Doanh nghiệp Nhật khốn khổ vì đồng Yên mạnh
Các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đang chuẩn bị đón mức sụt giảm lợi nhuận mạnh nhất trong 5 năm
Đồng Yên tăng giá đã khiến doanh thu của 8 tập đoàn sản xuất hàng đầu Nhật Bản, bao gồm Sony và Honda, hao hụt tổng cộng gần 30 tỷ USD, trong quý 2 và quý 3 năm nay - tờ Financial Times cho biết.
Theo tờ báo này, đối mặt với đồng nội tệ mạnh, các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đang chuẩn bị đón mức sụt giảm lợi nhuận mạnh nhất trong 5 năm.
Hơn 100 nhà sản xuất thuộc Topix, chỉ số chứng khoán chính của Nhật Bản, đã ra cảnh báo lợi nhuận suy giảm do việc cắt giảm chi phí không thể bù đắp nổi sự tăng giá của đồng Yên kể từ sau vụ Brexit.
Số liệu của SMBC Nikko cho thấy, lợi nhuận quý 3 của các tập đoàn sản xuất Nhật đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh tính đến thời điểm này giảm trung bình 9,3%, trong khi doanh thu giảm 7,9%. Lý do chính nằm ở việc đồng Yên tăng giá khiến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhật hao hụt khi chuyển từ nước ngoài về nước và quy đổi sang nội tệ.
Tác động của đồng Yên tăng giá thể hiện rõ nhất đối với 8 doanh nghiệp lớn gồm Sony, Honda, Nissan, Panasonic, Mitsubishi Heavy Industries, Ricoh, Hitachi và Komatsu. Trong 6 tháng đầu tiên của năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2017, tổng doanh thu của các tập đoàn này thiệt hại ít nhất 3 nghìn tỷ Yên, tương đương hơn 29 tỷ USD, vì Yên tăng giá.
“Không còn nhiều dư địa để các công ty Nhật cắt giảm chi phí theo phương pháp truyền thống. Áp lực thu hẹp hoạt động, bán công ty hoặc sáp nhập ngày càng tăng”, nhà phân tích Keiichi Ito thuộc SMBC Nikko cho hay.
Trong số các doanh nghiệp kể trên, Sony đã hạ dự báo lợi nhuận cả năm tài khóa 25%, Nissan báo lợi nhuận hoạt động 6 tháng đầu năm tài khóa giảm 14%, Panasonic hạ dự báo lợi nhuận ròng cả năm 17%.
Trong quý 2 và 3 năm nay, tỷ giá đồng Yên trung bình ở mức 105,5 Yên đổi 1 USD, từ mức 121,9 Yên đổi 1 USD cùng kỳ năm ngoái. Được xem là một tài sản an toàn, đồng Yên đã được giới đầu tư mua mạnh sau vụ Brexit và trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Nếu không vì đồng Yên tăng giá, lợi nhuận của Nissan đã tăng 32% thay vì giảm 14%. Panasonic cho biết, cứ mỗi 1 Yên tăng thêm trong tỷ giá Yên/USD, lợi nhuận hoạt động của hãng này “bốc hơi” 2,6 tỷ Yên.
SMBC Nikko dự báo lợi nhuận ròng của các nhà sản xuất Nhật Bản sẽ giảm trung bình 12% trong năm tài khóa hiện tại, đánh dấu năm giảm mạnh nhất kể từ năm 2011.
Hãng xe lớn nhất Nhật Bản Toyota đã trở thành một điểm sáng khi nâng dự báo lợi nhuận ròng cả năm lên 1,55 nghìn tỷ Yên, từ mức 1,45 nghìn tỷ Yên trước đó nhờ chương trình cắt giảm chi phí khẩn cấp sau Brexit. Tuy nhiên, lợi nhuận quý 3 của Toyota vẫn giảm 25% do đồng Yên mạnh.
Theo tờ báo này, đối mặt với đồng nội tệ mạnh, các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đang chuẩn bị đón mức sụt giảm lợi nhuận mạnh nhất trong 5 năm.
Hơn 100 nhà sản xuất thuộc Topix, chỉ số chứng khoán chính của Nhật Bản, đã ra cảnh báo lợi nhuận suy giảm do việc cắt giảm chi phí không thể bù đắp nổi sự tăng giá của đồng Yên kể từ sau vụ Brexit.
Số liệu của SMBC Nikko cho thấy, lợi nhuận quý 3 của các tập đoàn sản xuất Nhật đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh tính đến thời điểm này giảm trung bình 9,3%, trong khi doanh thu giảm 7,9%. Lý do chính nằm ở việc đồng Yên tăng giá khiến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhật hao hụt khi chuyển từ nước ngoài về nước và quy đổi sang nội tệ.
Tác động của đồng Yên tăng giá thể hiện rõ nhất đối với 8 doanh nghiệp lớn gồm Sony, Honda, Nissan, Panasonic, Mitsubishi Heavy Industries, Ricoh, Hitachi và Komatsu. Trong 6 tháng đầu tiên của năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2017, tổng doanh thu của các tập đoàn này thiệt hại ít nhất 3 nghìn tỷ Yên, tương đương hơn 29 tỷ USD, vì Yên tăng giá.
“Không còn nhiều dư địa để các công ty Nhật cắt giảm chi phí theo phương pháp truyền thống. Áp lực thu hẹp hoạt động, bán công ty hoặc sáp nhập ngày càng tăng”, nhà phân tích Keiichi Ito thuộc SMBC Nikko cho hay.
Trong số các doanh nghiệp kể trên, Sony đã hạ dự báo lợi nhuận cả năm tài khóa 25%, Nissan báo lợi nhuận hoạt động 6 tháng đầu năm tài khóa giảm 14%, Panasonic hạ dự báo lợi nhuận ròng cả năm 17%.
Trong quý 2 và 3 năm nay, tỷ giá đồng Yên trung bình ở mức 105,5 Yên đổi 1 USD, từ mức 121,9 Yên đổi 1 USD cùng kỳ năm ngoái. Được xem là một tài sản an toàn, đồng Yên đã được giới đầu tư mua mạnh sau vụ Brexit và trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Nếu không vì đồng Yên tăng giá, lợi nhuận của Nissan đã tăng 32% thay vì giảm 14%. Panasonic cho biết, cứ mỗi 1 Yên tăng thêm trong tỷ giá Yên/USD, lợi nhuận hoạt động của hãng này “bốc hơi” 2,6 tỷ Yên.
SMBC Nikko dự báo lợi nhuận ròng của các nhà sản xuất Nhật Bản sẽ giảm trung bình 12% trong năm tài khóa hiện tại, đánh dấu năm giảm mạnh nhất kể từ năm 2011.
Hãng xe lớn nhất Nhật Bản Toyota đã trở thành một điểm sáng khi nâng dự báo lợi nhuận ròng cả năm lên 1,55 nghìn tỷ Yên, từ mức 1,45 nghìn tỷ Yên trước đó nhờ chương trình cắt giảm chi phí khẩn cấp sau Brexit. Tuy nhiên, lợi nhuận quý 3 của Toyota vẫn giảm 25% do đồng Yên mạnh.