“Doanh nghiệp Việt đang cần một chính phủ hành động”
Nguyên Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: “Chúng ta có quá nhiều nghị quyết tốt cho doanh nghiệp nhưng không thực hiện được”
Doanh nghiệp Việt đang cần một chính phủ hành động, đó là tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, một nền kinh tế thị trường dần hoàn thiện và đảm bảo quyền tự do kinh doanh như một trong những quyền cơ bản của người dân.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã nêu quan điểm như vậy tại hội thảo “Triển vọng Kinh tế Việt Nam - Cơ hội nào cho doanh nghiệp”, do công ty Deloitte Việt Nam tổ chức vào ngày 17/5 tại Tp.HCM.
Ưu tiên kinh tế tư nhân
Tại đây, theo bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, với việc tham gia các hiệp định thương mại song phương, khu vực và giữa các khối như AEC, TPP, EU, FTA…, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để hoàn thành mục tiêu 2035 là phấn đấu trở thành quốc gia thu nhập trung bình ở ngưỡng cao hơn với mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) là 22.000 USD, hướng tới một xã hội thịnh vượng, sáng tạo, công bằng.
Tuy nhiên, để đạt được điều này, Chính phủ cần quan tâm phát triển khối doanh nghiệp tư nhân, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho khối doanh nghiệp này phát triển, bà Victoria Kwakwa nói.
Ngay từ những ngày đầu tiên khi mới nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Điều này cho thấy, Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ về vai trò quan trọng của khối doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân.
Theo bà Victoria Kwakwa, động lực phát triển chính của Việt Nam là khu vực tư nhân, tập trung kích thích tăng trưởng dựa vào năng suất. Tuy nhiên, khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện còn yếu, khả năng cạnh tranh rất yếu. Làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam là bài toán mà các lãnh đạo Chính phủ cần sớm đưa ra lời giải.
“Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải khắc phục là tăng năng suất lao động. Nếu chỉ dựa vào lao động giá rẻ để tăng trưởng kinh tế thì không đạt sự bền vững. Tăng năng suất cũng chính là nguyên liệu chính để tăng trưởng GDP. Thế nhưng, đây lại là yếu tố đáng lo ngại nhất của Việt Nam hiện nay”, bà Victoria Kwakwa nhận xét.
“Bởi lẽ, tốc độ tăng năng suất suy giảm cũng là thách thức lớn nhất để đạt những khát vọng thu nhập đến 2035 mà Việt Nam đề ra đạt con số tăng trưởng gấp 10 lần năm 2015. Nhìn 10 năm trở lại đây, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã chậm lại và đã trở nên phụ thuộc vào vốn và lao động giá rẻ chứ không dựa trên tăng trưởng năng suất”.
Lý giải cho việc tăng trưởng năng suất giảm dần, bà Victoria Kwakwa cho rằng đó là do thiếu hiệu quả của cả khu vực công và tư nhân. Trong đó, năng suất của khu vực tư nhân thấp là do Việt Nam còn thiếu nền tảng thể chế của một nền kinh tế thị trường hiện đại.
Thị trường đất đai và thị trường vốn chưa phát triển, năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp, sự kết nối chuỗi cung ứng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI còn yếu.
Chính vì thế, lộ trình để Việt Nam đạt mục tiêu trở thành thu nhập cao trong hai thập kỷ tới là tập trung vào việc đẩy mạnh tăng trưởng năng suất, trước mắt Việt Nam cần ưu tiên tăng năng suất khu vực kinh tế tư nhân trong nước.
Cũng theo bà Victoria Kwakwa, Chính phủ hãy hỗ trợ kỹ năng cho người lao động. Để có thể làm được cần có các chương trình đào tạo, cần mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với trường nghề, trường đạo tạo, cần đưa định hướng kinh doanh của doanh nghiệp vào định hướng phát triển chung của nền kinh tế quốc gia.
Ngoài việc chú trọng đến khối doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến phát triển bền vững.
Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Deloitte Việt Nam, nói: “Phát triển bền vững đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò tích cực và quan trọng trong việc hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững quốc gia. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, vì thế việc gắn kết hơn với xu hướng phát triển bền vững là điều tất yếu”.
“Chính vì thế, để phát huy vai trò của doanh nghiệp trong phát triển bền vững thì phương thức quản trị mới của doanh nghiệp sẽ phải thay đổi bằng việc quản lý ba nguồn vốn bao gồm: nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội và nguồn vốn tự nhiên đan xen và hài hoà với nhau trong cùng hệ thống”.
Các diễn giả tại hội thảo “Triển vọng Kinh tế Việt Nam - Cơ hội nào cho doanh nghiệp”.
“Cần một chính phủ hành động”
Phát biểu tại hội thảo, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói: “Chính phủ vừa ra Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, với 5 hỗ trợ từ khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, bảo vệ và tháo gỡ cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh”.
“Thứ nhất, cải cách hành chính và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Thứ hai, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Thứ ba, bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng, tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp tư nhân. Thứ tư, giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp và thứ năm là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp”.
Lâu nay, Việt Nam dựa vào nguồn lao động giá rẻ, dân số đông để làm bàn đạp thúc đẩy phát triển sản xuất thông qua thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Dân số là một trong những yếu tố hỗ trợ tích cực trong thu hút đầu tư nhưng tùy vào từng điều kiện thị trường mà sử dụng mới có hiệu quả.
Giai đoạn trước đây, không thể phủ nhận nguồn lao động giá rẻ đã góp phần tích cực vào hiệu quả thu hút nguồn vốn nước ngoài của Việt Nam. Ở giai đoạn hiện nay, yếu tố ấy đang có dấu hiệu không còn hợp thời khi nền kinh tế đòi hỏi những chuẩn cao hơn và áp lực cạnh tranh gay gắt, ông Vinh nói.
Nhìn lại thực trạng hiện nay của doanh nghiệp Việt, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lo ngại, con số doanh nghiệp đăng ký đạt trên 600.000, nhưng số đang hoạt động là 534.000 doanh nghiệp, trong đó có đến 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ có số lượng lao động và vốn, giá trị lợi nhuận thu được rất nhỏ.
Đa số doanh nghiệp này không có chiến lược, đầu tư bài bản, công nghệ cũng là con số không. Trong 5 năm qua, số lượng doanh nghiệp giải thể và cả thành lập mới đều rất lớn. Mỗi năm, số lượng doanh nghiệp bổ sung thêm khoảng 17.000 doanh nghiệp và có 10.000 doanh nghiệp giải thể.
“Nghị quyết 35 đề ra đến 2020 phải có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động. Với lực lượng của nền kinh tế có sức khỏe như vậy sẽ là thách thức lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Một điều có thể tin tưởng là môi trường đầu tư tư nhân Việt Nam sẽ được cải thiện. Nghị quyết 35 đã thể hiện mục tiêu phát triển lực lượng doanh nghiệp quá đầy đủ, quá rõ ràng, công việc bây giờ là chỉ còn mỗi việc là làm thôi”, ông Vinh nhấn mạnh.
Và để đạt được các mục tiêu trong Nghị quyết 35, theo ông Vinh, Việt Nam phải cấp thiết đưa ra các chương trình hành động để cải thiện hàng loạt các vấn đề trọng yếu, như cải thiện năng suất lao động đang quá yếu, bỏ giấy phép con vì trái phép, thực thi cơ chế thị trường.
“Chúng ta có quá nhiều nghị quyết tốt cho doanh nghiệp nhưng không thực hiện được. Không ai hiểu những hạn chế trong môi trường kinh doanh bằng doanh nghiệp. Đó là rào cản của thể chế, nền tảng kinh tế thị trường chưa hoàn thiện, vấn đề tiếp cận vốn, tiếp cận đất đai, tài nguyên khoáng sản được phân bổ chưa theo cơ chế thị trường. Các tài nguyên, khoáng sản quan trọng bậc nhất như dầu khí là của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, quặng apatit của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, than của Tập đoàn Than - Khoáng sản…, thì tư nhân nào dám nhảy vào?”.
Những tài nguyên lớn nhất của đất nước không được phân bổ theo cơ chế thị trường: ai sử dụng tài nguyên tốt nhất thì được trao quyền sử dụng, mà được trao thẳng cho các doanh nghiệp Nhà nước quản lý không hiệu quả như mong muốn”, ông Vinh thẳng thắn.
Về đất đai, Việt Nam chưa có thị trường đất đai hoàn chỉnh mà là một “thị trường ngầm” khi chưa công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai, vẫn sử dụng hành chính để quy hoạch và phân bổ đất đai…
“Để cùng với Chính phủ hành động, các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp đoàn kết lại, chỉ ra những yếu điểm trong cơ chế, những nhũng nhiễu để Chính phủ có những xử lý thích đáng, tạo ra được môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, công bằng, hiệu quả”, ông Vinh nói thêm.
Yếu tố thể chế cũng đóng vai trò quan trọng. Ông Jeffrey Pirie, Phó tổng giám đốc phụ trách Dịch vụ Tư vấn tài chính doanh nghiệp của Deloitte khu vực Đông Nam Á cho rằng, nếu thể chế không tốt thì càng có nhiều thách thức hơn, và kéo theo sự chậm phát triển của hạ tầng kinh tế.
“Việt Nam đang ở vị thế rất tốt là nước được hưởng lợi nhiều về kinh tế khi hội nhập. Cho nên, nếu vẫn duy trì cách làm như cũ thì những hiệu quả thu được từ hội nhập không cao. Song, nếu các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đổi mới hơn trong tư tưởng thiết lập thể chế thì Việt Nam chắc chắn sẽ có tương lai sáng lạn hơn nhiều”, ông Jeffrey Pirie nói.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã nêu quan điểm như vậy tại hội thảo “Triển vọng Kinh tế Việt Nam - Cơ hội nào cho doanh nghiệp”, do công ty Deloitte Việt Nam tổ chức vào ngày 17/5 tại Tp.HCM.
Ưu tiên kinh tế tư nhân
Tại đây, theo bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, với việc tham gia các hiệp định thương mại song phương, khu vực và giữa các khối như AEC, TPP, EU, FTA…, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để hoàn thành mục tiêu 2035 là phấn đấu trở thành quốc gia thu nhập trung bình ở ngưỡng cao hơn với mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) là 22.000 USD, hướng tới một xã hội thịnh vượng, sáng tạo, công bằng.
Tuy nhiên, để đạt được điều này, Chính phủ cần quan tâm phát triển khối doanh nghiệp tư nhân, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho khối doanh nghiệp này phát triển, bà Victoria Kwakwa nói.
Ngay từ những ngày đầu tiên khi mới nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Điều này cho thấy, Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ về vai trò quan trọng của khối doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân.
Theo bà Victoria Kwakwa, động lực phát triển chính của Việt Nam là khu vực tư nhân, tập trung kích thích tăng trưởng dựa vào năng suất. Tuy nhiên, khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện còn yếu, khả năng cạnh tranh rất yếu. Làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam là bài toán mà các lãnh đạo Chính phủ cần sớm đưa ra lời giải.
“Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải khắc phục là tăng năng suất lao động. Nếu chỉ dựa vào lao động giá rẻ để tăng trưởng kinh tế thì không đạt sự bền vững. Tăng năng suất cũng chính là nguyên liệu chính để tăng trưởng GDP. Thế nhưng, đây lại là yếu tố đáng lo ngại nhất của Việt Nam hiện nay”, bà Victoria Kwakwa nhận xét.
“Bởi lẽ, tốc độ tăng năng suất suy giảm cũng là thách thức lớn nhất để đạt những khát vọng thu nhập đến 2035 mà Việt Nam đề ra đạt con số tăng trưởng gấp 10 lần năm 2015. Nhìn 10 năm trở lại đây, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã chậm lại và đã trở nên phụ thuộc vào vốn và lao động giá rẻ chứ không dựa trên tăng trưởng năng suất”.
Lý giải cho việc tăng trưởng năng suất giảm dần, bà Victoria Kwakwa cho rằng đó là do thiếu hiệu quả của cả khu vực công và tư nhân. Trong đó, năng suất của khu vực tư nhân thấp là do Việt Nam còn thiếu nền tảng thể chế của một nền kinh tế thị trường hiện đại.
Thị trường đất đai và thị trường vốn chưa phát triển, năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp, sự kết nối chuỗi cung ứng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI còn yếu.
Chính vì thế, lộ trình để Việt Nam đạt mục tiêu trở thành thu nhập cao trong hai thập kỷ tới là tập trung vào việc đẩy mạnh tăng trưởng năng suất, trước mắt Việt Nam cần ưu tiên tăng năng suất khu vực kinh tế tư nhân trong nước.
Cũng theo bà Victoria Kwakwa, Chính phủ hãy hỗ trợ kỹ năng cho người lao động. Để có thể làm được cần có các chương trình đào tạo, cần mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với trường nghề, trường đạo tạo, cần đưa định hướng kinh doanh của doanh nghiệp vào định hướng phát triển chung của nền kinh tế quốc gia.
Ngoài việc chú trọng đến khối doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến phát triển bền vững.
Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Deloitte Việt Nam, nói: “Phát triển bền vững đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò tích cực và quan trọng trong việc hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững quốc gia. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, vì thế việc gắn kết hơn với xu hướng phát triển bền vững là điều tất yếu”.
“Chính vì thế, để phát huy vai trò của doanh nghiệp trong phát triển bền vững thì phương thức quản trị mới của doanh nghiệp sẽ phải thay đổi bằng việc quản lý ba nguồn vốn bao gồm: nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội và nguồn vốn tự nhiên đan xen và hài hoà với nhau trong cùng hệ thống”.
Các diễn giả tại hội thảo “Triển vọng Kinh tế Việt Nam - Cơ hội nào cho doanh nghiệp”.
“Cần một chính phủ hành động”
Phát biểu tại hội thảo, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói: “Chính phủ vừa ra Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, với 5 hỗ trợ từ khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, bảo vệ và tháo gỡ cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh”.
“Thứ nhất, cải cách hành chính và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Thứ hai, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Thứ ba, bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng, tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp tư nhân. Thứ tư, giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp và thứ năm là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp”.
Lâu nay, Việt Nam dựa vào nguồn lao động giá rẻ, dân số đông để làm bàn đạp thúc đẩy phát triển sản xuất thông qua thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Dân số là một trong những yếu tố hỗ trợ tích cực trong thu hút đầu tư nhưng tùy vào từng điều kiện thị trường mà sử dụng mới có hiệu quả.
Giai đoạn trước đây, không thể phủ nhận nguồn lao động giá rẻ đã góp phần tích cực vào hiệu quả thu hút nguồn vốn nước ngoài của Việt Nam. Ở giai đoạn hiện nay, yếu tố ấy đang có dấu hiệu không còn hợp thời khi nền kinh tế đòi hỏi những chuẩn cao hơn và áp lực cạnh tranh gay gắt, ông Vinh nói.
Nhìn lại thực trạng hiện nay của doanh nghiệp Việt, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lo ngại, con số doanh nghiệp đăng ký đạt trên 600.000, nhưng số đang hoạt động là 534.000 doanh nghiệp, trong đó có đến 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ có số lượng lao động và vốn, giá trị lợi nhuận thu được rất nhỏ.
Đa số doanh nghiệp này không có chiến lược, đầu tư bài bản, công nghệ cũng là con số không. Trong 5 năm qua, số lượng doanh nghiệp giải thể và cả thành lập mới đều rất lớn. Mỗi năm, số lượng doanh nghiệp bổ sung thêm khoảng 17.000 doanh nghiệp và có 10.000 doanh nghiệp giải thể.
“Nghị quyết 35 đề ra đến 2020 phải có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động. Với lực lượng của nền kinh tế có sức khỏe như vậy sẽ là thách thức lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Một điều có thể tin tưởng là môi trường đầu tư tư nhân Việt Nam sẽ được cải thiện. Nghị quyết 35 đã thể hiện mục tiêu phát triển lực lượng doanh nghiệp quá đầy đủ, quá rõ ràng, công việc bây giờ là chỉ còn mỗi việc là làm thôi”, ông Vinh nhấn mạnh.
Và để đạt được các mục tiêu trong Nghị quyết 35, theo ông Vinh, Việt Nam phải cấp thiết đưa ra các chương trình hành động để cải thiện hàng loạt các vấn đề trọng yếu, như cải thiện năng suất lao động đang quá yếu, bỏ giấy phép con vì trái phép, thực thi cơ chế thị trường.
“Chúng ta có quá nhiều nghị quyết tốt cho doanh nghiệp nhưng không thực hiện được. Không ai hiểu những hạn chế trong môi trường kinh doanh bằng doanh nghiệp. Đó là rào cản của thể chế, nền tảng kinh tế thị trường chưa hoàn thiện, vấn đề tiếp cận vốn, tiếp cận đất đai, tài nguyên khoáng sản được phân bổ chưa theo cơ chế thị trường. Các tài nguyên, khoáng sản quan trọng bậc nhất như dầu khí là của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, quặng apatit của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, than của Tập đoàn Than - Khoáng sản…, thì tư nhân nào dám nhảy vào?”.
Những tài nguyên lớn nhất của đất nước không được phân bổ theo cơ chế thị trường: ai sử dụng tài nguyên tốt nhất thì được trao quyền sử dụng, mà được trao thẳng cho các doanh nghiệp Nhà nước quản lý không hiệu quả như mong muốn”, ông Vinh thẳng thắn.
Về đất đai, Việt Nam chưa có thị trường đất đai hoàn chỉnh mà là một “thị trường ngầm” khi chưa công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai, vẫn sử dụng hành chính để quy hoạch và phân bổ đất đai…
“Để cùng với Chính phủ hành động, các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp đoàn kết lại, chỉ ra những yếu điểm trong cơ chế, những nhũng nhiễu để Chính phủ có những xử lý thích đáng, tạo ra được môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, công bằng, hiệu quả”, ông Vinh nói thêm.
Yếu tố thể chế cũng đóng vai trò quan trọng. Ông Jeffrey Pirie, Phó tổng giám đốc phụ trách Dịch vụ Tư vấn tài chính doanh nghiệp của Deloitte khu vực Đông Nam Á cho rằng, nếu thể chế không tốt thì càng có nhiều thách thức hơn, và kéo theo sự chậm phát triển của hạ tầng kinh tế.
“Việt Nam đang ở vị thế rất tốt là nước được hưởng lợi nhiều về kinh tế khi hội nhập. Cho nên, nếu vẫn duy trì cách làm như cũ thì những hiệu quả thu được từ hội nhập không cao. Song, nếu các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đổi mới hơn trong tư tưởng thiết lập thể chế thì Việt Nam chắc chắn sẽ có tương lai sáng lạn hơn nhiều”, ông Jeffrey Pirie nói.