Đối mặt dân số già, Trung Quốc rục rịch bỏ chính sách một con
Có thể không còn lâu nữa, các gia đình Trung Quốc sẽ được phép có hai con
Truyền thông Trung Quốc gần đây đưa tin, chính phủ nước này đang tiến gần hơn đến việc nới lỏng chính sách một con vốn đã được áp dụng suốt từ thập niên 1970.
Có thể không còn lâu nữa, các gia đình Trung Quốc sẽ được phép có hai con, theo bài nhận định của nhà bình luận Adam Minter được Bloomberg đăng tải.
Chắc chắn không ít người dân mừng rỡ vì cuối cùng họ cũng được phép sinh con theo mong muốn. Thế nhưng, Chính phủ Trung Quốc có những toan tính kinh tế của riêng họ.
Từ năm 2012, lực lượng lao động của Trung Quốc bắt đầu thu hẹp. Đến năm 2050, theo tính toán của viện Peterson, Trung Quốc cũng sẽ đối diện với vấn đề dân số già, khi 1 người về hưu thì chỉ có 1,6 người lao động.
Tỷ lệ này khi ấy cũng tương đương như các nước nổi tiếng với dân số già như Nhật hay Singapore.
Trung Quốc, vì vậy, không thể khoanh tay đứng nhìn. Họ tính thay đổi chính sách dân số với hy vọng sẽ giúp cho tỷ lệ sinh bùng nổ nhằm có thêm người bổ sung cho lực lượng lao động.
Thế nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, dù Trung Quốc có đưa ra chính sách hai con vào lúc này, có thể đã là quá chậm. Hơn thế nữa, điều kiện sống khó khăn tại nhiều thành phố lớn cũng sẽ cản trở các cặp đôi muốn sinh thêm con.
Khi xã hội trở nên giàu có hơn, người dân sống tập trung chủ yếu ở các đô thị, các cặp đôi thường lựa chọn sinh ít con hơn. Một nghiên cứu vào năm 2012 cho thấy từ năm 2000 đến năm 2005, đô thị hóa là một yếu tố quan trọng dẫn đến giảm tỷ lệ sinh tại nhiều khu vực lớn ở Trung Quốc.
Nhiều người có thể lập luận rằng chính phủ sẽ khuyến khích tăng tỷ lệ sinh bằng cách đưa ra các chương trình hỗ trợ thai sản cũng như hỗ trợ nuôi con nhỏ. Tuy nhiên trên thực tế, những chính sách kiểu đó đã không phát huy được tác dụng ở Singapore và Nhật.
Vậy giải pháp nào sẽ giúp làm dịu cuộc khủng hoảng thiếu lực lượng lao động ở Trung Quốc lúc này?
Theo bài bình luận trên Bloomberg, trước tiên, Trung Quốc cần xóa bỏ hoàn toàn chính sách hạn chế sinh đẻ. Dù điều này có thể không tạo ra thay đổi lớn ở các thành phố, khu vực đô thị, nhưng ít nhất sẽ khuyến khích các bậc cha mẹ ở vùng nông thôn sinh thêm con.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng cần đưa ra chính sách giống như Nhật đang làm: nhập khẩu lao động. Việc này có thể coi như nghịch lý ở đất nước đông dân nhất thế giới, nhưng lại là sự thật ở Trung Quốc.
Hiện nay, Trung Quốc đã buộc phải thu hút nhiều lao động nhập cư, chủ yếu đến từ khu vực Trung Đông, Mỹ, Nhật và châu Âu. Đó là còn chưa kể đến số lượng lao động Đông Nam Á đang đến làm việc ngày một nhiều tại các nhà máy ở phía Nam Trung Quốc.
Kết quả một cuộc điều tra vào tháng 8 của Reuters tại Đông Quản, một trong những trung tâm sản xuất lớn của Trung Quốc, cho thấy ít nhất khoảng 30 nghìn công nhân nước ngoài đang làm việc ở đây.
Chưa kể, theo truyền thông Trung Quốc, số lượng người làm việc bất hợp pháp tại nước này còn tăng mạnh trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, hiện ở Trung Quốc vẫn còn tồn tại nhiều rào cản cản trở sự hòa nhập của người nhập cư. Giống như nhiều nước Đông Á, người Trung Quốc vẫn nhìn vào người nước ngoài với cái nhìn đầy hoài nghi, trừ trường hợp cá nhân đó được đánh giá có đóng góp lớn cho xã hội Trung Quốc.
Cũng giống như bất kỳ nước thuần chủng nào khác trên thế giới, Trung Quốc sẽ phải đối diện với sự phản đối từ dân chúng, nếu muốn nhập khẩu thêm lao động nước ngoài.
Có thể không còn lâu nữa, các gia đình Trung Quốc sẽ được phép có hai con, theo bài nhận định của nhà bình luận Adam Minter được Bloomberg đăng tải.
Chắc chắn không ít người dân mừng rỡ vì cuối cùng họ cũng được phép sinh con theo mong muốn. Thế nhưng, Chính phủ Trung Quốc có những toan tính kinh tế của riêng họ.
Từ năm 2012, lực lượng lao động của Trung Quốc bắt đầu thu hẹp. Đến năm 2050, theo tính toán của viện Peterson, Trung Quốc cũng sẽ đối diện với vấn đề dân số già, khi 1 người về hưu thì chỉ có 1,6 người lao động.
Tỷ lệ này khi ấy cũng tương đương như các nước nổi tiếng với dân số già như Nhật hay Singapore.
Trung Quốc, vì vậy, không thể khoanh tay đứng nhìn. Họ tính thay đổi chính sách dân số với hy vọng sẽ giúp cho tỷ lệ sinh bùng nổ nhằm có thêm người bổ sung cho lực lượng lao động.
Thế nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, dù Trung Quốc có đưa ra chính sách hai con vào lúc này, có thể đã là quá chậm. Hơn thế nữa, điều kiện sống khó khăn tại nhiều thành phố lớn cũng sẽ cản trở các cặp đôi muốn sinh thêm con.
Khi xã hội trở nên giàu có hơn, người dân sống tập trung chủ yếu ở các đô thị, các cặp đôi thường lựa chọn sinh ít con hơn. Một nghiên cứu vào năm 2012 cho thấy từ năm 2000 đến năm 2005, đô thị hóa là một yếu tố quan trọng dẫn đến giảm tỷ lệ sinh tại nhiều khu vực lớn ở Trung Quốc.
Nhiều người có thể lập luận rằng chính phủ sẽ khuyến khích tăng tỷ lệ sinh bằng cách đưa ra các chương trình hỗ trợ thai sản cũng như hỗ trợ nuôi con nhỏ. Tuy nhiên trên thực tế, những chính sách kiểu đó đã không phát huy được tác dụng ở Singapore và Nhật.
Vậy giải pháp nào sẽ giúp làm dịu cuộc khủng hoảng thiếu lực lượng lao động ở Trung Quốc lúc này?
Theo bài bình luận trên Bloomberg, trước tiên, Trung Quốc cần xóa bỏ hoàn toàn chính sách hạn chế sinh đẻ. Dù điều này có thể không tạo ra thay đổi lớn ở các thành phố, khu vực đô thị, nhưng ít nhất sẽ khuyến khích các bậc cha mẹ ở vùng nông thôn sinh thêm con.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng cần đưa ra chính sách giống như Nhật đang làm: nhập khẩu lao động. Việc này có thể coi như nghịch lý ở đất nước đông dân nhất thế giới, nhưng lại là sự thật ở Trung Quốc.
Hiện nay, Trung Quốc đã buộc phải thu hút nhiều lao động nhập cư, chủ yếu đến từ khu vực Trung Đông, Mỹ, Nhật và châu Âu. Đó là còn chưa kể đến số lượng lao động Đông Nam Á đang đến làm việc ngày một nhiều tại các nhà máy ở phía Nam Trung Quốc.
Kết quả một cuộc điều tra vào tháng 8 của Reuters tại Đông Quản, một trong những trung tâm sản xuất lớn của Trung Quốc, cho thấy ít nhất khoảng 30 nghìn công nhân nước ngoài đang làm việc ở đây.
Chưa kể, theo truyền thông Trung Quốc, số lượng người làm việc bất hợp pháp tại nước này còn tăng mạnh trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, hiện ở Trung Quốc vẫn còn tồn tại nhiều rào cản cản trở sự hòa nhập của người nhập cư. Giống như nhiều nước Đông Á, người Trung Quốc vẫn nhìn vào người nước ngoài với cái nhìn đầy hoài nghi, trừ trường hợp cá nhân đó được đánh giá có đóng góp lớn cho xã hội Trung Quốc.
Cũng giống như bất kỳ nước thuần chủng nào khác trên thế giới, Trung Quốc sẽ phải đối diện với sự phản đối từ dân chúng, nếu muốn nhập khẩu thêm lao động nước ngoài.