Dự án đường Hồ Chí Minh có thể chậm tiến độ 3 năm
Dự kiến đến năm 2013 mới có thể nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó đến Đất Mũi
Với chiều dài 3.167km, nối Pác Bó (Cao Bằng) với Đất Mũi (Cà Mau), đường Hồ Chí Minh là tuyến đường bộ dài nhất Việt Nam.
Đây là công trình quan trọng quốc gia đã được Quốc hội khóa 11 thông qua chủ trương xây dựng tại kỳ họp thứ sáu (tháng 12/2004).
Đi qua địa phận 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tuyến đường được đầu tư xây dựng với 3 giai đoạn: giai đoạn 1 đầu tư hoàn chỉnh với quy mô 2 làn xe, kiên cố hóa và chống sạt lở đoạn từ Hòa Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum); giai đoạn 2 (2007 – 2010) nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) và giai đoạn 3 (2010-2020) hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội tại kỳ họp này, dự kiến đến năm 2013 mới có thể nối thông toàn tuyến đường. Tức là sẽ chậm hơn ba năm so với kế hoạch.
Chính phủ cũng cho biết, hiện nay dự án đang tập trung triển khai đầu tư xây dựng các dự án thành phần chủ yếu ở các khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Các khu vực nêu trên hiện đang là những điểm nóng về giao thông, vì vậy khi thông tuyến, tuyến đường sẽ phát huy hiệu quả rất cao và toàn diện về các mặt kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Đối với giai đoạn 3 (2010 – 2020) theo Chính phủ cũng sẽ giãn tiến độ. Chủ trương của Quốc hội giai đoạn này sẽ nâng cấp đường Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn đường cao tốc. Tuy nhiên, Chính phủ cho rằng chắc chắn sẽ khó đảm bảo về nguồn vốn. Vì hiện nay Chính phủ đang tập trung ưu tiên đầu tư cho các tuyến đường cao tốc trọng điểm và tuyến cao tốc Bắc Nam.
Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội tổng mức đầu tư và phân kỳ đầu tư đường Hồ Chí Minh giai đoạn 3 vào kỳ họp cuối năm 2010, báo cáo viết.
Trên cơ sở giám sát và thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá, việc khai thác đường Hồ Chí Minh chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Bởi, việc gắn kết giữa xây dựng tuyến đường với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội mà mạng lưới giao thông chưa được thực hiện thống nhất giữa các địa phương có tuyến đường đi qua. Quy hoạch chi tiết tuyến chính, hệ thống đường ngang, đường gom… từ đường Hồ Chí Minh xuống quốc lộ 1A chưa được phê duyệt, các điểm nghỉ, các điểm cung cấp dịch vụ dọc tuyến đường còn thiếu nên mật độ xe đi lại còn rất ít.
Ủy ban này cũng lo ngại những bất cập trong công tác quy hoạch như việc khảo sát thiết kế đối với một số dự án còn chưa phù hợp với thực tế, lập, thẩm định và phê duyệt một số hạng mục còn chậm, ảnh hưởng đến dự toán, thi công và đảm bảo chất lượng công trình.
Báo cáo thẩm tra của ủy ban cũng chỉ ra, tổng mức đầu tư cho cả hai giai đoạn đã là 44.168 tỷ đồng, vượt 3.148 tỷ đồng so với tổng mức ước tính trong quy hoạch tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt.
Ủy ban đề nghị Chính phủ có tờ trình chính thức báo cáo với Quốc hội về việc giãn tiến độ xây dựng giai đoạn hai; báo cáo dự kiến mức tổng đầu tư của dự án và cho phép sử dụng 25.243 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ trong thời gian giãn tiến độ. Đồng thời, trình Quốc hội xem xét quyết định những hạng mục ưu tiên thực hiện trong giai đoạn đến 2020 và một số cơ chế, chính sách đặc biệt để thực hiện có hiệu quả dự án.
Đây là công trình quan trọng quốc gia đã được Quốc hội khóa 11 thông qua chủ trương xây dựng tại kỳ họp thứ sáu (tháng 12/2004).
Đi qua địa phận 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tuyến đường được đầu tư xây dựng với 3 giai đoạn: giai đoạn 1 đầu tư hoàn chỉnh với quy mô 2 làn xe, kiên cố hóa và chống sạt lở đoạn từ Hòa Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum); giai đoạn 2 (2007 – 2010) nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) và giai đoạn 3 (2010-2020) hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội tại kỳ họp này, dự kiến đến năm 2013 mới có thể nối thông toàn tuyến đường. Tức là sẽ chậm hơn ba năm so với kế hoạch.
Chính phủ cũng cho biết, hiện nay dự án đang tập trung triển khai đầu tư xây dựng các dự án thành phần chủ yếu ở các khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Các khu vực nêu trên hiện đang là những điểm nóng về giao thông, vì vậy khi thông tuyến, tuyến đường sẽ phát huy hiệu quả rất cao và toàn diện về các mặt kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Đối với giai đoạn 3 (2010 – 2020) theo Chính phủ cũng sẽ giãn tiến độ. Chủ trương của Quốc hội giai đoạn này sẽ nâng cấp đường Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn đường cao tốc. Tuy nhiên, Chính phủ cho rằng chắc chắn sẽ khó đảm bảo về nguồn vốn. Vì hiện nay Chính phủ đang tập trung ưu tiên đầu tư cho các tuyến đường cao tốc trọng điểm và tuyến cao tốc Bắc Nam.
Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội tổng mức đầu tư và phân kỳ đầu tư đường Hồ Chí Minh giai đoạn 3 vào kỳ họp cuối năm 2010, báo cáo viết.
Trên cơ sở giám sát và thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá, việc khai thác đường Hồ Chí Minh chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Bởi, việc gắn kết giữa xây dựng tuyến đường với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội mà mạng lưới giao thông chưa được thực hiện thống nhất giữa các địa phương có tuyến đường đi qua. Quy hoạch chi tiết tuyến chính, hệ thống đường ngang, đường gom… từ đường Hồ Chí Minh xuống quốc lộ 1A chưa được phê duyệt, các điểm nghỉ, các điểm cung cấp dịch vụ dọc tuyến đường còn thiếu nên mật độ xe đi lại còn rất ít.
Ủy ban này cũng lo ngại những bất cập trong công tác quy hoạch như việc khảo sát thiết kế đối với một số dự án còn chưa phù hợp với thực tế, lập, thẩm định và phê duyệt một số hạng mục còn chậm, ảnh hưởng đến dự toán, thi công và đảm bảo chất lượng công trình.
Báo cáo thẩm tra của ủy ban cũng chỉ ra, tổng mức đầu tư cho cả hai giai đoạn đã là 44.168 tỷ đồng, vượt 3.148 tỷ đồng so với tổng mức ước tính trong quy hoạch tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt.
Ủy ban đề nghị Chính phủ có tờ trình chính thức báo cáo với Quốc hội về việc giãn tiến độ xây dựng giai đoạn hai; báo cáo dự kiến mức tổng đầu tư của dự án và cho phép sử dụng 25.243 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ trong thời gian giãn tiến độ. Đồng thời, trình Quốc hội xem xét quyết định những hạng mục ưu tiên thực hiện trong giai đoạn đến 2020 và một số cơ chế, chính sách đặc biệt để thực hiện có hiệu quả dự án.