“Đừng đòi hỏi lạm phát cao là phải giảm thuế”
Quan điểm của Phó vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế về việc triển khai Luật Thuế thu nhập cá nhân
Theo kế hoạch, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân trong tháng 7 này.
Ông Nguyễn Văn Phụng, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính), cho biết một số thông tin về nội dung nghị định nói trên.
Thưa ông, trong quá trình xây dựng Nghị định, những vấn đề nào được tập trung chú ý?
Nghị định sẽ tập trung quy định, hướng dẫn một số điều để phục vụ cho nhu cầu quản lý và đáp ứng nguyện vọng của người dân, nhằm giúp người dân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.
Nội dung Nghị định sẽ bám sát yêu cầu của Luật để cụ thể hóa trong điều kiện hiện nay, trong đó có vấn đề được mọi người hết sức quan tâm, đó là giảm trừ gia cảnh. Trong đó, vấn đề nhiều người còn băn khoăn là liệu rằng quy định của luật có quá thoáng, làm sao để hạn chế gian lận thuế.
Quan điểm của Ban soạn thảo là phải có niềm tin vào người nộp thuế. Phần lớn những nguời đạt mức thu nhập để nộp thuế đều là người có văn hoá cao, có ý thức tốt. Cùng với đó, ngành thuế phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế, trong đó đề cao trách nhiệm và quyền hạn của người nộp thuế bằng việc người nộp thuế tự kê khai người phụ thuộc để trên cơ sở đó cơ quan chi trả thu nhập khấu trừ hàng tháng. Cơ quan thuế chỉ tiến hành đối chiếu trong thời gian cuối năm, khi năm tài chính hoàn thành. Người nộp thuế sẽ phải xuất trình những giấy tờ để chứng minh người phụ thuộc mà họ đã khai nuôi dưỡng là có thật.
Thực ra cũng không quá khó bởi con cái, bố mẹ đều có thể kiểm tra qua giấy khai sinh. Tất nhiên sẽ có trường hợp một ông bố, bà mẹ nhưng lại có nhiều người cùng khai là mình nuôi dưỡng. Những trường hợp này cũng không đáng lo vì sau khi quyết toán thuế hàng năm, chúng ta có thời gian để điều tra, xác minh xem các giấy tờ mà người nộp khai có đúng không.
Ông có nói nội dung Nghị định sẽ bám sát yêu cầu của Luật để cụ thể hóa trong điều kiện hiện nay, vậy với lạm phát tăng cao, mức thuế khởi điểm có còn hợp lý và có khả năng điều chỉnh không?
Chúng ta không đặt ra vấn đề lạm phát khi xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân.
Đúng ra, đã là thuế thu nhập cá nhân thì phải được thu từ đồng thu nhập đầu tiên vì ai cũng có quyền và nghĩa vụ với đất nước. Nhưng chúng ta xét từ điều kiện quản lý, nếu thu ngay từ đồng thu nhập đầu tiên thì chi phí sẽ rất lớn, do vậy chúng ta mới đưa ra mức giảm trừ gia cảnh. Mức này không có nghĩa là người dân chỉ được tiêu đến thế, nó chỉ là cái vạch sơn để tính ra trong 86 triệu người thì chỉ có mấy trăm nghìn người nộp thuế mà thôi.
Chúng ta phải thay đổi quan niệm. Đừng có đòi hỏi lạm phát cao là phải giảm thuế hay điều chỉnh mức khởi điểm chịu thuế. Khi giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng thì hàng triệu người bị ảnh hưởng, nhà nước cũng bị ảnh hưởng chứ không phải chỉ riêng những người nộp thuế.
Hơn thế, càng khó khăn thì Chính phủ càng cần phải chi nhiều cho nguời nghèo. Việc thực hiện nghĩa vụ thuế cũng là chia sẻ với Chính phủ, với đồng bào.
Trong quá trình xây dựng Nghị định, thu nhập của người nông dân hoạt động sản xuất nông nghiệp có được xem xét ưu đãi gì không, thưa ông?
Quá trình xây dựng Nghị định rất quan tâm tới vấn đề làm thế nào chúng ta thực hiện miễn thuế đối với các trường hợp trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, nhưng lại phải phân biệt được với những người giàu ở thành phố về quê làm kinh tế trang trại.
Do vậy, Nghị định sẽ đưa ra các điều kiện cụ thể như người trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp và đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản phải có quyền sử đụng đất hợp pháp, phải có tàu, thuyền và thực hiện các chuyến đánh bắt và phải cư trú ở địa phương. Chẳng hạn như với người cư trú ở Hà Nội thì không thể làm nông nghiệp ở Cà Mau được.
Cũng có ý kiến đề nghị phải quy định chắt chẽ hơn. Ví dụ như cần phải khống chế về lao động để hạn chế người làm ăn lớn trốn tránh. Tuy nhiên, tôi cho rằng, tinh thần Luật nên thông thoáng, miễn thuế cho người làm trực tiếp mà không cần phân biệt quy mô nhằm khuyến khích sản xuất phát triển.
Ông Nguyễn Văn Phụng, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính), cho biết một số thông tin về nội dung nghị định nói trên.
Thưa ông, trong quá trình xây dựng Nghị định, những vấn đề nào được tập trung chú ý?
Nghị định sẽ tập trung quy định, hướng dẫn một số điều để phục vụ cho nhu cầu quản lý và đáp ứng nguyện vọng của người dân, nhằm giúp người dân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.
Nội dung Nghị định sẽ bám sát yêu cầu của Luật để cụ thể hóa trong điều kiện hiện nay, trong đó có vấn đề được mọi người hết sức quan tâm, đó là giảm trừ gia cảnh. Trong đó, vấn đề nhiều người còn băn khoăn là liệu rằng quy định của luật có quá thoáng, làm sao để hạn chế gian lận thuế.
Quan điểm của Ban soạn thảo là phải có niềm tin vào người nộp thuế. Phần lớn những nguời đạt mức thu nhập để nộp thuế đều là người có văn hoá cao, có ý thức tốt. Cùng với đó, ngành thuế phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế, trong đó đề cao trách nhiệm và quyền hạn của người nộp thuế bằng việc người nộp thuế tự kê khai người phụ thuộc để trên cơ sở đó cơ quan chi trả thu nhập khấu trừ hàng tháng. Cơ quan thuế chỉ tiến hành đối chiếu trong thời gian cuối năm, khi năm tài chính hoàn thành. Người nộp thuế sẽ phải xuất trình những giấy tờ để chứng minh người phụ thuộc mà họ đã khai nuôi dưỡng là có thật.
Thực ra cũng không quá khó bởi con cái, bố mẹ đều có thể kiểm tra qua giấy khai sinh. Tất nhiên sẽ có trường hợp một ông bố, bà mẹ nhưng lại có nhiều người cùng khai là mình nuôi dưỡng. Những trường hợp này cũng không đáng lo vì sau khi quyết toán thuế hàng năm, chúng ta có thời gian để điều tra, xác minh xem các giấy tờ mà người nộp khai có đúng không.
Ông có nói nội dung Nghị định sẽ bám sát yêu cầu của Luật để cụ thể hóa trong điều kiện hiện nay, vậy với lạm phát tăng cao, mức thuế khởi điểm có còn hợp lý và có khả năng điều chỉnh không?
Chúng ta không đặt ra vấn đề lạm phát khi xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân.
Đúng ra, đã là thuế thu nhập cá nhân thì phải được thu từ đồng thu nhập đầu tiên vì ai cũng có quyền và nghĩa vụ với đất nước. Nhưng chúng ta xét từ điều kiện quản lý, nếu thu ngay từ đồng thu nhập đầu tiên thì chi phí sẽ rất lớn, do vậy chúng ta mới đưa ra mức giảm trừ gia cảnh. Mức này không có nghĩa là người dân chỉ được tiêu đến thế, nó chỉ là cái vạch sơn để tính ra trong 86 triệu người thì chỉ có mấy trăm nghìn người nộp thuế mà thôi.
Chúng ta phải thay đổi quan niệm. Đừng có đòi hỏi lạm phát cao là phải giảm thuế hay điều chỉnh mức khởi điểm chịu thuế. Khi giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng thì hàng triệu người bị ảnh hưởng, nhà nước cũng bị ảnh hưởng chứ không phải chỉ riêng những người nộp thuế.
Hơn thế, càng khó khăn thì Chính phủ càng cần phải chi nhiều cho nguời nghèo. Việc thực hiện nghĩa vụ thuế cũng là chia sẻ với Chính phủ, với đồng bào.
Trong quá trình xây dựng Nghị định, thu nhập của người nông dân hoạt động sản xuất nông nghiệp có được xem xét ưu đãi gì không, thưa ông?
Quá trình xây dựng Nghị định rất quan tâm tới vấn đề làm thế nào chúng ta thực hiện miễn thuế đối với các trường hợp trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, nhưng lại phải phân biệt được với những người giàu ở thành phố về quê làm kinh tế trang trại.
Do vậy, Nghị định sẽ đưa ra các điều kiện cụ thể như người trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp và đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản phải có quyền sử đụng đất hợp pháp, phải có tàu, thuyền và thực hiện các chuyến đánh bắt và phải cư trú ở địa phương. Chẳng hạn như với người cư trú ở Hà Nội thì không thể làm nông nghiệp ở Cà Mau được.
Cũng có ý kiến đề nghị phải quy định chắt chẽ hơn. Ví dụ như cần phải khống chế về lao động để hạn chế người làm ăn lớn trốn tránh. Tuy nhiên, tôi cho rằng, tinh thần Luật nên thông thoáng, miễn thuế cho người làm trực tiếp mà không cần phân biệt quy mô nhằm khuyến khích sản xuất phát triển.