Sang Nhật tu nghiệp có thể sẽ không phải nộp tiền bảo lãnh
Thượng viện Nhật Bản đang bàn bạc việc sẽ nghiêm cấm thu tiền đặt cọc bảo lãnh của lao động khi sang tu nghiệp tại Nhật
Thượng viện Nhật Bản cho biết, cơ quan này đang bàn bạc về việc sẽ nghiêm cấm thu tiền bảo lãnh của các lao động sang Nhật tu nghiệp.
Sở dĩ Thượng viện Nhật Bản phải bàn tới chuyện này vì tại Nhật có nhiều ý kiến cho rằng do phải đặt cọc tiền bảo lãnh hợp đồng nên chi phí trước khi đi của lao động Việt Nam rất cao. Điều này khiến người lao động đã có ý định bỏ trốn khỏi chương trình tu nghiệp, sống bất hợp pháp, tìm kiếm cơ hội việc làm có lương cao hơn để trả nợ. Vì thế, số lao động bất hợp pháp Việt Nam tại Nhật Bản luôn cao hơn các nước khác.
Theo ông Shotaro Tochigi, Chủ tịch Tổ chức Hợp tác quốc tế tu nghiệp Nhật Bản (Jitco), khoản thu bảo lãnh hợp đồng của người lao động với mức 2.000 – 3.000 USD/ người là quá cao. Việc này tạo thêm gánh nặng cho lao động nghèo sang Nhật học việc.
Tuy nhiên, trong thực tế, khoản tiền mà lao động phải bỏ ra khi được tuyển sang Nhật Bản làm việc cao hơn mức mà ông Shotaro Tochigi nêu trên rất nhiều.
Tại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước, mỗi lao động thường phải chi tiền đặt cọc từ 5.000 - 7.000 USD/người, tậm chí có doanh nghiệp thu tới 10.000 USD/người, cộng thêm chi phí trước khi đi từ khoảng 2.000 - 4.000 USD/người. Như vậy để được sang Nhật tu nghiệp sinh, người lao động phải “lo” khoảng từ 10.000 – 15.000 USD/người.
Một chuyên gia của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho rằng, nếu Thượng viện Nhật Bản thông qua được việc cấm thu khoản tiền bảo lãnh đặt cọc này đồng thời có chính sách kiểm soát chặt chẽ các khoản thu mà các doanh nghiệp đặ ra đối với người lao động, sẽ giảm đi đáng kể gánh nặng cho người lao động, Đồng thời, lao động nghèo mới có hy vọng đi tu nghiệp và làm việc ở nước ngoài để cải thiện cuộc sống.
Việt Nam bắt đầu đưa tu nghiệp sinh sang Nhật vào năm 1992. Cho đến nay đã có trên 40.000 lao động Việt Nam đi theo chương trình này. Hiện số tu nghiệp sinh đang tu nghiệp tại Nhật Bản gần 10.000 người và số thực tập sinh là 6.740 người.
Thống kê sơ bộ hiện cả nước có khoảng 100 doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa lao động sang tu nghiệp tại Nhật Bản.
Sở dĩ Thượng viện Nhật Bản phải bàn tới chuyện này vì tại Nhật có nhiều ý kiến cho rằng do phải đặt cọc tiền bảo lãnh hợp đồng nên chi phí trước khi đi của lao động Việt Nam rất cao. Điều này khiến người lao động đã có ý định bỏ trốn khỏi chương trình tu nghiệp, sống bất hợp pháp, tìm kiếm cơ hội việc làm có lương cao hơn để trả nợ. Vì thế, số lao động bất hợp pháp Việt Nam tại Nhật Bản luôn cao hơn các nước khác.
Theo ông Shotaro Tochigi, Chủ tịch Tổ chức Hợp tác quốc tế tu nghiệp Nhật Bản (Jitco), khoản thu bảo lãnh hợp đồng của người lao động với mức 2.000 – 3.000 USD/ người là quá cao. Việc này tạo thêm gánh nặng cho lao động nghèo sang Nhật học việc.
Tuy nhiên, trong thực tế, khoản tiền mà lao động phải bỏ ra khi được tuyển sang Nhật Bản làm việc cao hơn mức mà ông Shotaro Tochigi nêu trên rất nhiều.
Tại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước, mỗi lao động thường phải chi tiền đặt cọc từ 5.000 - 7.000 USD/người, tậm chí có doanh nghiệp thu tới 10.000 USD/người, cộng thêm chi phí trước khi đi từ khoảng 2.000 - 4.000 USD/người. Như vậy để được sang Nhật tu nghiệp sinh, người lao động phải “lo” khoảng từ 10.000 – 15.000 USD/người.
Một chuyên gia của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho rằng, nếu Thượng viện Nhật Bản thông qua được việc cấm thu khoản tiền bảo lãnh đặt cọc này đồng thời có chính sách kiểm soát chặt chẽ các khoản thu mà các doanh nghiệp đặ ra đối với người lao động, sẽ giảm đi đáng kể gánh nặng cho người lao động, Đồng thời, lao động nghèo mới có hy vọng đi tu nghiệp và làm việc ở nước ngoài để cải thiện cuộc sống.
Việt Nam bắt đầu đưa tu nghiệp sinh sang Nhật vào năm 1992. Cho đến nay đã có trên 40.000 lao động Việt Nam đi theo chương trình này. Hiện số tu nghiệp sinh đang tu nghiệp tại Nhật Bản gần 10.000 người và số thực tập sinh là 6.740 người.
Thống kê sơ bộ hiện cả nước có khoảng 100 doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa lao động sang tu nghiệp tại Nhật Bản.