Doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Nhật sẽ gặp khó?
Cửa vào thị trường Nhật có bị thu hẹp khi luật xuất nhập cảnh mới của nước này quy định bỏ thu tiền đặt cọc tu nghiệp sinh?
Luật xuất nhập cảnh mới của Nhật Bản có hiệu lực từ ngày 1/ 7 tới sẽ tác động không nhỏ tới việc đưa lao động nước ta vào Nhật làm việc.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện nay các đơn hàng tuyển tu nghiệp sinh đi tu nghiệp và làm việc tại Nhật Bản xin thẩm định ngày càng tăng. Đây là tín hiệu vui cho lao động muốn được làm việc tại Nhật Bản, một thị trường được đánh giá là hấp dẫn nhất nhì vào thời điểm hiện nay.
Cụ thể, với loại hợp đồng 1 năm (chi phí khoảng 1.500USD), lương cơ bản 70.000 yên/tháng (tương đương 14 triệu đồng/tháng). Với hợp đồng 3 năm (chi phí khoảng 5.000USD), lương cơ bản năm thứ nhất từ 60.000 - 75.000 yên/tháng (khoảng 12 - 15 triệu đồng), năm thứ hai và ba từ 120.000 - 130.000 yên/tháng (24 - 26 triệu đồng) không kể tiền làm thêm giờ.
Lao động hưởng lợi
Tuy nhiên, thông tin hấp dẫn nhất của thị trường này đối với lao động chính là luật xuất nhập cảnh mới của Nhật Bản sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ thời điểm 1/7/2010.
Với quy định của luật mới, sau 1-2 tháng nhập cảnh vào Nhật Bản, tham gia khóa học bổ trợ tiếng Nhật, kiến thức về văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật nước sở tại, người lao động sẽ được chuyển sang chế độ lưu trú thực tập kỹ năng. Điều này đồng nghĩa với việc họ được xác lập tư cách lao động, có tư cách quan hệ lao động, được đối xử như lao động bản địa.
Sau khi trải qua thời gian thực tập kỹ năng, người lao động sẽ được ký kết hợp đồng lao động, được làm thêm giờ và trả lương cùng các chế độ bảo hiểm đầy đủ. Mức thu nhập của lao động nhờ thế cũng sẽ được tăng lên khoảng 30% sau khi ký hợp đồng lao động.
Quan trọng hơn, từ ngày 1/7/2010, lao động Việt Nam sang Nhật Bản không phải đóng tiền bảo lãnh hợp đồng. Theo quy định mới tại luật xuất nhập cảnh của Nhật Bản, khoản tiền đặt cọc này sẽ bị nghiêm cấm thu. Nếu tổ chức tiếp nhận lao động Việt Nam sang Nhật phát hiện doanh nghiệp trong nước có thu khoản tiền này thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị từ chối cung ứng lao động sang Nhật.
Anh Nguyễn Văn Công, một lao động ở Hà Tĩnh chi sẻ, bỏ thu tiền đặt cọc giảm được 2/3 gánh nặng cho những người muốn đi Nhật làm việc.
Với chi phí mà người lao động phải bỏ ra đối với thị trường Nhật hiện khoảng từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng/người cộng thêm khoảng tiền đặt cọc chống trốn lên tới 10.000USD, chúng tôi không thể lo nổi, anh Công nói.
Đại diện phía Nhật Bản, ông Shotaro Tochigi, Chủ tịch Tổ chức Hợp tác quốc tế tu nghiệp Nhật Bản (Jitco) đánh giá, việc thu phí và buộc người lao động đóng tiền bảo lãnh hợp đồng với mức cao nhằm mục đích ràng buộc trách nhiệm, hạn chế người lao động bỏ trốn đã gây ra gánh nặng kinh tế, thu hẹp cơ hội của số đông lao động nghèo muốn sang Nhật Bản.
Cơ quan này cũng cho rằng, Luật Xuất nhập cảnh mới này hướng đến việc bảo vệ tốt hơn lợi ích chính đáng và ổn định địa vị pháp lý của tu nghiệp sinh nước ngoài.
Doanh nghiệp gặp khó?
Ông Nguyễn Xuân An, Phó tổng thư ký Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) cho rằng, mặc dù nhiều quyền lợi của người lao động nước ngoài được mở ra tại luật xuất nhập cảnh mới này nhưng chính những điều đó có thể thu hẹp thị phần của lao động nước ta tại thị trường có thu nhập cao này.
Theo ông An, Nhật Bản là thị trường lao động truyền thống, quan trọng của nước ta. Năm 2009 đã có gần 5.500 lao động được đưa sang làm việc dưới chế độ thực tập sinh.
Có một thực tế xảy ra ở thị trường này nhiều năm là tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ trốn rất cao, có năm đã lên tới 30%. Ở thời điểm tỷ lệ lao động bỏ trốn cao, lao động nước ta sang Nhật rất khó vì mất uy tín.
Trước thực tế đó, doanh nghiệp xuất khẩu trong nước buộc phải thực hiện thu khoản tiền đặt cọc. Thực chất khoản tiền này dùng để ràng buộc người lao động nghiêm túc thực hiện hợp đồng và không bỏ trốn. Trong trường hợp người lao động bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng, doanh nghiệp xuất khẩu lao động lấy khoản tiền này để đền bù cho đối tác phía Nhật và các chi phí khác.
Ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại hàng không, một trong những doanh nghiệp tham gia khai thác thị trường Nhật, cho rằng, trong thời gian gần đây tỷ lệ lao động bỏ trốn đã giảm xuống còn khoảng 2% chính là bị ràng buộc bởi khoản tiền và tài sản đảm bảo.
Vì thế, sẽ có một vòng luẩn quẩn xung quanh vấn đề này. Nhiều ý kiến cho rằng, thu tiền đặt cọc sẽ là gánh nặng cho lao động, chính gánh nặng này đã khiến lao động trốn ra ngoài làm với mức thu nhập cao hơn nhằm mục đích trả nợ.
Tuy nhiên, nếu bỏ khoản tiền đặt cọc, lao động không còn bị ràng buộc, doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý tu nghiệp sinh, rất có thể tỷ lệ lao động nước ta bỏ trốn tại Nhật sẽ tăng lên. Như vậy, chắc chắn phía Nhật sẽ giảm nhu cầu tiếp nhận lao động nước ta mà chuyển sang nước khác.
Giải pháp thay thế cho việc thu tiền bão lãnh đặt cọc mà vẫn ràng buộc được người lao động thực hiện đúng hợp đồng, không bỏ trốn để giữ thị trường mà không bị phía đối tác Nhật Bản xem là vi phạm quy định đang khiến các doanh nghiệp tham gia khai thác thị trường này “đau đầu”.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện nay các đơn hàng tuyển tu nghiệp sinh đi tu nghiệp và làm việc tại Nhật Bản xin thẩm định ngày càng tăng. Đây là tín hiệu vui cho lao động muốn được làm việc tại Nhật Bản, một thị trường được đánh giá là hấp dẫn nhất nhì vào thời điểm hiện nay.
Cụ thể, với loại hợp đồng 1 năm (chi phí khoảng 1.500USD), lương cơ bản 70.000 yên/tháng (tương đương 14 triệu đồng/tháng). Với hợp đồng 3 năm (chi phí khoảng 5.000USD), lương cơ bản năm thứ nhất từ 60.000 - 75.000 yên/tháng (khoảng 12 - 15 triệu đồng), năm thứ hai và ba từ 120.000 - 130.000 yên/tháng (24 - 26 triệu đồng) không kể tiền làm thêm giờ.
Lao động hưởng lợi
Tuy nhiên, thông tin hấp dẫn nhất của thị trường này đối với lao động chính là luật xuất nhập cảnh mới của Nhật Bản sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ thời điểm 1/7/2010.
Với quy định của luật mới, sau 1-2 tháng nhập cảnh vào Nhật Bản, tham gia khóa học bổ trợ tiếng Nhật, kiến thức về văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật nước sở tại, người lao động sẽ được chuyển sang chế độ lưu trú thực tập kỹ năng. Điều này đồng nghĩa với việc họ được xác lập tư cách lao động, có tư cách quan hệ lao động, được đối xử như lao động bản địa.
Sau khi trải qua thời gian thực tập kỹ năng, người lao động sẽ được ký kết hợp đồng lao động, được làm thêm giờ và trả lương cùng các chế độ bảo hiểm đầy đủ. Mức thu nhập của lao động nhờ thế cũng sẽ được tăng lên khoảng 30% sau khi ký hợp đồng lao động.
Quan trọng hơn, từ ngày 1/7/2010, lao động Việt Nam sang Nhật Bản không phải đóng tiền bảo lãnh hợp đồng. Theo quy định mới tại luật xuất nhập cảnh của Nhật Bản, khoản tiền đặt cọc này sẽ bị nghiêm cấm thu. Nếu tổ chức tiếp nhận lao động Việt Nam sang Nhật phát hiện doanh nghiệp trong nước có thu khoản tiền này thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị từ chối cung ứng lao động sang Nhật.
Anh Nguyễn Văn Công, một lao động ở Hà Tĩnh chi sẻ, bỏ thu tiền đặt cọc giảm được 2/3 gánh nặng cho những người muốn đi Nhật làm việc.
Với chi phí mà người lao động phải bỏ ra đối với thị trường Nhật hiện khoảng từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng/người cộng thêm khoảng tiền đặt cọc chống trốn lên tới 10.000USD, chúng tôi không thể lo nổi, anh Công nói.
Đại diện phía Nhật Bản, ông Shotaro Tochigi, Chủ tịch Tổ chức Hợp tác quốc tế tu nghiệp Nhật Bản (Jitco) đánh giá, việc thu phí và buộc người lao động đóng tiền bảo lãnh hợp đồng với mức cao nhằm mục đích ràng buộc trách nhiệm, hạn chế người lao động bỏ trốn đã gây ra gánh nặng kinh tế, thu hẹp cơ hội của số đông lao động nghèo muốn sang Nhật Bản.
Cơ quan này cũng cho rằng, Luật Xuất nhập cảnh mới này hướng đến việc bảo vệ tốt hơn lợi ích chính đáng và ổn định địa vị pháp lý của tu nghiệp sinh nước ngoài.
Doanh nghiệp gặp khó?
Ông Nguyễn Xuân An, Phó tổng thư ký Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) cho rằng, mặc dù nhiều quyền lợi của người lao động nước ngoài được mở ra tại luật xuất nhập cảnh mới này nhưng chính những điều đó có thể thu hẹp thị phần của lao động nước ta tại thị trường có thu nhập cao này.
Theo ông An, Nhật Bản là thị trường lao động truyền thống, quan trọng của nước ta. Năm 2009 đã có gần 5.500 lao động được đưa sang làm việc dưới chế độ thực tập sinh.
Có một thực tế xảy ra ở thị trường này nhiều năm là tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ trốn rất cao, có năm đã lên tới 30%. Ở thời điểm tỷ lệ lao động bỏ trốn cao, lao động nước ta sang Nhật rất khó vì mất uy tín.
Trước thực tế đó, doanh nghiệp xuất khẩu trong nước buộc phải thực hiện thu khoản tiền đặt cọc. Thực chất khoản tiền này dùng để ràng buộc người lao động nghiêm túc thực hiện hợp đồng và không bỏ trốn. Trong trường hợp người lao động bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng, doanh nghiệp xuất khẩu lao động lấy khoản tiền này để đền bù cho đối tác phía Nhật và các chi phí khác.
Ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại hàng không, một trong những doanh nghiệp tham gia khai thác thị trường Nhật, cho rằng, trong thời gian gần đây tỷ lệ lao động bỏ trốn đã giảm xuống còn khoảng 2% chính là bị ràng buộc bởi khoản tiền và tài sản đảm bảo.
Vì thế, sẽ có một vòng luẩn quẩn xung quanh vấn đề này. Nhiều ý kiến cho rằng, thu tiền đặt cọc sẽ là gánh nặng cho lao động, chính gánh nặng này đã khiến lao động trốn ra ngoài làm với mức thu nhập cao hơn nhằm mục đích trả nợ.
Tuy nhiên, nếu bỏ khoản tiền đặt cọc, lao động không còn bị ràng buộc, doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý tu nghiệp sinh, rất có thể tỷ lệ lao động nước ta bỏ trốn tại Nhật sẽ tăng lên. Như vậy, chắc chắn phía Nhật sẽ giảm nhu cầu tiếp nhận lao động nước ta mà chuyển sang nước khác.
Giải pháp thay thế cho việc thu tiền bão lãnh đặt cọc mà vẫn ràng buộc được người lao động thực hiện đúng hợp đồng, không bỏ trốn để giữ thị trường mà không bị phía đối tác Nhật Bản xem là vi phạm quy định đang khiến các doanh nghiệp tham gia khai thác thị trường này “đau đầu”.