Đừng quá bi quan về kinh tế thế giới
Đây là lời khuyên của các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới đang tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos
Các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ) đã kêu gọi giới chức Mỹ cũng như ngân hàng trung ương các nước nỗ lực hơn nữa nhằm tìm giải pháp ngăn chặn nguy cơ nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
2.500 đại biểu, trong đó có 27 nguyên thủ, hơn 100 bộ trưởng cùng nhiều đại diện các công ty lớn và tổ chức quốc tế đã tham dự Hội nghị thường niên của WEF, khai mạc ngày 23/1.
Chứng khoán, tâm điểm của Hội nghị
Ngày 24/1, lãnh đạo các nước và những người đứng đầu các tập đoàn kinh tế lớn đã bước sang ngày họp thứ hai với các cuộc thảo luận nhằm tìm kiếm các giải pháp cải thiện kinh tế thế giới.
Chương trình nghị sự của Hội nghị WEF còn bao gồm một số cuộc tranh luận về những rủi ro đối với hoạt động kinh doanh và hậu quả của sự sụt giảm kinh tế. Tình trạng sụt giá cổ phiếu trên thế giới thời gian qua đã trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo Chính phủ và giới kinh doanh.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới kêu gọi giới chức Mỹ cũng như ngân hàng trung ương các nước nỗ lực hơn nữa nhằm tìm giải pháp ngăn chặn nguy cơ nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Các quan chức tham dự hội nghị WEF cho rằng quyết định bất ngờ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất 75 điểm phần trăm (từ 4,25% xuống còn 3,5%) được coi là một động thái mạnh, vì đây là lần cắt giảm lớn nhất kể từ năm 1984 và cũng là lần đầu tiên FED đưa ra quyết định cắt giảm không phải tại cuộc họp định kỳ nhằm cứu vãn thị trường.
Phát biểu tại hội nghị WEF, nhiều nhà kinh tế cảnh báo rằng kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái và tác động của nó có thể lan ra toàn cầu. Giáo sư Nouriel Roubini, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Toàn cầu của Mỹ cho rằng quyết định của FED cắt giảm mạnh lãi suất cũng không thể ngăn chặn được kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và kinh tế thế giới không thể thoát khỏi ảnh hưởng của nó.
Ông dự đoán sự giảm sút kinh tế Mỹ sẽ ngày càng lớn và có thể kéo dài tới một năm. Song, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice vẫn lạc quan khi cho rằng kinh tế Mỹ sẽ phục hồi và phát triển mạnh trên những nền tảng kinh tế vững chắc.
Nguy cơ suy thoái kinh tế mang nhiều ẩn số
Một nhà phân tích thuộc Ngân hàng Baring dự báo, trong kịch bản đen tối nhất, kinh tế Mỹ suy thoái cũng chỉ khiến tăng trưởng của Trung Quốc giảm đi 2 điểm và đạt được mức tăng trưởng ít nhất là 8% trong năm nay. Trước đó, cũng có nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng kinh tế Mỹ ảm đạm sẽ làm giảm lượng xuất khẩu của các nền kinh tế châu Á dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước này giảm.
Tuy nhiên, với một loạt các nền kinh tế mới nổi năng động và phát triển mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ... các nền kinh tế châu Á đang ngày càng ít chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế Mỹ. Do vậy, nếu kinh tế Mỹ suy thoái, tác động với các nền kinh tế châu Á không quá lớn.
Trong khi đó, một số nhà kinh tế khác tham dự diễn đàn đặt kỳ vọng vào các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga và cho rằng các nền kinh tế này có đủ tầm vóc đóng vai trò đầu tàu cho kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, ông Dominique Strauss-Kahn, Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cho rằng mặc dù các quốc gia đang nổi lên tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối mạnh và đã chi phối sự phát triển của toàn thế giới, nhưng có thể những nước này cũng chịu tác động nhất định từ kinh tế Mỹ, tăng trưởng có thể yếu hơn dự đoán. Bộ trưởng tài chính các nước thuộc khu vực đồng EUR cũng tỏ ra lo ngại về tình hình kinh tế nước Mỹ và ảnh hưởng tiềm ẩn của nó đối với châu Âu.
Chủ tịch Diễn đàn Davos, Giáo sư kinh tế Đức Klaus Schwab, cảnh báo các nước nên thận trọng để đừng rơi vào tình trạng bi quan quá mức. Thế giới sẽ không rơi vào suy thoái khi tỷ lệ tăng trưởng vẫn được dự báo ở mức 3,5% trong năm nay. Một nhà kinh tế Đức thuộc Ngân hàng Morgan Stanley kết luận năm 2008 không phải là thời điểm bi đát nhất, vẫn còn các đầu tàu kinh tế vận hành tốt.
2.500 đại biểu, trong đó có 27 nguyên thủ, hơn 100 bộ trưởng cùng nhiều đại diện các công ty lớn và tổ chức quốc tế đã tham dự Hội nghị thường niên của WEF, khai mạc ngày 23/1.
Chứng khoán, tâm điểm của Hội nghị
Ngày 24/1, lãnh đạo các nước và những người đứng đầu các tập đoàn kinh tế lớn đã bước sang ngày họp thứ hai với các cuộc thảo luận nhằm tìm kiếm các giải pháp cải thiện kinh tế thế giới.
Chương trình nghị sự của Hội nghị WEF còn bao gồm một số cuộc tranh luận về những rủi ro đối với hoạt động kinh doanh và hậu quả của sự sụt giảm kinh tế. Tình trạng sụt giá cổ phiếu trên thế giới thời gian qua đã trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo Chính phủ và giới kinh doanh.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới kêu gọi giới chức Mỹ cũng như ngân hàng trung ương các nước nỗ lực hơn nữa nhằm tìm giải pháp ngăn chặn nguy cơ nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Các quan chức tham dự hội nghị WEF cho rằng quyết định bất ngờ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất 75 điểm phần trăm (từ 4,25% xuống còn 3,5%) được coi là một động thái mạnh, vì đây là lần cắt giảm lớn nhất kể từ năm 1984 và cũng là lần đầu tiên FED đưa ra quyết định cắt giảm không phải tại cuộc họp định kỳ nhằm cứu vãn thị trường.
Phát biểu tại hội nghị WEF, nhiều nhà kinh tế cảnh báo rằng kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái và tác động của nó có thể lan ra toàn cầu. Giáo sư Nouriel Roubini, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Toàn cầu của Mỹ cho rằng quyết định của FED cắt giảm mạnh lãi suất cũng không thể ngăn chặn được kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và kinh tế thế giới không thể thoát khỏi ảnh hưởng của nó.
Ông dự đoán sự giảm sút kinh tế Mỹ sẽ ngày càng lớn và có thể kéo dài tới một năm. Song, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice vẫn lạc quan khi cho rằng kinh tế Mỹ sẽ phục hồi và phát triển mạnh trên những nền tảng kinh tế vững chắc.
Nguy cơ suy thoái kinh tế mang nhiều ẩn số
Một nhà phân tích thuộc Ngân hàng Baring dự báo, trong kịch bản đen tối nhất, kinh tế Mỹ suy thoái cũng chỉ khiến tăng trưởng của Trung Quốc giảm đi 2 điểm và đạt được mức tăng trưởng ít nhất là 8% trong năm nay. Trước đó, cũng có nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng kinh tế Mỹ ảm đạm sẽ làm giảm lượng xuất khẩu của các nền kinh tế châu Á dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước này giảm.
Tuy nhiên, với một loạt các nền kinh tế mới nổi năng động và phát triển mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ... các nền kinh tế châu Á đang ngày càng ít chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế Mỹ. Do vậy, nếu kinh tế Mỹ suy thoái, tác động với các nền kinh tế châu Á không quá lớn.
Trong khi đó, một số nhà kinh tế khác tham dự diễn đàn đặt kỳ vọng vào các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga và cho rằng các nền kinh tế này có đủ tầm vóc đóng vai trò đầu tàu cho kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, ông Dominique Strauss-Kahn, Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cho rằng mặc dù các quốc gia đang nổi lên tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối mạnh và đã chi phối sự phát triển của toàn thế giới, nhưng có thể những nước này cũng chịu tác động nhất định từ kinh tế Mỹ, tăng trưởng có thể yếu hơn dự đoán. Bộ trưởng tài chính các nước thuộc khu vực đồng EUR cũng tỏ ra lo ngại về tình hình kinh tế nước Mỹ và ảnh hưởng tiềm ẩn của nó đối với châu Âu.
Chủ tịch Diễn đàn Davos, Giáo sư kinh tế Đức Klaus Schwab, cảnh báo các nước nên thận trọng để đừng rơi vào tình trạng bi quan quá mức. Thế giới sẽ không rơi vào suy thoái khi tỷ lệ tăng trưởng vẫn được dự báo ở mức 3,5% trong năm nay. Một nhà kinh tế Đức thuộc Ngân hàng Morgan Stanley kết luận năm 2008 không phải là thời điểm bi đát nhất, vẫn còn các đầu tàu kinh tế vận hành tốt.