Đức và Pháp muốn thu nhỏ Eurozone?
Hôm qua, thị trường thế giới chao đảo mạnh hơn sau khi có tin cho biết Pháp và Đức đang thảo luận thu hẹp quy mô Eurozone
Một trong những yếu tố dẫn tới sự đảo lộn của các thị trường đêm qua (9/11) là một tin tức từ Liên minh châu Âu cho biết, Khu vực đồng Euro có thể bị thu hẹp và giới chức Pháp, Đức đang bàn kế hoạch này.
Theo hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin giấu tên từ Liên minh châu Âu, hai nền kinh tế lớn nhất nhì Khu vực đồng Euro (Eurozone) là Pháp và Đức đang tiến hành thảo luận ở nhiều cấp độ, về một kế hoạch cải tổ triệt để khối này.
Nguồn tin trên cho biết, các quan chức hai nước đã tiến hành thảo luận về kế hoạch cải tổ triệt để liên quan tới việc thiết lập một Khu vực đồng Euro với quy mô nhỏ hơn, hòa nhập hơn nhưng có tính thống nhất nhất.
Theo lời người này, Pháp và Đức đã tiến hành thảo luận căng thẳng xung quanh vấn đề này trong nhiều tháng qua, ở nhiều cấp độ khác nhau. “Chính phủ Pháp và Đức đã tham vấn rất nhiều về vấn đề này trong nhiều tháng qua, ở nhiều cấp độ khác nhau”.
“Chúng tôi cần tính toán mọi chuyện một cách thật thận trọng. Thế nhưng chúng tôi cần đưa ra một danh sách những nước không muốn nằm trong khu vực đồng tiền chung và nước không đủ tiêu chuẩn”, nguồn tin giấu tên khẳng định.
Các cuộc đối thoại cao cấp ở Paris, Berlin và Brussels đã khiến người ta nghi ngờ khả năng một hoặc nhiều nước rời bỏ Khu vực đồng Euro trong khi nhóm còn lại sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế sâu rộng hơn, trên cả lĩnh vực thuế và chính sách tài chính.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên Bộ Tài chính Pháp đã phủ nhận rằng, không hề có bất cứ dự án nào đang được bàn thảo có liên quan tới việc cắt giảm số thành viên của Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
“Không hề có bất cứ cuộc đối thoại nào giữa các nhà chức trách Pháp, Đức ở các cấp độ xung quanh việc thu nhỏ quy mô của Khu vực đồng Euro”, phát ngôn viên này nói. Việc cải tổ Liên minh châu Âu một cách cơ bản sẽ bị nhiều thành viên phản đối.
Trong khi đó, tại Berlin, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso cảnh báo về những chi phí thiệt hại về kinh tế nếu Khu vực đồng Eurozone tan rã. GDP của Đức có thể thu hẹp và nền kinh tế sẽ mất đi khoảng một triệu việc làm.
Ông Barross cho biết, bất cứ điều gì thúc đẩy hướng tới việc hội nhập chính sách kinh tế sâu hơn không nên đổi bằng cái giá của việc gây ra sự chia rẽ mới trong các thành viên Liên minh châu Âu.
Theo hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin giấu tên từ Liên minh châu Âu, hai nền kinh tế lớn nhất nhì Khu vực đồng Euro (Eurozone) là Pháp và Đức đang tiến hành thảo luận ở nhiều cấp độ, về một kế hoạch cải tổ triệt để khối này.
Nguồn tin trên cho biết, các quan chức hai nước đã tiến hành thảo luận về kế hoạch cải tổ triệt để liên quan tới việc thiết lập một Khu vực đồng Euro với quy mô nhỏ hơn, hòa nhập hơn nhưng có tính thống nhất nhất.
Theo lời người này, Pháp và Đức đã tiến hành thảo luận căng thẳng xung quanh vấn đề này trong nhiều tháng qua, ở nhiều cấp độ khác nhau. “Chính phủ Pháp và Đức đã tham vấn rất nhiều về vấn đề này trong nhiều tháng qua, ở nhiều cấp độ khác nhau”.
“Chúng tôi cần tính toán mọi chuyện một cách thật thận trọng. Thế nhưng chúng tôi cần đưa ra một danh sách những nước không muốn nằm trong khu vực đồng tiền chung và nước không đủ tiêu chuẩn”, nguồn tin giấu tên khẳng định.
Các cuộc đối thoại cao cấp ở Paris, Berlin và Brussels đã khiến người ta nghi ngờ khả năng một hoặc nhiều nước rời bỏ Khu vực đồng Euro trong khi nhóm còn lại sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế sâu rộng hơn, trên cả lĩnh vực thuế và chính sách tài chính.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên Bộ Tài chính Pháp đã phủ nhận rằng, không hề có bất cứ dự án nào đang được bàn thảo có liên quan tới việc cắt giảm số thành viên của Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
“Không hề có bất cứ cuộc đối thoại nào giữa các nhà chức trách Pháp, Đức ở các cấp độ xung quanh việc thu nhỏ quy mô của Khu vực đồng Euro”, phát ngôn viên này nói. Việc cải tổ Liên minh châu Âu một cách cơ bản sẽ bị nhiều thành viên phản đối.
Trong khi đó, tại Berlin, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso cảnh báo về những chi phí thiệt hại về kinh tế nếu Khu vực đồng Eurozone tan rã. GDP của Đức có thể thu hẹp và nền kinh tế sẽ mất đi khoảng một triệu việc làm.
Ông Barross cho biết, bất cứ điều gì thúc đẩy hướng tới việc hội nhập chính sách kinh tế sâu hơn không nên đổi bằng cái giá của việc gây ra sự chia rẽ mới trong các thành viên Liên minh châu Âu.