Đổi mới kinh tế và những kiến nghị từ Đại hội XI
Một trong những vấn đề được tập trung thảo luận tại Đại hội XI là quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị
Tuần qua, Đại hội Đảng XI đã có hai ngày rưỡi thảo luận tại đoàn và tại hội trường về dự thảo các văn kiện. Một trong những vấn đề trọng tâm tại các phiên thảo luận là quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị.
Đây cũng là một trong 8 mối quan hệ xuất hiện trong quá trình đổi mới được nêu tại dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).
Giải quyết vướng mắc về sở hữu đất đai
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam Đỗ Hoài Nam đã nêu 4 vấn đề cơ bản để giải quyết tốt hơn, hiệu quả hơn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị trong giai đoạn phát triển đất nước 2011 – 2020.
Theo đó, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đòi hỏi một hệ thống chính trị tôn trọng những quy luật khách quan của thị trường. “Nền kinh tế này cũng còn đòi hỏi một hệ thống chính trị không quan liêu, có quyết tâm chính trị và giải pháp hữu hiệu đẩy lùi tham nhũng, thất thoát và lãng phí các nguồn lực phát triển của xã hội’, ông Nam nói.
Vị Chủ tịch Viện Khoa học xã hội cũng cho rằng, yêu cầu phù hợp và đồng bộ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị trong giai đoạn 2011- 2020 đòi hỏi đổi mới kinh tế phải kiên định, triệt để, mạnh mẽ và đồng bộ, vững chắc hơn theo định hướng thị trường.
Trên cơ sở tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế và tư duy chính trị cần tập trung sức giải quyết những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn và lý luận về đất đai, sở hữu đất đai, thị trường đất đai và bất động sản trên đất; về lao động, thị trường lao động, tiền công, tiền lương và hệ thống an sinh xã hội; về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Theo ông Nam, đây là việc làm để tháo gỡ những rào cản của tư duy chính sách kìm hãm sự giải phóng triệt để sức sản xuất và khai thác, sử dụng có hiệu quả cao nhất mọi nguồn lực, nguồn vốn cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Trong quan hệ với đổi mới kinh tế và đảm bảo sự ổn định chính trị để tiến hành đổi mới kinh tế, theo quan điểm của ông Nam, thì đổi mới hệ thống chính trị mà Việt Nam đã và đang tiến hành không phải là thay đổi hệ thống chính trị đang có bằng một hệ thống chính trị mới khác.
Mà, thực chất của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta là đổi mới và hoàn thiện tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động, thể chế hoạt động của hệ thống chính trị hiện có, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của từng tổ chức và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống để đảm bảo cơ sở chính trị vững chắc và môi trường chính trị thuận lợi cho đổi mới kinh tế. Đồng thời qua đó đáp ứng cao nhất và tốt nhất yêu cầu phát triển và quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
“Nội dung lãnh đạo, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có nhiều điểm mới và chưa có tiền lệ đối với Đảng, đòi hỏi Đảng phải tự giải đáp từ tổng kết thực tiễn đổi mới, trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao trí tuệ, tầm nhìn và tư duy khoa học, từng bước hình thành những quan điểm lý luận chỉ đạo thực tiễn và từ tham khảo kinh nghiệm quốc tế… chứ không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm đã có”, ông Nam phát biểu.
Cần có nghị quyết xây dựng đội ngũ doanh nhân
Trao đổi với VnEconomy, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc mong muốn Đảng có nghị quyết xây dựng đội ngũ doanh nhân thời kỳ mới.
Nghị quyết này trước hết tiếp tục thống nhất quan điểm vai trò, vị thế của doanh nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong chính trị - xã hội.
Hình ảnh của doanh nhân cần được xây dựng như “người lính thời bình” trong bối cảnh mới, sao cho thế hệ trẻ có ý thức phấn đấu trở thành doanh nhân chứ không chỉ phấn đấu để trở thành chuyên gia, công chức…
Theo ông Lộc, để tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp, doanh nhân có thể phát huy ý chí kinh doanh thì một việc rất quan trọng là cần công khai minh bạch các định hướng phát triển để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận, định hướng chiến lược kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó cũng không thể thiếu những chính sách hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Trong phát triển doanh nghiệp, bên cạnh việc hình thành rộng rãi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần có những chính sách hỗ trợ cho việc hình thành những doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp cỡ vừa của nền kinh tế thông qua các biện pháp thúc đẩy quá trình sáp nhập và liên kết, ông Lộc đề nghị.
Thiếu các doanh nghiệp vừa và các doanh nghiệp lớn cũng là một điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam, ông Lộc nhìn nhận. Bởi chính những doanh nghiệp vừa và lớn sẽ là đầu kéo để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phát triển trong một chuỗi, một thế liên kết.
“Vừa phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng nhanh số lượng doanh nghiệp, vừa phải thúc đẩy hình thành doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn có hiệu quả cao trong nền kinh tế là nhiệm vụ cần phải tập trung hỗ trợ”, ông Lộc nhấn mạnh.
Cũng theo ông Lộc thì cần tạo đột phá trong nguồn nhân lực và xây dựng, đào tạo đội ngũ doanh nhân với chương trình quốc gia đào tạo doanh nhân Việt Nam. Mục tiêu hướng tới là mỗi doanh nhân khi đứng ra thành lập doanh nghiệp đều qua các bước khởi sự doanh nghiệp để hiểu những kiến thức cơ bản về kinh doanh. Thứ hai phải có đào tạo cấp cao cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn để nâng cao trình độ quản trị.
Điều được đại biểu Lộc nhấn mạnh là trong đào tạo doanh nghiệp, doanh nhân phải rất chú ý đến đào tạo tinh thần công dân chứ không chỉ đơn thuần là năng lực kinh doanh, trình độ quản trị. Cần đề cao tinh thần dân tộc của doanh nhân. Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Singapore rất chú ý đến giáo dục tinh thần công dân trước khi trở thành doanh nghiệp.
“Tôi rất mong trong nhiệm kỳ này, Ban chấp hành Trung ương sẽ có nghị quyết xây dựng đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới, tăng đại biểu là doanh nhân trong các cơ quan, tổ chức chính trị, trong Quốc hội, trong Ban chấp hành Trung ương Đảng”, ông Lộc bày tỏ.
Đây cũng là một trong 8 mối quan hệ xuất hiện trong quá trình đổi mới được nêu tại dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).
Giải quyết vướng mắc về sở hữu đất đai
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam Đỗ Hoài Nam đã nêu 4 vấn đề cơ bản để giải quyết tốt hơn, hiệu quả hơn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị trong giai đoạn phát triển đất nước 2011 – 2020.
Theo đó, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đòi hỏi một hệ thống chính trị tôn trọng những quy luật khách quan của thị trường. “Nền kinh tế này cũng còn đòi hỏi một hệ thống chính trị không quan liêu, có quyết tâm chính trị và giải pháp hữu hiệu đẩy lùi tham nhũng, thất thoát và lãng phí các nguồn lực phát triển của xã hội’, ông Nam nói.
Vị Chủ tịch Viện Khoa học xã hội cũng cho rằng, yêu cầu phù hợp và đồng bộ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị trong giai đoạn 2011- 2020 đòi hỏi đổi mới kinh tế phải kiên định, triệt để, mạnh mẽ và đồng bộ, vững chắc hơn theo định hướng thị trường.
Trên cơ sở tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế và tư duy chính trị cần tập trung sức giải quyết những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn và lý luận về đất đai, sở hữu đất đai, thị trường đất đai và bất động sản trên đất; về lao động, thị trường lao động, tiền công, tiền lương và hệ thống an sinh xã hội; về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Theo ông Nam, đây là việc làm để tháo gỡ những rào cản của tư duy chính sách kìm hãm sự giải phóng triệt để sức sản xuất và khai thác, sử dụng có hiệu quả cao nhất mọi nguồn lực, nguồn vốn cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Trong quan hệ với đổi mới kinh tế và đảm bảo sự ổn định chính trị để tiến hành đổi mới kinh tế, theo quan điểm của ông Nam, thì đổi mới hệ thống chính trị mà Việt Nam đã và đang tiến hành không phải là thay đổi hệ thống chính trị đang có bằng một hệ thống chính trị mới khác.
Mà, thực chất của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta là đổi mới và hoàn thiện tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động, thể chế hoạt động của hệ thống chính trị hiện có, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của từng tổ chức và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống để đảm bảo cơ sở chính trị vững chắc và môi trường chính trị thuận lợi cho đổi mới kinh tế. Đồng thời qua đó đáp ứng cao nhất và tốt nhất yêu cầu phát triển và quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
“Nội dung lãnh đạo, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có nhiều điểm mới và chưa có tiền lệ đối với Đảng, đòi hỏi Đảng phải tự giải đáp từ tổng kết thực tiễn đổi mới, trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao trí tuệ, tầm nhìn và tư duy khoa học, từng bước hình thành những quan điểm lý luận chỉ đạo thực tiễn và từ tham khảo kinh nghiệm quốc tế… chứ không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm đã có”, ông Nam phát biểu.
Cần có nghị quyết xây dựng đội ngũ doanh nhân
Trao đổi với VnEconomy, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc mong muốn Đảng có nghị quyết xây dựng đội ngũ doanh nhân thời kỳ mới.
Nghị quyết này trước hết tiếp tục thống nhất quan điểm vai trò, vị thế của doanh nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong chính trị - xã hội.
Hình ảnh của doanh nhân cần được xây dựng như “người lính thời bình” trong bối cảnh mới, sao cho thế hệ trẻ có ý thức phấn đấu trở thành doanh nhân chứ không chỉ phấn đấu để trở thành chuyên gia, công chức…
Theo ông Lộc, để tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp, doanh nhân có thể phát huy ý chí kinh doanh thì một việc rất quan trọng là cần công khai minh bạch các định hướng phát triển để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận, định hướng chiến lược kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó cũng không thể thiếu những chính sách hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Trong phát triển doanh nghiệp, bên cạnh việc hình thành rộng rãi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần có những chính sách hỗ trợ cho việc hình thành những doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp cỡ vừa của nền kinh tế thông qua các biện pháp thúc đẩy quá trình sáp nhập và liên kết, ông Lộc đề nghị.
Thiếu các doanh nghiệp vừa và các doanh nghiệp lớn cũng là một điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam, ông Lộc nhìn nhận. Bởi chính những doanh nghiệp vừa và lớn sẽ là đầu kéo để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phát triển trong một chuỗi, một thế liên kết.
“Vừa phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng nhanh số lượng doanh nghiệp, vừa phải thúc đẩy hình thành doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn có hiệu quả cao trong nền kinh tế là nhiệm vụ cần phải tập trung hỗ trợ”, ông Lộc nhấn mạnh.
Cũng theo ông Lộc thì cần tạo đột phá trong nguồn nhân lực và xây dựng, đào tạo đội ngũ doanh nhân với chương trình quốc gia đào tạo doanh nhân Việt Nam. Mục tiêu hướng tới là mỗi doanh nhân khi đứng ra thành lập doanh nghiệp đều qua các bước khởi sự doanh nghiệp để hiểu những kiến thức cơ bản về kinh doanh. Thứ hai phải có đào tạo cấp cao cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn để nâng cao trình độ quản trị.
Điều được đại biểu Lộc nhấn mạnh là trong đào tạo doanh nghiệp, doanh nhân phải rất chú ý đến đào tạo tinh thần công dân chứ không chỉ đơn thuần là năng lực kinh doanh, trình độ quản trị. Cần đề cao tinh thần dân tộc của doanh nhân. Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Singapore rất chú ý đến giáo dục tinh thần công dân trước khi trở thành doanh nghiệp.
“Tôi rất mong trong nhiệm kỳ này, Ban chấp hành Trung ương sẽ có nghị quyết xây dựng đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới, tăng đại biểu là doanh nhân trong các cơ quan, tổ chức chính trị, trong Quốc hội, trong Ban chấp hành Trung ương Đảng”, ông Lộc bày tỏ.