều này xảy ra đã khiến nhiều doanh nghiệp phải tự bỏ ra chi phí huy động vốn để giải quyết vấn đề”.
Đây là điều không mong muốn của các nhà đầu tư, vì vậy ông Fujiyama Tomohiro cho rằng dù là cơ quan quản lí vĩ mô đi chăng nữa thì trong quá trình hoạch định chính sách cũng cần quan tâm đến những động thái nhỏ, các chỉ số vi mô của nền kinh tế để đưa ra được các chính sách đồng bộ, nhất quán, sát với thực tế.
Một điều nữa cũng được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực tài chính đề cập là các quy định đối với khoản vay bằng ngoại tệ cũng đã ảnh hưởng đến kế hoạch huy động vốn của các doanh nghiệp Nhật Bản. Bởi vì, hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp nước ngoài xây dựng kế hoạch kinh doanh và chiến lược đầu tư dựa trên nền tảng các khoản vay bằng ngoại tệ.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp Nhật Bản, Chính phủ Việt Nam hiện giờ đang thực hiện một số quy chế về hạn ngạch đối với khoản vay bằng ngoại tệ để đầu tư bao gồm cả các khoản vay của doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài.
Ngay trong các doanh nghiệp thương mại của Nhật Bản, việc huy động ngoại tệ hoặc các hoạt động kinh tế liên quan đến ngoại tệ cũng gặp khó khăn do ảnh hưởng của các quy định về mở L/C. Các ngân hàng hiện yêu cầu ký quỹ rất cao, trong một số trường hợp con số này lên đến 100%.
Nếu không đáp ứng được yêu cầu đó, doanh nghiệp sẽ không thể mở được L/C để nhập các trang thiết bị đầu tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Vì thế các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam sẽ nới lỏng các quy định về vay bằng ngoại tệ.
Một bất cập nữa cũng được doanh nghiệp vận tải nhấn mạnh là trong một số trường hợp các khoản phụ thu cũng như việc tách một số khoản thuế trong quá trình nhập khẩu đã tăng cao. Ở một số trường hợp các doanh nghiệp cho rằng không có sự chỉ đạo nhất quán trong thực hiện các chính sách của Trung ương.
Để có thể hạn chế những vướng mắc này, các doanh nghiệp Nhật Bản kiến nghị Chính phủ Việt Nam thực thi đồng bộ, nhất quán các khoản thuế nhập khẩu cũng như các khoản phụ thu trong quá trình nhập khẩu.
Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản thừa nhận, cuối tháng 5 đầu tháng 6, một số báo cáo của các cơ quan thu thập thông tin về kinh tế Việt Nam trong nội bộ cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản đã có những nhìn nhận tương đối bi quan về tình hình kinh tế và môi trường đầu tư của Việt Nam.
Tuy nhiên, ông cho biết các đơn vị viết ra những báo cáo như vậy nhiều khi bắt buộc phải lấy số liệu từ những phỏng đoán về chỉ số của nền kinh tế. Bởi vì họ khó có thể tiếp xúc được với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là các cơ quan có số liệu trong tay, để có thể cập nhật được các số liệu kinh tế. Vì vậy nếu có công bố các chỉ số kinh tế một cách định kỳ thì hiện tượng phải sử dụng số liệu phỏng đoán sẽ phần nào được giải quyết và những nhận định sẽ thực tiễn hơn.