Đồng tiền của Myanmar tăng giá mạnh nhất châu Á
Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy Myanmar đang bắt đầu nổi lên sau nhiều thập kỷ cô lập
Đồng Kyat của Myanmar đã trở thành đồng tiền tăng giá mạnh nhất tại khu vực châu Á từ đầu năm đến nay, theo hãng tin Bloomberg. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy Myanmar đang bắt đầu nổi lên sau nhiều thập kỷ cô lập.
Được hậu thuẫn bởi chiến thắng của chính trị gia Aung San Suu Kyi trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Myanmar kể từ năm 1990 vào cuối năm ngoái, đồng Kyat đã tăng giá hơn 10% từ đầu năm đến nay so với đồng USD. Nhiều khả năng, năm 2016 sẽ là năm tăng giá đầu tiên của đồng tiền này sau khi liên tục giảm kể từ thời điểm được thả nổi vào năm 2012.
Một loạt cải cách đã đưa nền kinh tế và xã hội Myanmar hồi sinh kể từ khi chính quyền quân sự ngừng lãnh đạo nước này vào năm 2011. Tốc độ mở cửa của Myanmar càng được đẩy nhanh sau khi Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2015. Với dòng vốn nước ngoài chảy mạnh vào Myanmar, đồng Kyat được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng giá trong thời gian tới.
Đối với Andrew Lee, một người Mỹ gốc Myanmar trở về nước cách đây 4 năm để mở chi nhánh của hãng General Electric (GE), sự tăng giá của đồng Kyat là một bằng chứng cho thấy ông đã lựa chọn đúng. Lee cho rằng một đồng tiền mạnh lên là điều quan trọng đối với nền kinh tế đang cất cánh của Myanmar, bởi nó sẽ giúp giảm chi phí nhập khẩu, đồng thời giảm chi phí đối với các dự án cơ sở hạ tầng của Chính phủ.
“Đồng tiền tăng giá là điều tốt cho nền kinh tế Myanmar. Chúng tôi lạc quan về Chính phủ mới. Chúng tôi biết vẫn còn nhiều việc phải làm đối với cơ sở hạ tầng ở đây”, ông Lee, người cùng gia đình chuyển sang Mỹ vào năm 1979 khi mới 12 tuổi, nhận định.
Dù bị quy định của Hiến pháp do quân đội soạn thảo ngăn không thể trở thành Tổng thống Myanmar, bà Suu Kyi được cho là người nắm quyền lực “hậu trường” ở nước này. Ngoài việc nắm một số ghế Bộ trưởng trong nội các Myamar hiện nay, bao gồm cương vị ngoại trưởng, bà Suu Kyi còn là cố vấn nhà nước, nắm quyền chính thức cố vấn cho Chính phủ.
Bộ máy lãnh đạo mới của Myanmar đang tạo ra một sự tin tưởng lớn. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinhh tế Myanmar sẽ tăng trưởng nhanh hơn các nước láng giềng, với mức tăng có thể vượt 8% trong năm nay và đầu năm 2017. Mục tiêu của Myanmar là thu hút 80 tỷ USD vốn đầu tư cần thiết cho các dự án điện, giao thông và công nghệ trong thời gian từ nay đến hết năm 2030.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Myanmar đã tăng 1,48 tỷ USD trong tài khóa kết thúc vào ngày 31/3 vừa qua, đạt mức 9,48 tỷ USD. Dòng vốn FDI vào Myanmar được dự báo sẽ mạnh lên sau khi Mỹ mới đây dỡ lệnh trừng phạt đối với 10 doanh nghiệp quốc doanh và ngân hàng của nước này. Tuy nhiên, một số hạn chế khác của Mỹ đối với Myanmar vẫn được duy trì.
Các ngân hàng ở khu vực châu Á dự báo đồng Kyat sẽ tiếp tục tăng giá mạnh hơn các đồng tiền khác trong khu vực trong thời gian tới. Ngân hàng Malayan của Malaysia dự báo đồng Kyat sẽ tăng giá 18%, đạt mức đỉnh 2 năm là 1.000 Kyat/1 USD trong thời gian từ nay đến đầu năm 2017. Hiện tỷ giá đồng Kyat so với USD ở mức khoảng 1.183,6 Kyat đổi 1 USD.
Đồng Kyat đã mất giá 21% trong năm 2015 và chạm mức thấp kỷ lục 1.344 Kyat đổi 1 USD hồi tháng 1 năm nay. Đồng tiền này hiện còn đang hưởng lợi từ các biện pháp của Chính phủ Myamar nhằm ngăn chặn tình trạng đôla hóa nền kinh tế, bao gồm hạn chế các khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp tính tiền bằng USD.
Một dấu hiệu khác về niềm tin ở Myanmar là các doanh nghiệp, bao gồm các siêu thị, bắt đầu giảm giá bán hàng nhập khẩu như kem đánh răng, bánh kẹo, máy giặt... - theo ông Vijay Dhayal, Phó chủ tịch công ty new Crossroads Asia. Năm ngoái, giá các mặt hàng nhập khẩu ở Myanmar tăng tới 30%.
“Giai đoạn tồi tệ nhất đối với đồng Kyat đã qua. Đang có một tâm lý tích cực về Chính phủ mới của Myanmar, rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng và Myamar sẽ cởi mở hơn với đầu tư nước ngoài”, ông Dhayal nói từ Yangon.
Được hậu thuẫn bởi chiến thắng của chính trị gia Aung San Suu Kyi trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Myanmar kể từ năm 1990 vào cuối năm ngoái, đồng Kyat đã tăng giá hơn 10% từ đầu năm đến nay so với đồng USD. Nhiều khả năng, năm 2016 sẽ là năm tăng giá đầu tiên của đồng tiền này sau khi liên tục giảm kể từ thời điểm được thả nổi vào năm 2012.
Một loạt cải cách đã đưa nền kinh tế và xã hội Myanmar hồi sinh kể từ khi chính quyền quân sự ngừng lãnh đạo nước này vào năm 2011. Tốc độ mở cửa của Myanmar càng được đẩy nhanh sau khi Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2015. Với dòng vốn nước ngoài chảy mạnh vào Myanmar, đồng Kyat được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng giá trong thời gian tới.
Đối với Andrew Lee, một người Mỹ gốc Myanmar trở về nước cách đây 4 năm để mở chi nhánh của hãng General Electric (GE), sự tăng giá của đồng Kyat là một bằng chứng cho thấy ông đã lựa chọn đúng. Lee cho rằng một đồng tiền mạnh lên là điều quan trọng đối với nền kinh tế đang cất cánh của Myanmar, bởi nó sẽ giúp giảm chi phí nhập khẩu, đồng thời giảm chi phí đối với các dự án cơ sở hạ tầng của Chính phủ.
“Đồng tiền tăng giá là điều tốt cho nền kinh tế Myanmar. Chúng tôi lạc quan về Chính phủ mới. Chúng tôi biết vẫn còn nhiều việc phải làm đối với cơ sở hạ tầng ở đây”, ông Lee, người cùng gia đình chuyển sang Mỹ vào năm 1979 khi mới 12 tuổi, nhận định.
Dù bị quy định của Hiến pháp do quân đội soạn thảo ngăn không thể trở thành Tổng thống Myanmar, bà Suu Kyi được cho là người nắm quyền lực “hậu trường” ở nước này. Ngoài việc nắm một số ghế Bộ trưởng trong nội các Myamar hiện nay, bao gồm cương vị ngoại trưởng, bà Suu Kyi còn là cố vấn nhà nước, nắm quyền chính thức cố vấn cho Chính phủ.
Bộ máy lãnh đạo mới của Myanmar đang tạo ra một sự tin tưởng lớn. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinhh tế Myanmar sẽ tăng trưởng nhanh hơn các nước láng giềng, với mức tăng có thể vượt 8% trong năm nay và đầu năm 2017. Mục tiêu của Myanmar là thu hút 80 tỷ USD vốn đầu tư cần thiết cho các dự án điện, giao thông và công nghệ trong thời gian từ nay đến hết năm 2030.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Myanmar đã tăng 1,48 tỷ USD trong tài khóa kết thúc vào ngày 31/3 vừa qua, đạt mức 9,48 tỷ USD. Dòng vốn FDI vào Myanmar được dự báo sẽ mạnh lên sau khi Mỹ mới đây dỡ lệnh trừng phạt đối với 10 doanh nghiệp quốc doanh và ngân hàng của nước này. Tuy nhiên, một số hạn chế khác của Mỹ đối với Myanmar vẫn được duy trì.
Các ngân hàng ở khu vực châu Á dự báo đồng Kyat sẽ tiếp tục tăng giá mạnh hơn các đồng tiền khác trong khu vực trong thời gian tới. Ngân hàng Malayan của Malaysia dự báo đồng Kyat sẽ tăng giá 18%, đạt mức đỉnh 2 năm là 1.000 Kyat/1 USD trong thời gian từ nay đến đầu năm 2017. Hiện tỷ giá đồng Kyat so với USD ở mức khoảng 1.183,6 Kyat đổi 1 USD.
Đồng Kyat đã mất giá 21% trong năm 2015 và chạm mức thấp kỷ lục 1.344 Kyat đổi 1 USD hồi tháng 1 năm nay. Đồng tiền này hiện còn đang hưởng lợi từ các biện pháp của Chính phủ Myamar nhằm ngăn chặn tình trạng đôla hóa nền kinh tế, bao gồm hạn chế các khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp tính tiền bằng USD.
Một dấu hiệu khác về niềm tin ở Myanmar là các doanh nghiệp, bao gồm các siêu thị, bắt đầu giảm giá bán hàng nhập khẩu như kem đánh răng, bánh kẹo, máy giặt... - theo ông Vijay Dhayal, Phó chủ tịch công ty new Crossroads Asia. Năm ngoái, giá các mặt hàng nhập khẩu ở Myanmar tăng tới 30%.
“Giai đoạn tồi tệ nhất đối với đồng Kyat đã qua. Đang có một tâm lý tích cực về Chính phủ mới của Myanmar, rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng và Myamar sẽ cởi mở hơn với đầu tư nước ngoài”, ông Dhayal nói từ Yangon.