Doanh nghiệp nhựa loay hoay tìm nguyên liệu
Các doanh nghiệp ngành nhựa mong muốn cơ quan quản lý xem xét sửa đổi những quy định về nhập khẩu phế liệu
Các doanh nghiệp ngành nhựa mong muốn Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương xem xét sửa đổi những quy định về nhập khẩu phế liệu, theo hướng thông thoáng hơn, nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu bảo vệ môi trường.
“Khát” nguyên liệu
Theo ông Phạm Trung Cang, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Tp.HCM, việc nhập khẩu phế liệu nhựa chất lượng tốt, giá rẻ là giải pháp duy nhất giúp các doanh nghiệp nhựa Việt Nam giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Đặc biệt giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Hiện Việt Nam có hơn 2.000 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nhựa. Trong đó, Tp.HCM chiếm hơn 80%. Năm 2007, ngành nhựa đạt kim ngạch xuất khẩu 750 triệu USD và dự kiến năm nay đạt 1 tỷ USD.
Ông Cang cho biết, giá bán sản phẩm nhựa xuất khẩu của Việt Nam thường cao hơn giá của Trung Quốc, Ấn Độ từ 10-15%. Do vậy, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tuy tăng hơn 20%/năm nhưng vẫn thấp so với tiềm lực về công nghệ, thiết bị và tay nghề công nhân. Ngành nhựa có đặc thù là gần như 100% nguyên liệu và thiết bị phải nhập khẩu. Hiện thị trường trong nước chỉ cung cấp khoảng 300.000 tấn nguyên liệu/ năm.
Trong khi nhu cầu nguyên liệu phải nhập là 1,6-1,7 triệu tấn các loại. Đại diện Tổng công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam cho biết, công ty đã có kế hoạch hợp tác với Công ty Merlin Plastics (Canada) thành lập liên doanh đầu tư xây dựng 2 nhà máy xử lý phế liệu nhựa ở Bắc và Nam Việt Nam.
Tuy nhiên, sau gần 3 năm chuẩn bị, việc khởi công xây dựng 2 nhà máy này chưa thể triển khai. Lý do duy nhất là thiếu hụt trầm trọng nguyên liệu đầu vào đạt chuẩn. Hệ thống thu gom phế liệu trong nước còn manh mún, tự phát, không đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng.
Theo tính toán, công ty thu gom tối đa được vài trăm tấn phế liệu nhựa/ngày, trong khi mỗi ngày cần trên 1.000 tấn phế liệu nhựa đạt chuẩn. Ông Hồ Đức Lam, Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, mặc dù đã có các văn bản liên quan đến việc nhập khẩu - tái chế phế liệu nhựa nhưng thực tế chưa giải được “cơn khát” nguyên liệu nhựa.
Ông Lam phân tích một điểm trong quyết định số 12 của Bộ Tài nguyên và Môi trường mà ông cho rằng không còn phù hợp. Đó là quy định “Plastic ở dạng khối, cục, thanh, ống, tấm, sợi, mảnh được loại ra từ quá trình sản xuất, chưa qua sử dụng”. Bởi hầu hết dạng nguyên liệu này được chính nhà sản xuất thu hồi để tái sử dụng nên số lượng cung cấp cho thị trường ngày càng hạn chế. Vì vậy, doanh nghiệp phải mua với giá khá cao không kém nguyên liệu chính phẩm.
Đề xuất của ngành nhựa
Ông Cang tính, nếu giá nhập khẩu bình quân là 1.800 USD/tấn thì mỗi năm Việt Nam phải chi phí hơn 2,5 tỷ USD để nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất. Nếu nhập khẩu phế liệu nhựa các loại, đáp ứng 35%-50% nhu cầu nguyên liệu, tương đương 650.000 tấn phế liệu chất lượng tốt với giá hiện nay là 600 USD/tấn, mỗi năm Việt Nam tiết kiệm được 780 triệu USD.
Ông phân tích thêm, việc nhập phế liệu nhựa còn làm cho giá nguyên liệu đầu vào giảm 25%, giá thành sản xuất giảm hơn 15%. Như thế là tăng khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu so với sản phẩm Trung Quốc, Ấn Độ. Ngoài ra, các khách hàng Mỹ, EU, Nhật... yêu cầu sản phẩm nhựa Việt Nam phải sử dụng tối thiểu 10% nhựa tái sinh để hạ giá bán và sản phẩm thân thiện với môi trường.
Theo ông Phan Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam, nhập khẩu phế liệu là vấn đề nhạy cảm, cũng có trường hợp vi phạm nhập khẩu phế liệu. Do vậy, cùng với đề xuất nhập khẩu phế liệu, Hiệp hội kiến nghị các quy định kèm theo.
Cụ thể như khi nhập khẩu phế liệu, hàng hóa phải có xuất xứ rõ ràng, có ghi đặc tính chi tiết cụ thể phế liệu. Đơn vị xuất phế liệu phải có giấy phép hoạt động tại nước sở tại. Ngoài quy định đối tượng nhập khẩu phục vụ sản xuất, Hiệp hội cũng đề xuất quy định đối tượng nhập khẩu phế liệu để tái chế.
Đó là những doanh nghiệp có nhà máy xử lý phế liệu có công nghệ tiên tiến. Hiệp hội đóng vai trò giám sát viên tham dự các đoàn kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với doanh nghiệp tái chế. Ông Cường cho biết, kinh nghiệm các nước là không nhập phế liệu tràn lan mà có quy hoạch thành từng vùng để có thể quản lý việc ảnh hưởng đến môi trường. Việt Nam có thể làm theo cách đó.
Theo đó, ông Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, Hiệp hội đang xây dựng đề án xây dựng trung tâm tái chế nhựa phế liệu tập trung ở Củ Chi. Hiệp hội cũng sẽ kêu gọi đầu tư cho dự án này. Công suất hoạt động là 150 tấn phế liệu/ ngày cho giai đoạn đầu và là 750 tấn/ ngày cho giai đoạn cuối.
Dự kiến 2010 sẽ đi vào hoạt động gia đoạn đầu. Đây là mô hình khép kín từ khâu thu gom, chọn lựa, rửa nguyên liệu đến xử lý tái chế. Hoạt động của trung tâm đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chuyên ngành liên quan.
“Khát” nguyên liệu
Theo ông Phạm Trung Cang, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Tp.HCM, việc nhập khẩu phế liệu nhựa chất lượng tốt, giá rẻ là giải pháp duy nhất giúp các doanh nghiệp nhựa Việt Nam giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Đặc biệt giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Hiện Việt Nam có hơn 2.000 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nhựa. Trong đó, Tp.HCM chiếm hơn 80%. Năm 2007, ngành nhựa đạt kim ngạch xuất khẩu 750 triệu USD và dự kiến năm nay đạt 1 tỷ USD.
Ông Cang cho biết, giá bán sản phẩm nhựa xuất khẩu của Việt Nam thường cao hơn giá của Trung Quốc, Ấn Độ từ 10-15%. Do vậy, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tuy tăng hơn 20%/năm nhưng vẫn thấp so với tiềm lực về công nghệ, thiết bị và tay nghề công nhân. Ngành nhựa có đặc thù là gần như 100% nguyên liệu và thiết bị phải nhập khẩu. Hiện thị trường trong nước chỉ cung cấp khoảng 300.000 tấn nguyên liệu/ năm.
Trong khi nhu cầu nguyên liệu phải nhập là 1,6-1,7 triệu tấn các loại. Đại diện Tổng công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam cho biết, công ty đã có kế hoạch hợp tác với Công ty Merlin Plastics (Canada) thành lập liên doanh đầu tư xây dựng 2 nhà máy xử lý phế liệu nhựa ở Bắc và Nam Việt Nam.
Tuy nhiên, sau gần 3 năm chuẩn bị, việc khởi công xây dựng 2 nhà máy này chưa thể triển khai. Lý do duy nhất là thiếu hụt trầm trọng nguyên liệu đầu vào đạt chuẩn. Hệ thống thu gom phế liệu trong nước còn manh mún, tự phát, không đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng.
Theo tính toán, công ty thu gom tối đa được vài trăm tấn phế liệu nhựa/ngày, trong khi mỗi ngày cần trên 1.000 tấn phế liệu nhựa đạt chuẩn. Ông Hồ Đức Lam, Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, mặc dù đã có các văn bản liên quan đến việc nhập khẩu - tái chế phế liệu nhựa nhưng thực tế chưa giải được “cơn khát” nguyên liệu nhựa.
Ông Lam phân tích một điểm trong quyết định số 12 của Bộ Tài nguyên và Môi trường mà ông cho rằng không còn phù hợp. Đó là quy định “Plastic ở dạng khối, cục, thanh, ống, tấm, sợi, mảnh được loại ra từ quá trình sản xuất, chưa qua sử dụng”. Bởi hầu hết dạng nguyên liệu này được chính nhà sản xuất thu hồi để tái sử dụng nên số lượng cung cấp cho thị trường ngày càng hạn chế. Vì vậy, doanh nghiệp phải mua với giá khá cao không kém nguyên liệu chính phẩm.
Đề xuất của ngành nhựa
Ông Cang tính, nếu giá nhập khẩu bình quân là 1.800 USD/tấn thì mỗi năm Việt Nam phải chi phí hơn 2,5 tỷ USD để nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất. Nếu nhập khẩu phế liệu nhựa các loại, đáp ứng 35%-50% nhu cầu nguyên liệu, tương đương 650.000 tấn phế liệu chất lượng tốt với giá hiện nay là 600 USD/tấn, mỗi năm Việt Nam tiết kiệm được 780 triệu USD.
Ông phân tích thêm, việc nhập phế liệu nhựa còn làm cho giá nguyên liệu đầu vào giảm 25%, giá thành sản xuất giảm hơn 15%. Như thế là tăng khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu so với sản phẩm Trung Quốc, Ấn Độ. Ngoài ra, các khách hàng Mỹ, EU, Nhật... yêu cầu sản phẩm nhựa Việt Nam phải sử dụng tối thiểu 10% nhựa tái sinh để hạ giá bán và sản phẩm thân thiện với môi trường.
Theo ông Phan Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam, nhập khẩu phế liệu là vấn đề nhạy cảm, cũng có trường hợp vi phạm nhập khẩu phế liệu. Do vậy, cùng với đề xuất nhập khẩu phế liệu, Hiệp hội kiến nghị các quy định kèm theo.
Cụ thể như khi nhập khẩu phế liệu, hàng hóa phải có xuất xứ rõ ràng, có ghi đặc tính chi tiết cụ thể phế liệu. Đơn vị xuất phế liệu phải có giấy phép hoạt động tại nước sở tại. Ngoài quy định đối tượng nhập khẩu phục vụ sản xuất, Hiệp hội cũng đề xuất quy định đối tượng nhập khẩu phế liệu để tái chế.
Đó là những doanh nghiệp có nhà máy xử lý phế liệu có công nghệ tiên tiến. Hiệp hội đóng vai trò giám sát viên tham dự các đoàn kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với doanh nghiệp tái chế. Ông Cường cho biết, kinh nghiệm các nước là không nhập phế liệu tràn lan mà có quy hoạch thành từng vùng để có thể quản lý việc ảnh hưởng đến môi trường. Việt Nam có thể làm theo cách đó.
Theo đó, ông Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, Hiệp hội đang xây dựng đề án xây dựng trung tâm tái chế nhựa phế liệu tập trung ở Củ Chi. Hiệp hội cũng sẽ kêu gọi đầu tư cho dự án này. Công suất hoạt động là 150 tấn phế liệu/ ngày cho giai đoạn đầu và là 750 tấn/ ngày cho giai đoạn cuối.
Dự kiến 2010 sẽ đi vào hoạt động gia đoạn đầu. Đây là mô hình khép kín từ khâu thu gom, chọn lựa, rửa nguyên liệu đến xử lý tái chế. Hoạt động của trung tâm đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chuyên ngành liên quan.