Đưa tin “bậy bạ” trên mạng, ai ngăn chặn?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật An toàn thông tin
“Sử dụng mạng với mục tiêu bậy bạ, đưa tin này tin khác thì ai được quyền ngăn chặn? Biện pháp gì? Những cái đó là chúng ta phải tính”.
Đây là lưu ý của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật An toàn thông tin, chiều 12/8.
Sợ nhất bị nghe lén
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, qua thảo luận tại kỳ họp Quốc hội trước, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể hơn về việc bảo vệ thông tin cá nhân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Cho rằng ý kiến này là xác đáng, thường trực cơ quan thẩm tra cũng coi tình trạng phát tán thông tin cá nhân trên mạng tại Việt Nam gây bức xúc dư luận từ nhiều năm nay là một vấn nạn.
Nhằm góp phần hạn chế vấn nạn này, dự thảo luật đã bổ sung những quy định tăng cường hơn nữa trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp trong việc bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng . Đồng thời, bổ sung quy định về trách nhiệm bảo mật, lưu trữ thông tin cá nhân của cơ quan Nhà nước không trùng lắp với các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân đã được quy định tại Luật Viễn thông, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa thực sự yên tâm.
Theo Chủ tịch Quốc hội thì trong luật này không nói chuyện an toàn cho người cung cấp, người đưa thông tin và cả người bị đưa tin thì không thấy nói.
“Tức là thông tin cá nhân chỉ nói theo nghĩa bảo vệ an toàn trên mạng thôi, để mạng nó muốn đưa bậy đưa bạ gì thì đưa thì lại không can thiệp. Các đồng chí chú ý thêm những khía cạnh ấy”, Chủ tịch lưu ý.
Băn khoăn về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong bảo vệ thông tin cá nhân, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng chỉ quy định định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức, doanh nghiệp xử lý thông tin cá nhân thì quá đơn giản.
“Chỉ đi thanh tra, kiểm tra rồi về thì tôi nghĩ không thể hiện hết trách nhiệm. Các đồng chí nên thiết kế lại, anh phát hiện sai, anh phải chấn chỉnh, sửa chữa, người sai phải chịu trách nhiệm ra sao”, Phó chủ tịch góp ý.
Ông Sơn cũng bày tỏ rằng “lo lắng nhất là việc nghe lén thông tin cá nhân. Họ nghe, họ trích đoạn dài dòng văn tự từ đầu đến cuối thì khác, họ trích một đoạn, nói khác ý của mình là chết”.
Trong khi đó thì dự thảo luật lại chưa có quy định gì mới để xử lý tình trạng nghe lén, theo Phó chủ tịch.
Quản lý mật mã dân sự nên giao cho ai?
Bên cạnh nội dung trên, quy định về mật mã dân sự cũng được tập trung bàn thảo.
Dự thảo luật quy định giao cho cơ quan mật mã quốc gia là Ban Cơ yếu Chính phủ chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về mật mã dân sự để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và đảm bảo an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị chuyển chủ thể quản lý nhà nước về mật mã dân sự từ Ban Cơ yếu Chính phủ sang Bộ Thông tin và Truyền thông vì những hoạt động sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước phục vụ cho khối cơ quan, tổ chức nhà nước hiện nay đã có Luật Cơ yếu và giao cho Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý.
Còn theo Luật Giao dịch điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao trách nhiệm chủ trì thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử có hoạt động chứng thực chữ ký số sử dụng mật mã.
Nếu cơ quan quản lý nhà nước về sản xuất mật mã dân sự, kinh doanh dịch vụ mật mã đặt ở trong Bộ quốc phòng hay một cơ quan mang tính chất như thế thì rất khó phát triển trong thực tiễn, vì nó không mang tính chất dân sự thì tôi nghĩ nên giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi bày tỏ quan điểm.
Về mặt cơ sở pháp lý thực tiễn và cơ sở chính trị thì giao cho Ban Cơ yếu Chính phủ mà trực tiếp là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý mật mã dân sự thì hợp lý, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa phát biểu.
Đây là lưu ý của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật An toàn thông tin, chiều 12/8.
Sợ nhất bị nghe lén
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, qua thảo luận tại kỳ họp Quốc hội trước, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể hơn về việc bảo vệ thông tin cá nhân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Cho rằng ý kiến này là xác đáng, thường trực cơ quan thẩm tra cũng coi tình trạng phát tán thông tin cá nhân trên mạng tại Việt Nam gây bức xúc dư luận từ nhiều năm nay là một vấn nạn.
Nhằm góp phần hạn chế vấn nạn này, dự thảo luật đã bổ sung những quy định tăng cường hơn nữa trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp trong việc bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng . Đồng thời, bổ sung quy định về trách nhiệm bảo mật, lưu trữ thông tin cá nhân của cơ quan Nhà nước không trùng lắp với các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân đã được quy định tại Luật Viễn thông, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa thực sự yên tâm.
Theo Chủ tịch Quốc hội thì trong luật này không nói chuyện an toàn cho người cung cấp, người đưa thông tin và cả người bị đưa tin thì không thấy nói.
“Tức là thông tin cá nhân chỉ nói theo nghĩa bảo vệ an toàn trên mạng thôi, để mạng nó muốn đưa bậy đưa bạ gì thì đưa thì lại không can thiệp. Các đồng chí chú ý thêm những khía cạnh ấy”, Chủ tịch lưu ý.
Băn khoăn về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong bảo vệ thông tin cá nhân, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng chỉ quy định định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức, doanh nghiệp xử lý thông tin cá nhân thì quá đơn giản.
“Chỉ đi thanh tra, kiểm tra rồi về thì tôi nghĩ không thể hiện hết trách nhiệm. Các đồng chí nên thiết kế lại, anh phát hiện sai, anh phải chấn chỉnh, sửa chữa, người sai phải chịu trách nhiệm ra sao”, Phó chủ tịch góp ý.
Ông Sơn cũng bày tỏ rằng “lo lắng nhất là việc nghe lén thông tin cá nhân. Họ nghe, họ trích đoạn dài dòng văn tự từ đầu đến cuối thì khác, họ trích một đoạn, nói khác ý của mình là chết”.
Trong khi đó thì dự thảo luật lại chưa có quy định gì mới để xử lý tình trạng nghe lén, theo Phó chủ tịch.
Quản lý mật mã dân sự nên giao cho ai?
Bên cạnh nội dung trên, quy định về mật mã dân sự cũng được tập trung bàn thảo.
Dự thảo luật quy định giao cho cơ quan mật mã quốc gia là Ban Cơ yếu Chính phủ chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về mật mã dân sự để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và đảm bảo an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị chuyển chủ thể quản lý nhà nước về mật mã dân sự từ Ban Cơ yếu Chính phủ sang Bộ Thông tin và Truyền thông vì những hoạt động sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước phục vụ cho khối cơ quan, tổ chức nhà nước hiện nay đã có Luật Cơ yếu và giao cho Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý.
Còn theo Luật Giao dịch điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao trách nhiệm chủ trì thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử có hoạt động chứng thực chữ ký số sử dụng mật mã.
Nếu cơ quan quản lý nhà nước về sản xuất mật mã dân sự, kinh doanh dịch vụ mật mã đặt ở trong Bộ quốc phòng hay một cơ quan mang tính chất như thế thì rất khó phát triển trong thực tiễn, vì nó không mang tính chất dân sự thì tôi nghĩ nên giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi bày tỏ quan điểm.
Về mặt cơ sở pháp lý thực tiễn và cơ sở chính trị thì giao cho Ban Cơ yếu Chính phủ mà trực tiếp là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý mật mã dân sự thì hợp lý, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa phát biểu.