Mở hệ thống bán lẻ xăng dầu dọc đường Hồ Chí Minh
Chính phủ đã giao Bộ Thương mại xây dựng quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh
Hiện tại, trên cả nước ước có khoảng trên 8.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó các cửa hàng xăng dầu sở hữu 100% vốn của Nhà nước (10 đầu mối nhập khẩu xăng dầu) chỉ chiếm khoảng 15%. Còn lại là hình thức liên doanh với doanh nghiệp tư nhân hoặc sở hữu của các thành phần kinh tế khác.
Mặc dù số lượng cửa hàng xăng dầu sở hữu 100% vốn Nhà nước chỉ chiếm 15%, song thị phần bán lẻ lại chiếm tới 60% vì đa số các cửa hàng này đều nằm ở những vị trí trọng yếu theo quy hoạch đã có.
Quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu được chia thành 2 loại, gồm quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh và quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các địa phương.
Bộ Thương mại đã được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh theo phân kỳ đầu tư của tuyến đường qua 2 giai đoạn.
Kết hợp hài hoà cả hai quy hoạch
Giai đoạn I với điểm đầu tuyến đường là Hoà Lạc (Hà Tây) và điểm cuối tuyến đường là ngã tư Bình Phước (Tp.HCM). Giai đoạn II, từ Hoà Lạc đi Lạng Sơn và từ ngã tư Bình Phước đi Cà Mau.
Theo đó, số lượng cửa hàng xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh theo giai đoạn I là 124 cửa hàng. Trong đó, cửa hàng xây dựng mới là 64 (gồm 8 cửa hàng loại I, 30 cửa hàng loại II và 26 cửa hàng loại III), cải tạo và nâng cấp 50 cửa hàng hiện có được giữ lại theo quy hoạch và giữ nguyên 10 cửa hàng.
Theo Vụ Kế hoạch và Đầu tư, quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh là bản quy hoạch đầu tiên có phạm vi áp dụng trên diện rộng theo kết cấu của tuyến đường.
Bên cạnh đó, sự kết hợp với các dịch vụ thương mại khác như bảo dưỡng, sửa chữa xe, bán hàng nhu yếu phẩm, ăn uống, nhà nghỉ, bãi đỗ xe... hệ thống cửa hàng xăng dầu còn là hệ thống các công trình dịch vụ thương mại góp phần tích cực trong khai thác tuyến đường Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xây dựng, do công tác khảo sát thực địa chưa thật sát với thực tế nên quy hoạch tuy mới bắt đầu thực hiện nhưng đã có nhiều tỉnh như Thanh Hoá, Đà Nẵng, Quảng Nam, Hoà Bình, Hà Tây đề nghị điều chỉnh vị trí cửa hàng xăng dầu vì khu vực xây dựng trong quy hoạch không phù hợp với thực tế.
Đáng lưu ý hơn là các quy định về tiêu chuẩn và phân bố các loại cửa hàng xăng dầu dọc tuyến đường chưa thật phù hợp với điều kiện địa lý và tự nhiên của tuyến đường.
Theo quy định tại Quyết định số 0278/2002/QĐ-BTM: “Cửa hàng xăng dầu loại I dọc tuyến đường Hồ Chí Minh phải có tối thiểu mặt bằng khoảng 1 ha”. Thế nhưng, tuyến đường Hồ Chí Minh được xây dựng một bên là núi, một bên là vực sâu nên rất khó có được mặt bằng như vậy để xây dựng cửa hàng xăng dầu loại I.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng triển khai quy hoạch các điểm dừng chân trên tuyến đường này. Tiêu chuẩn của điểm dừng chân theo quy hoạch của Bộ Giao thông Vận tải cũng giống như tiêu chuẩn cửa hàng xăng dầu loại I, chỉ khác là không có dịch vụ bán xăng dầu.
Như vậy, việc tìm và giải phóng mặt bằng đáp ứng được cả 2 yêu cầu trong quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu và quy hoạch các điểm dừng chân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Vì thế, để việc đầu tư tránh chồng chéo, gây lãng phí cần kết hợp hài hoà 2 quy hoạch này làm một.
Hoàn thiện mạng lưới bằng quy hoạch các tỉnh, thành
Ngoài ra, còn có một số vấn đề vướng mắc khác, chẳng hạn như nhiệm vụ và mục tiêu khi lập quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu trên tuyến đường Hồ Chí Minh là “chủ đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu phải được cấp đất ngay khi tiến hành giải toả, giải phóng mặt bằng để xây dựng trên tuyến đường Hồ Chí Minh”. Vì vậy, hiện nay việc xử lý đất đai để xây dựng cửa hàng xăng dầu còn gặp nhiều khó khăn.
Các cửa hàng xăng dầu thì phải được đặt tại vị trí mặt đường, tạo thuận tiện cho việc xe ra vào, nhưng Bộ Giao thông Vận tải lại đưa ra quy định các cửa hàng xăng dầu trên tuyến quốc lộ phải lùi vào sâu tối thiểu 60m. Với quy định này, đa số các cửa hàng xăng dầu khó có thể đáp ứng được nên đa số các cửa hàng xăng dầu chưa tuân thủ quyết định này.
Theo quy định, quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại địa phương do Sở Thương mại xây dựng và được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Tính đến nay, đã có trên 50% địa phương hoàn thành bản quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Điều đáng mừng là hiện nay, tất cả các địa phương đã coi cửa hàng xăng dầu là một bộ phận của kết cấu hạ tầng đô thị nên đã chỉ đạo các ngành liên quan đưa các công trình này vào quy hoạch xây dựng. Nội dung của quy hoạch cũng tương đối đầy đủ, nhất là việc phát triển cửa hàng được phân chia theo nhiều cấp khác nhau như xây dựng mới, nâng cấp hay phá bỏ, đồng thời có bản đồ quy hoạch chi tiết kèm theo, tạo thuận lợi cho quá trình triển khai.
Việc xây dựng và triển khai theo quy hoạch đã xoá bỏ được nhiều cửa hàng xăng dầu không đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ, mỹ quan đô thị. Định hướng xây mới được nhiều cửa hàng xăng dầu quy mô lớn hơn, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và quy hoạch phát triển đô thị hiện đại.
Tiêu chí các cửa hàng bán lẻ theo quy hoạch
Vụ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, khó khăn lớn nhất trong quá trình triển khai các quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các địa phương là công tác đền bù và giải phóng mặt bằng do vị trí của các cửa hàng đã được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt. Tuy nhiên, khi tiến hành triển khai lại gặp trở ngại lớn do đa số các vị trí đất đều thuộc sở hữu tư nhân nên việc mua lại mặt bằng rất khó.
Mặt khác, trước khi xây dựng quy hoạch, đã tồn tại nhiều điểm kinh doanh xăng dầu tư nhân có quy mô và phân bố địa điểm không phù hợp nên việc điều chỉnh rất khó khăn vì tất cả đều thuộc sở hữu tư nhân, không thể xoá bỏ ngay bằng biện pháp hành chính theo quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu đã được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.
Bên cạnh đó, nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu của quân đội có chức năng vừa phục vụ hậu cần cho quân đội, vừa tham gia bán lẻ trên thị trường, không có tư cách pháp nhân và không thực hiện các quy định liên quan đến địa chính, xây dựng nên ngành thương mại chưa thể quản lý và xử lý theo quy hoạch được.
Tuy nhiên, theo Bộ Thương mại, trước mắt cần xây dựng tiêu chí các cửa hàng bán lẻ xăng dầu loại 1, loại 2, loại 3 và nghiêm túc thực hiện việc phá bỏ, nâng cấp và xây mới các cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, cần thường xuyên điều chỉnh và bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo những điều kiện mới.
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong tương lai sẽ phải đảm bảo áp dụng công nghệ, kỹ thuật cao phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, đáp ứng được nhu cầu cho mọi loại xe, thậm chí cả xe siêu trường, siêu trọng ra vào thuận tiện.
Hơn nữa, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu sẽ phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp. Ngoài việc bán xăng dầu còn kết hợp với nhiều dịch vụ mua bán, nghỉ ngơi cho khách theo kiểu các trạm dừng chân.
Về phía các cơ quan chức năng, quy hoạch mạng lưới cửa hàng xăng dầu theo tiêu chí, chuẩn mực đảm bảo về mật độ các cửa hàng không quá dày hoặc quá mỏng, khoảng cách phù hợp, thuận tiện đường giao thông, đảm bảo cảnh quan môi trường, quy định về an toàn cháy nổ...
Mặc dù số lượng cửa hàng xăng dầu sở hữu 100% vốn Nhà nước chỉ chiếm 15%, song thị phần bán lẻ lại chiếm tới 60% vì đa số các cửa hàng này đều nằm ở những vị trí trọng yếu theo quy hoạch đã có.
Quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu được chia thành 2 loại, gồm quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh và quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các địa phương.
Bộ Thương mại đã được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh theo phân kỳ đầu tư của tuyến đường qua 2 giai đoạn.
Kết hợp hài hoà cả hai quy hoạch
Giai đoạn I với điểm đầu tuyến đường là Hoà Lạc (Hà Tây) và điểm cuối tuyến đường là ngã tư Bình Phước (Tp.HCM). Giai đoạn II, từ Hoà Lạc đi Lạng Sơn và từ ngã tư Bình Phước đi Cà Mau.
Theo đó, số lượng cửa hàng xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh theo giai đoạn I là 124 cửa hàng. Trong đó, cửa hàng xây dựng mới là 64 (gồm 8 cửa hàng loại I, 30 cửa hàng loại II và 26 cửa hàng loại III), cải tạo và nâng cấp 50 cửa hàng hiện có được giữ lại theo quy hoạch và giữ nguyên 10 cửa hàng.
Theo Vụ Kế hoạch và Đầu tư, quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh là bản quy hoạch đầu tiên có phạm vi áp dụng trên diện rộng theo kết cấu của tuyến đường.
Bên cạnh đó, sự kết hợp với các dịch vụ thương mại khác như bảo dưỡng, sửa chữa xe, bán hàng nhu yếu phẩm, ăn uống, nhà nghỉ, bãi đỗ xe... hệ thống cửa hàng xăng dầu còn là hệ thống các công trình dịch vụ thương mại góp phần tích cực trong khai thác tuyến đường Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xây dựng, do công tác khảo sát thực địa chưa thật sát với thực tế nên quy hoạch tuy mới bắt đầu thực hiện nhưng đã có nhiều tỉnh như Thanh Hoá, Đà Nẵng, Quảng Nam, Hoà Bình, Hà Tây đề nghị điều chỉnh vị trí cửa hàng xăng dầu vì khu vực xây dựng trong quy hoạch không phù hợp với thực tế.
Đáng lưu ý hơn là các quy định về tiêu chuẩn và phân bố các loại cửa hàng xăng dầu dọc tuyến đường chưa thật phù hợp với điều kiện địa lý và tự nhiên của tuyến đường.
Theo quy định tại Quyết định số 0278/2002/QĐ-BTM: “Cửa hàng xăng dầu loại I dọc tuyến đường Hồ Chí Minh phải có tối thiểu mặt bằng khoảng 1 ha”. Thế nhưng, tuyến đường Hồ Chí Minh được xây dựng một bên là núi, một bên là vực sâu nên rất khó có được mặt bằng như vậy để xây dựng cửa hàng xăng dầu loại I.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng triển khai quy hoạch các điểm dừng chân trên tuyến đường này. Tiêu chuẩn của điểm dừng chân theo quy hoạch của Bộ Giao thông Vận tải cũng giống như tiêu chuẩn cửa hàng xăng dầu loại I, chỉ khác là không có dịch vụ bán xăng dầu.
Như vậy, việc tìm và giải phóng mặt bằng đáp ứng được cả 2 yêu cầu trong quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu và quy hoạch các điểm dừng chân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Vì thế, để việc đầu tư tránh chồng chéo, gây lãng phí cần kết hợp hài hoà 2 quy hoạch này làm một.
Hoàn thiện mạng lưới bằng quy hoạch các tỉnh, thành
Ngoài ra, còn có một số vấn đề vướng mắc khác, chẳng hạn như nhiệm vụ và mục tiêu khi lập quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu trên tuyến đường Hồ Chí Minh là “chủ đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu phải được cấp đất ngay khi tiến hành giải toả, giải phóng mặt bằng để xây dựng trên tuyến đường Hồ Chí Minh”. Vì vậy, hiện nay việc xử lý đất đai để xây dựng cửa hàng xăng dầu còn gặp nhiều khó khăn.
Các cửa hàng xăng dầu thì phải được đặt tại vị trí mặt đường, tạo thuận tiện cho việc xe ra vào, nhưng Bộ Giao thông Vận tải lại đưa ra quy định các cửa hàng xăng dầu trên tuyến quốc lộ phải lùi vào sâu tối thiểu 60m. Với quy định này, đa số các cửa hàng xăng dầu khó có thể đáp ứng được nên đa số các cửa hàng xăng dầu chưa tuân thủ quyết định này.
Theo quy định, quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại địa phương do Sở Thương mại xây dựng và được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Tính đến nay, đã có trên 50% địa phương hoàn thành bản quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Điều đáng mừng là hiện nay, tất cả các địa phương đã coi cửa hàng xăng dầu là một bộ phận của kết cấu hạ tầng đô thị nên đã chỉ đạo các ngành liên quan đưa các công trình này vào quy hoạch xây dựng. Nội dung của quy hoạch cũng tương đối đầy đủ, nhất là việc phát triển cửa hàng được phân chia theo nhiều cấp khác nhau như xây dựng mới, nâng cấp hay phá bỏ, đồng thời có bản đồ quy hoạch chi tiết kèm theo, tạo thuận lợi cho quá trình triển khai.
Việc xây dựng và triển khai theo quy hoạch đã xoá bỏ được nhiều cửa hàng xăng dầu không đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ, mỹ quan đô thị. Định hướng xây mới được nhiều cửa hàng xăng dầu quy mô lớn hơn, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và quy hoạch phát triển đô thị hiện đại.
Tiêu chí các cửa hàng bán lẻ theo quy hoạch
Vụ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, khó khăn lớn nhất trong quá trình triển khai các quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các địa phương là công tác đền bù và giải phóng mặt bằng do vị trí của các cửa hàng đã được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt. Tuy nhiên, khi tiến hành triển khai lại gặp trở ngại lớn do đa số các vị trí đất đều thuộc sở hữu tư nhân nên việc mua lại mặt bằng rất khó.
Mặt khác, trước khi xây dựng quy hoạch, đã tồn tại nhiều điểm kinh doanh xăng dầu tư nhân có quy mô và phân bố địa điểm không phù hợp nên việc điều chỉnh rất khó khăn vì tất cả đều thuộc sở hữu tư nhân, không thể xoá bỏ ngay bằng biện pháp hành chính theo quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu đã được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.
Bên cạnh đó, nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu của quân đội có chức năng vừa phục vụ hậu cần cho quân đội, vừa tham gia bán lẻ trên thị trường, không có tư cách pháp nhân và không thực hiện các quy định liên quan đến địa chính, xây dựng nên ngành thương mại chưa thể quản lý và xử lý theo quy hoạch được.
Tuy nhiên, theo Bộ Thương mại, trước mắt cần xây dựng tiêu chí các cửa hàng bán lẻ xăng dầu loại 1, loại 2, loại 3 và nghiêm túc thực hiện việc phá bỏ, nâng cấp và xây mới các cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, cần thường xuyên điều chỉnh và bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo những điều kiện mới.
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong tương lai sẽ phải đảm bảo áp dụng công nghệ, kỹ thuật cao phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, đáp ứng được nhu cầu cho mọi loại xe, thậm chí cả xe siêu trường, siêu trọng ra vào thuận tiện.
Hơn nữa, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu sẽ phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp. Ngoài việc bán xăng dầu còn kết hợp với nhiều dịch vụ mua bán, nghỉ ngơi cho khách theo kiểu các trạm dừng chân.
Về phía các cơ quan chức năng, quy hoạch mạng lưới cửa hàng xăng dầu theo tiêu chí, chuẩn mực đảm bảo về mật độ các cửa hàng không quá dày hoặc quá mỏng, khoảng cách phù hợp, thuận tiện đường giao thông, đảm bảo cảnh quan môi trường, quy định về an toàn cháy nổ...