“Đừng quá coi trọng vị trí của mình trong bảng xếp hạng”
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói về kết quả xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam vừa được công bố
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố kết quả xếp hạng môi trường kinh doanh của 181 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới năm 2009. Theo bảng xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 92, tụt 5 bậc so với năm 2008.
Trò chuyện với VnEconomy, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã đưa ra một số ý kiến phản biện xung quanh kết quả này.
Bà nói:
- Nếu môi trường kinh doanh mà bị giảm sút thực sự thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khu vực tư nhân và khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là lực lượng mới nổi nhưng ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
Điều quan trọng mà chúng ta cần lưu ý, đó là tránh sự ngộ nhận từ báo cáo về thực tế của lực lượng doanh nghiệp hiện nay. Trong khi doanh nghiệp nhỏ và vừa là khu vực cần vốn nhất thì đối tượng mà nhóm nghiên cứu khảo sát lại là các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các công ty lớn - những đơn vị có thể tiếp cận vốn dễ dàng hơn nhiều. Vì thế, chưa thể khẳng định việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp đã được cải thiện, nhất là trong bối cảnh tín dụng bị siết chặt như năm nay.
Tại sao trong khi chúng ta đang nỗ lực cải cách môi trường đầu tư và vốn FDI vẫn tăng cao thì xếp hạng về môi trường kinh doanh lại tụt bậc. Liệu hai điều này có mâu thuẫn không, thưa bà?
Thực tế là chúng ta vẫn đang nỗ lực cải cách trên nhiều linh vực để có thể tạo ra một môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng thông thoáng, thuận lợi hơn. Đây là một điều đã được cả thế giới thừa nhận.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn rộng ra hơn, việc chúng ta tụt hạng trong báo cáo môi trường kinh doanh 2009 là do các nước khác đã cải cách nhanh hơn, tốt hơn chúng ta nên họ xếp trên cũng là điều dễ hiểu.
Còn việc FDI vẫn tăng cao nhưng tại sao vẫn bị tụt hạng lại dường như không liên quan đến nhau nhiều lắm. Các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam với niềm tin và một tầm nhìn dài hạn, chứ không chỉ quan tâm đến vị trí xếp hạng của năm nay hay một vài năm tới.
Hơn nữa, FDI không bao giờ được tính vào nền kinh tế vì mặc dù các dự án đã được cam kết nhưng phải kéo dài 5 -7 năm, thậm chí hàng chục năm. Do đó, không thể lấy sự tăng lên của FDI để làm cơ sở tính toán cho giá trị của GDP và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta chỉ nên nhìn nhận báo cáo như một tham số để tham khảo và để tự đánh giá lại những gì mình đã làm được và chưa làm được mà thôi. Chúng ta cũng đừng quá coi trọng vị trí của mình trong bảng xếp hạng, bởi nó không thể phản ảnh hết những gì về môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Không quan trọng, nhưng tại sao năm nào chúng ta cũng không hài lòng về kết quả của báo cáo và đã có nhiều phản biện mạnh mẽ, thưa bà?
Chúng ta phản biện là bởi, đây là một báo cáo của một tổ chức có uy tín công bố, nhưng cách thức tiến hành và đối tượng, lĩnh vực họ tiến hành khảo sát lại thiếu khách quan và không khoa học.
Chẳng hạn, việc đăng ký kinh doanh qua mạng ở Tp.HCM đã được chính báo cáo đề cập như một điểm sáng từ năm trước nhưng lại bị bỏ qua trong báo cáo năm nay. Hay thủ tục nộp thuế, bảo vệ nhà đầu tư ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ và được ghi nhận nhưng dường như lại bị báo cáo lãng quên.
Bên cạnh đó, nhiều "nút thắt" của nền kinh tế như cơ sở hạ tầng, thể chế kinh tế, ổn định vĩ mô...đã được cải thiện đáng kể lại không được đề cập tới.
Hay nói một cách khác là có nhiều "điểm sáng" của Việt Nam thì lại không được đưa vào trong báo cáo, nhưng những "điểm tối" thì lại được đề cập đến.
Chính vì cách làm "quan liêu", thiên về thủ tục hành chính trong kinh doanh của nhóm nghiên cứu nên đã không cho kết quả khách quan, chính xác, đồng thời còn làm hạn chế uy tín của báo cáo.
Theo bà, việc tụt hạng này liệu có ảnh hưởng tới thu hút đầu tư của Việt Nam trong thời gian tới?
Như tôi đã nói ở trên là nếu có ảnh hưởng thì cũng không nhiều lắm. Các nhà đầu tư tự bản thân họ sẽ tự tìm hiểu và nhận biết được những gì đang thay đổi ở Việt Nam nếu họ muốn đầu tư vào Việt Nam.
Chúng ta có thể thấy, mặc dù Trung Quốc chỉ xếp ở vị trí 83 trong báo cáo, nhưng họ lại là quốc gia thu hút đầu tư hàng đầu trên thế giới.
Điều quan trọng ở đây là chúng ta phải làm sao để có thể cải thiện được nhiều yếu tố cụ thể trong môi trường kinh doanh để có thể cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp như Trung Quốc, Thái Lan... Chúng ta vẫn còn kém họ nhiều mặt trong thu hút đầu tư.
Trò chuyện với VnEconomy, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã đưa ra một số ý kiến phản biện xung quanh kết quả này.
Bà nói:
- Nếu môi trường kinh doanh mà bị giảm sút thực sự thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khu vực tư nhân và khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là lực lượng mới nổi nhưng ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
Điều quan trọng mà chúng ta cần lưu ý, đó là tránh sự ngộ nhận từ báo cáo về thực tế của lực lượng doanh nghiệp hiện nay. Trong khi doanh nghiệp nhỏ và vừa là khu vực cần vốn nhất thì đối tượng mà nhóm nghiên cứu khảo sát lại là các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các công ty lớn - những đơn vị có thể tiếp cận vốn dễ dàng hơn nhiều. Vì thế, chưa thể khẳng định việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp đã được cải thiện, nhất là trong bối cảnh tín dụng bị siết chặt như năm nay.
Tại sao trong khi chúng ta đang nỗ lực cải cách môi trường đầu tư và vốn FDI vẫn tăng cao thì xếp hạng về môi trường kinh doanh lại tụt bậc. Liệu hai điều này có mâu thuẫn không, thưa bà?
Thực tế là chúng ta vẫn đang nỗ lực cải cách trên nhiều linh vực để có thể tạo ra một môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng thông thoáng, thuận lợi hơn. Đây là một điều đã được cả thế giới thừa nhận.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn rộng ra hơn, việc chúng ta tụt hạng trong báo cáo môi trường kinh doanh 2009 là do các nước khác đã cải cách nhanh hơn, tốt hơn chúng ta nên họ xếp trên cũng là điều dễ hiểu.
Còn việc FDI vẫn tăng cao nhưng tại sao vẫn bị tụt hạng lại dường như không liên quan đến nhau nhiều lắm. Các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam với niềm tin và một tầm nhìn dài hạn, chứ không chỉ quan tâm đến vị trí xếp hạng của năm nay hay một vài năm tới.
Hơn nữa, FDI không bao giờ được tính vào nền kinh tế vì mặc dù các dự án đã được cam kết nhưng phải kéo dài 5 -7 năm, thậm chí hàng chục năm. Do đó, không thể lấy sự tăng lên của FDI để làm cơ sở tính toán cho giá trị của GDP và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta chỉ nên nhìn nhận báo cáo như một tham số để tham khảo và để tự đánh giá lại những gì mình đã làm được và chưa làm được mà thôi. Chúng ta cũng đừng quá coi trọng vị trí của mình trong bảng xếp hạng, bởi nó không thể phản ảnh hết những gì về môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Không quan trọng, nhưng tại sao năm nào chúng ta cũng không hài lòng về kết quả của báo cáo và đã có nhiều phản biện mạnh mẽ, thưa bà?
Chúng ta phản biện là bởi, đây là một báo cáo của một tổ chức có uy tín công bố, nhưng cách thức tiến hành và đối tượng, lĩnh vực họ tiến hành khảo sát lại thiếu khách quan và không khoa học.
Chẳng hạn, việc đăng ký kinh doanh qua mạng ở Tp.HCM đã được chính báo cáo đề cập như một điểm sáng từ năm trước nhưng lại bị bỏ qua trong báo cáo năm nay. Hay thủ tục nộp thuế, bảo vệ nhà đầu tư ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ và được ghi nhận nhưng dường như lại bị báo cáo lãng quên.
Bên cạnh đó, nhiều "nút thắt" của nền kinh tế như cơ sở hạ tầng, thể chế kinh tế, ổn định vĩ mô...đã được cải thiện đáng kể lại không được đề cập tới.
Hay nói một cách khác là có nhiều "điểm sáng" của Việt Nam thì lại không được đưa vào trong báo cáo, nhưng những "điểm tối" thì lại được đề cập đến.
Chính vì cách làm "quan liêu", thiên về thủ tục hành chính trong kinh doanh của nhóm nghiên cứu nên đã không cho kết quả khách quan, chính xác, đồng thời còn làm hạn chế uy tín của báo cáo.
Theo bà, việc tụt hạng này liệu có ảnh hưởng tới thu hút đầu tư của Việt Nam trong thời gian tới?
Như tôi đã nói ở trên là nếu có ảnh hưởng thì cũng không nhiều lắm. Các nhà đầu tư tự bản thân họ sẽ tự tìm hiểu và nhận biết được những gì đang thay đổi ở Việt Nam nếu họ muốn đầu tư vào Việt Nam.
Chúng ta có thể thấy, mặc dù Trung Quốc chỉ xếp ở vị trí 83 trong báo cáo, nhưng họ lại là quốc gia thu hút đầu tư hàng đầu trên thế giới.
Điều quan trọng ở đây là chúng ta phải làm sao để có thể cải thiện được nhiều yếu tố cụ thể trong môi trường kinh doanh để có thể cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp như Trung Quốc, Thái Lan... Chúng ta vẫn còn kém họ nhiều mặt trong thu hút đầu tư.