“Lao động sang Nhật phải chuẩn bị kỹ”
Bức tranh chung của thị trường lao động Việt Nam tại Nhật Bản hiện như thế nào trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm?
Bức tranh chung của thị
trường lao động Việt Nam tại Nhật Bản hiện như thế nào trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm?
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Phú Bình, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết:
- Lao động Việt Nam được phía Nhật Bản đánh giá cao bởi sự cần cù, chịu khó sáng tạo, tiếp thu và hòa nhập rất nhanh. Bên cạnh đó, trong tất cả các nước Đông Nam Á, Việt Nam là nước có nền văn hóa gần gũi nhất với Nhật Bản. Đây là cơ hội tốt để chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.
Trong năm 2007 và năm 2008, mỗi năm Việt Nam đưa được khoảng 6.000 lao động sang Nhật Bản làm việc. Đến thời điểm này, tổng cộng đã có hơn 30.000 lượt người sang tu nghiệp tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, hiện dưới những tác động của việc suy thoái nền kinh tế, cũng không ít lao động Việt Nam tại Nhật mất việc làm. Nhưng hiện vẫn chưa có một thống kê cụ thể về số người này.
Ông có khuyến cáo gì với lao động chuẩn bị sang Nhật Bản làm việc và doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam?
Nhật Bản là một thị trường tốt, có thể mở rộng, nhưng chúng ta cần làm tốt hơn nữa công tác giáo dục bồi dưỡng lao động trước khi đi. Việc dạy tiếng Nhật rất quan trọng và chúng ta có thể tranh thủ sự giúp đỡ của bạn.
Đặc biệt, phải giáo dục cho người lao động những hiểu biết cần thiết, để họ ý thức rằng đi xuất khẩu lao động không chỉ vì kế sinh nhai mà đây còn là một chiến lược lớn của đất nước, từ đó các lao động cùng có ý thức giữ gìn hình ảnh, thể diện của dân tộc. Làm tốt công tác xuất khẩu lao động không chỉ góp phần giúp người lao động nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống mà còn góp phần thu hút đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, lao động Việt Nam tại Nhật Bản sẽ học được tác phong làm việc hết sức kỷ cương và chặt chẽ. Lực lượng lao động này sau khi kết thúc hợp đồng về nước sẽ là nguồn nhân lực chất lượng, đóng góp cho sự phát triển đất nước. Chúng ta có thể tập hợp lại để cung cấp cho các doanh nghiệp đang đầu tư tại Việt Nam.
Thực tế cho thấy, một trong những lý do đầu tiên khiến những công nhân nước ngoài thất nghiệp tại Nhật khi nền kinh tế nước này suy thoái là do họ không biết tiếng Nhật. Bởi vậy, vấn đề đặt ra cho lao động Việt Nam là cần phải được đào tạo về ngoại ngữ và trình độ tay nghề cao.
Xuất khẩu lao động sang một thị trường lớn như Nhật Bản đòi hỏi chúng ta phải có những “bước chuẩn bị” kỹ càng. Có như vậy mới tránh được những tổn thương do bối cảnh kinh tế suy thoái đem lại, mà tiêu biểu là tránh được tình trạng mất việc làm.
Nhưng trước mắt, cần làm thế nào để giảm tỷ lệ lao động xuất khẩu tại Nhật Bản bỏ trốn, thưa ông?
Theo tôi được biết, từ năm 2005, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 141/2005/NĐ-CP về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lượng tuyển chọn, đào tạo, phổ biến kiến thức cần thiết trước khi đi và tăng cường công tác quản lý tu nghiệp sinh, tỷ lệ lao động tự ý bỏ hợp đồng đã giảm rõ rệt, từ khoảng 30% trong các năm trước, xuống còn khoảng 2%.
Tất nhiên con số này cũng vẫn lớn, nhưng nhìn bức tranh chung có thể thấy đang tốt lên rất nhiều. Bên cạnh đó, phía Nhật Bản cũng đang tính đến khả năng trong năm 2009 có thể nâng thời hạn hợp đồng lên 5 năm, điều này cũng sẽ góp phần giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn.
Tuy nhiên, lao động Việt Nam sang Nhật Bản vẫn còn một số hạn chế, như ý thức kỷ luật và trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ còn yếu. Nhiều lao động chưa yên tâm về mức lương, chẳng hạn, theo quy định, hợp đồng lao động 3 năm, trong đó năm đầu là năm học nghề nên lương của lao động chỉ khoảng 700 USD, hai năm sau, lương khoảng 1.200 - 1.500 USD.
Song nhiều lao động mới sang lương thấp hơn những người đã sang trước lại so bì rằng tại sao tôi cũng làm như anh kia mà anh ta lương lại cao hơn... Những điểm này lao động Việt Nam cần phải khắc phục.
Thời gian tới Việt Nam sẽ đưa lao động sang làm việc tại Nhật trong những ngành nghề nào?
Hiện nay, hiệp định tương trợ tư pháp giữa hai nước đã được ký sau khi hiệp định đối tác song phương giữa hai nước được ký kết, chúng ta có thể mở rộng hợp tác lao động với Nhật ở ngành nghề y tá, hộ lý. Đối với nghề này, hiện nay chúng ta chưa có chứng chỉ quốc gia nhưng phía bạn có thể giúp chúng ta đào tạo...
* Việt Nam đang có khoảng 30.000 tu nghiệp sinh ở Nhật Bản, với hợp đồng lao động kéo dài 3 năm, trong đó có hỗ trợ đào tạo nghề 1 năm đầu, hàng năm gửi về nước khoảng hơn 300 triệu USD. Ngoài ra, có chương trình phái cử theo hình thức phi lợi nhuận, người lao động không phải chi phí trước khi đi. Thu nhập bình quân của tu nghiệp sinh và thực tập sinh kỹ thuật khoảng 1.000 USD/tháng.
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Phú Bình, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết:
- Lao động Việt Nam được phía Nhật Bản đánh giá cao bởi sự cần cù, chịu khó sáng tạo, tiếp thu và hòa nhập rất nhanh. Bên cạnh đó, trong tất cả các nước Đông Nam Á, Việt Nam là nước có nền văn hóa gần gũi nhất với Nhật Bản. Đây là cơ hội tốt để chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.
Trong năm 2007 và năm 2008, mỗi năm Việt Nam đưa được khoảng 6.000 lao động sang Nhật Bản làm việc. Đến thời điểm này, tổng cộng đã có hơn 30.000 lượt người sang tu nghiệp tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, hiện dưới những tác động của việc suy thoái nền kinh tế, cũng không ít lao động Việt Nam tại Nhật mất việc làm. Nhưng hiện vẫn chưa có một thống kê cụ thể về số người này.
Ông có khuyến cáo gì với lao động chuẩn bị sang Nhật Bản làm việc và doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam?
Nhật Bản là một thị trường tốt, có thể mở rộng, nhưng chúng ta cần làm tốt hơn nữa công tác giáo dục bồi dưỡng lao động trước khi đi. Việc dạy tiếng Nhật rất quan trọng và chúng ta có thể tranh thủ sự giúp đỡ của bạn.
Đặc biệt, phải giáo dục cho người lao động những hiểu biết cần thiết, để họ ý thức rằng đi xuất khẩu lao động không chỉ vì kế sinh nhai mà đây còn là một chiến lược lớn của đất nước, từ đó các lao động cùng có ý thức giữ gìn hình ảnh, thể diện của dân tộc. Làm tốt công tác xuất khẩu lao động không chỉ góp phần giúp người lao động nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống mà còn góp phần thu hút đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, lao động Việt Nam tại Nhật Bản sẽ học được tác phong làm việc hết sức kỷ cương và chặt chẽ. Lực lượng lao động này sau khi kết thúc hợp đồng về nước sẽ là nguồn nhân lực chất lượng, đóng góp cho sự phát triển đất nước. Chúng ta có thể tập hợp lại để cung cấp cho các doanh nghiệp đang đầu tư tại Việt Nam.
Thực tế cho thấy, một trong những lý do đầu tiên khiến những công nhân nước ngoài thất nghiệp tại Nhật khi nền kinh tế nước này suy thoái là do họ không biết tiếng Nhật. Bởi vậy, vấn đề đặt ra cho lao động Việt Nam là cần phải được đào tạo về ngoại ngữ và trình độ tay nghề cao.
Xuất khẩu lao động sang một thị trường lớn như Nhật Bản đòi hỏi chúng ta phải có những “bước chuẩn bị” kỹ càng. Có như vậy mới tránh được những tổn thương do bối cảnh kinh tế suy thoái đem lại, mà tiêu biểu là tránh được tình trạng mất việc làm.
Nhưng trước mắt, cần làm thế nào để giảm tỷ lệ lao động xuất khẩu tại Nhật Bản bỏ trốn, thưa ông?
Theo tôi được biết, từ năm 2005, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 141/2005/NĐ-CP về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lượng tuyển chọn, đào tạo, phổ biến kiến thức cần thiết trước khi đi và tăng cường công tác quản lý tu nghiệp sinh, tỷ lệ lao động tự ý bỏ hợp đồng đã giảm rõ rệt, từ khoảng 30% trong các năm trước, xuống còn khoảng 2%.
Tất nhiên con số này cũng vẫn lớn, nhưng nhìn bức tranh chung có thể thấy đang tốt lên rất nhiều. Bên cạnh đó, phía Nhật Bản cũng đang tính đến khả năng trong năm 2009 có thể nâng thời hạn hợp đồng lên 5 năm, điều này cũng sẽ góp phần giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn.
Tuy nhiên, lao động Việt Nam sang Nhật Bản vẫn còn một số hạn chế, như ý thức kỷ luật và trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ còn yếu. Nhiều lao động chưa yên tâm về mức lương, chẳng hạn, theo quy định, hợp đồng lao động 3 năm, trong đó năm đầu là năm học nghề nên lương của lao động chỉ khoảng 700 USD, hai năm sau, lương khoảng 1.200 - 1.500 USD.
Song nhiều lao động mới sang lương thấp hơn những người đã sang trước lại so bì rằng tại sao tôi cũng làm như anh kia mà anh ta lương lại cao hơn... Những điểm này lao động Việt Nam cần phải khắc phục.
Thời gian tới Việt Nam sẽ đưa lao động sang làm việc tại Nhật trong những ngành nghề nào?
Hiện nay, hiệp định tương trợ tư pháp giữa hai nước đã được ký sau khi hiệp định đối tác song phương giữa hai nước được ký kết, chúng ta có thể mở rộng hợp tác lao động với Nhật ở ngành nghề y tá, hộ lý. Đối với nghề này, hiện nay chúng ta chưa có chứng chỉ quốc gia nhưng phía bạn có thể giúp chúng ta đào tạo...
* Việt Nam đang có khoảng 30.000 tu nghiệp sinh ở Nhật Bản, với hợp đồng lao động kéo dài 3 năm, trong đó có hỗ trợ đào tạo nghề 1 năm đầu, hàng năm gửi về nước khoảng hơn 300 triệu USD. Ngoài ra, có chương trình phái cử theo hình thức phi lợi nhuận, người lao động không phải chi phí trước khi đi. Thu nhập bình quân của tu nghiệp sinh và thực tập sinh kỹ thuật khoảng 1.000 USD/tháng.