Môi trường kinh doanh: Việt Nam nhìn từ 10 tiêu chí
Còn nhiều vấn đề theo Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB) mà Việt Nam cần giải quyết
Mỗi năm, Ngân hàng Thế giới (WB) lại công bố các báo cáo nghiên cứu về mức độ thuận lợi môi trường kinh doanh của từng quốc gia dựa trên việc rà soát những quy định pháp luật thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động kinh doanh trong từng lĩnh vực của quốc gia đó.
>>Theo dòng sự kiện
Ngày 26/9, WB đã công bố Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh các nước trên thế giới. Báo cáo của WB năm nay đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có những cải thiện đáng khích lệ nhưng vẫn đặt ra nhiều vấn đề phải quan tâm giải quyết.
Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2008 (Doing Business 2008) của WB chỉ đánh giá mức độ cải cách trong mỗi lĩnh vực chứ không phải hiện trạng của lĩnh vực đó. Môi trường kinh doanh mà nhà đầu tư gặp phải khi làm ăn tại một nước được WB đánh giá theo 10 tiêu chí, từ lúc bắt đầu thành lập một doanh nghiệp cho đến khi giải thể doanh nghiệp. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo một số chỉ số và so sánh với các quốc gia khác để xếp hạng.
Tính tổng thể, Việt Nam xếp hạng 91 trong 187 nền kinh tế được khảo sát và thăng hạng 13 bậc so với xếp hạng năm trước. Trong 10 tiêu chí xếp hạng chỉ có 5 tiêu chí có thứ hạng cao hơn năm ngoái; một tiêu chí không đổi và 4 tiêu chí còn lại đều tụt hạng.
Tiêu chí 1: Thành lập doanh nghiệp
Để khởi sự một doanh nghiệp, nhà kinh doanh phải trải qua 11 bước thủ tục, mất 50 ngày và một khoản chi phí tương đương với 20% thu nhập bình quân đầu người.
Tuy nhiên, Việt Nam đã tiến hành một số cải cách nhằm giảm thời gian thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng chưa được báo cáo cập nhật. Luật doanh nghiệp mới có hiệu lực tháng 7/2006 giảm số ngày cấp phép đăng ký kinh doanh ở Việt Nam nhưng cải cách này chưa được phản ánh trong chỉ số tương ứng của Việt Nam năm nay.
Việc thực hiện quy trình một cửa tiến hành tháng 3/2007 với 3 bước chính trong thủ tục thành lập doanh nghiệp là giấy đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, và giấy phép khắc dấu cũng chưa được đưa vào báo cáo năm nay. Vì vậy, chỉ số “Thời gian thành lập doanh nghiệp của Việt Nam” vẫn giữ nguyên 50 ngày như năm ngoái. So với năm ngoái, vị trí của Việt Nam không thay đổi vẫn ở hạng 97.
Tiêu chí 2: Cấp giấy phép
Các bước thủ tục, thời gian và chi phí bỏ ra để giải quyết các giấy phép hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng ở Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực. Nhà đầu tư mất 14 bước thủ tục, 194 ngày và 373,6% thu nhập bình quân đầu người, trong khi mức bình quân toàn khu vực là 185% mức thu nhập bình quân; thậm chí nước láng giềng Thái Lan chỉ là 10,7%.
Bức tranh về giấy phép ở Việt Nam đã tụt 38 bậc từ hạng 25 xuống hạng 63. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đây là thứ hạng trung thực hơn so với năm ngoái bởi vì vấn đề giấy phép trên thực tế vẫn đang đặt ra nhiều khó khăn cho Việt Nam hiện nay.
Tiêu chí 3: Tuyển dụng và sa thải lao động
Những khó khăn khi thuê mướn và sa thải công nhân, tập trung ở 6 yếu tố: độ khó khi thuê người, tính khắt khe của giờ làm việc, độ khó khi sa thải lao động, độ khắt khe trong chế độ thuê lao động, chi phí tuyển dụng (tỷ lệ so với tiền lương) và chi phí sa thải (số tuần lương phải bồi hoàn).
So sánh với các nước trong khu vực, tuyển dụng lao động ở Việt Nam dễ dàng. Tuy nhiên, việc sa thải lao động ở Việt Nam khó khăn hơn và được xếp ở gần như nhóm khó khăn nhất. Cụ thể, độ khó trong việc sa thải lao động ở Việt Nam là 40%, chi phí sa thải lao động là 87 tuần lương.
Tiêu chí 4: Đăng ký tài sản
Doanh nghiệp có dễ dàng bảo đảm quyền sở hữu tài sản hay không? Ở Việt Nam doanh nghiệp cần trải qua 4 bước thủ tục, mất 67 ngày và tốn 1,2% giá trị tài sản để có được sự bảo đảm này. Tuy nhiên, so với các nước đứng đầu trong bảng xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam vẫn mất nhiều thời gian đăng ký tài sản.
Ngoài ra, vẫn còn một số vấn đề bất cập trong lĩnh vực này: giao dịch không chính thức vẫn khá phổ biến, quy trình hợp thức hoá hiện còn khó khăn. Quản lý đất đai chưa hiệu quả nên việc doanh nghiệp thiếu chứng nhận sở hữu đất đai và tài sản là khá phổ biến.
Tiêu chí 5: Vay vốn
Tiêu chí này xem xét các mức độ quyền lợi theo luật định của người vay và người cho vay, mức độ đầy đủ của thông tin tín dụng, độ phủ của đăng ký công cộng và tư nhân. Ở Việt Nam, năm nay mức độ của quyền lợi theo luật định này được tăng thêm hai điểm 6/10, nghĩa là sự tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp đã dễ dàng hơn. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy Việt Nam cần phải cải thiện trong lĩnh vực thông tin tín dụng.
Hiện nay, ở Việt Nam, thông tin về độ tin cậy tín dụng của cá nhân cũng như công ty không được chia sẻ và các tổ chức đăng ký thông tin tín dụng tư nhân chưa phát triển. Nếu không có các dữ liệu về độ tin cậy tín dụng, ngân hàng sẽ rất e ngại việc cho vay, và vì thế việc tiếp cận tín dụng sẽ bị hạn chế.
Việt Nam đang xúc tiến việc xây dựng tổ chức đăng ký thông tin tín dụng tư nhân. Khi tổ chức này được hình thành và các điều kiện pháp lý cần thiết cho hoạt động của nó được ban hành chắc chắn sẽ giúp cho việc tiếp cận thông tin tín dụng ở Việt Nam được dễ dàng hơn.
Tiêu chí 6: Bảo vệ nhà đầu tư
Tâm lý ngần ngại khi đầu tư vào Việt Nam thể hiện trong các chỉ số này. Tiêu chí 6 xem xét ba phương diện bảo vệ nhà đầu tư gồm có tính minh bạch trong giao dịch, trách nhiệm pháp lý của giám đốc và khả năng của cổ đông kiện các nhà quản trị có hành vi sai trái.
Tính tổng thể Việt Nam chỉ đạt 2,7/10. Chỉ số về trách nhiệm của giám đốc nằm trong nhóm thấp nhất thế giới (0/10), quyền khiếu kiện của cổ đông và tính minh bạch đều thấp (2/10 và 6/10). Năm nay, thứ hạng của tiêu chí này là 165/178.
Tiêu chí 7: Đóng thuế
Theo báo cáo, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm tiêu tốn nhiều thời gian nhất để đáp ứng các yêu cầu về thuế. Nhưng thủ tục thuế nhiêu khê, làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp là vấn đề đáng lưu ý. Bình quân doanh nghiệp phải nộp 32 lần và mất 1.050 giờ làm việc trong khi ở Indonesia là 266 giờ làm việc.
Tiêu chí 8: Thương mại quốc tế
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam đã cải thiện nhiều, chi phí và thủ tục đã giảm nhưng vẫn còn mất thời gian. Để xuất một container hàng, doanh nghiệp phải có sáu loại hồ sơ, mất 24 ngày và tốn 669 USD. Trong khi đó, Trung Quốc chi phí thời gian không thấp hơn Việt Nam là 21 ngày nhưng chi phí tiền bạc lại thấp hơn đáng kể, chỉ 390 USD.
Tương tự để nhập khẩu một container, doanh nghiệp cần có 8 loại hồ sơ, mất 23 ngày và 881 USD. Việc phải chịu chi phí cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực đang gây ảnh hưởng không nhỏ cho tính cạnh tranh của Việt Nam. Năm nay, Việt Nam xếp hạng trung bình 63/178.
Tiêu chí 9: Thực thi hợp đồng
Ở Việt Nam, doanh nghiệp chỉ phải trải qua 34 bước thủ tục tốn 295 ngày và 31% giá trị món nợ là hợp đồng được thi hành. Với các chỉ số này năm nay Việt Nam đang ở vị trí 40/178. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, Việt Nam không nên quá lạc quan về vị trí này bởi vì thực tế việc chấp hành thực thi các phán quyết của toà án vẫn chưa ổn, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, việc thu hồi nợ quá hạn đang là khó khăn lớn.
Tiêu chí 10: Giải thể doanh nghiệp
Việc giải quyết các trường hợp phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam còn kém hiệu quả, xếp hạng 121/178. Thủ tục phá sản phải mất ít nhất 5 năm, tốn kém đến 15% giá trị tài sản của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp vỡ nợ thì các bên liên quan chỉ thu hồi được 18% giá trị tài sản. Vì thế, rất ít doanh nghiệp tuân theo các quy định và thủ tục chính thức khi muốn đóng cửa hoạt động.
Chi tiết của 10 tiêu chí đánh giá kể trên cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam được cải thiện nhiều so với trước đây và so với các nước láng giềng. Tuy nhiên, do các nước đang phát triển khác cũng đang tích cực thực hiện cải cách thậm chí nhanh hơn ở Việt Nam.
Đó là lý do tại sao Việt Nam dù thăng hạng trong bảng xếp hạng chung nhưng vẫn cần cải cách mạnh mẽ và liên tục hơn nữa. Thông điệp ở đây là: nếu không tiếp tục cải cách, các nước khác sẽ vượt lên. Bởi vì trên thực tế, ở Đông Nam Á, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn kém xa so với các nước Singapore (hạng 1), Thái Lan (15) và Malaysia (24), song tốt hơn nhiều so với Indonesia (123), Philippines (133), Campuchia (145).
Quốc gia kinh tế lớn lân cận là Trung Quốc cũng “thăng hạng” trong lần đánh giá năm nay (từ hạng 93 lên 83). Đây chính là một cảnh báo cho thấy Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách nhanh hơn nữa, triệt để hơn nữa nếu muốn cạnh tranh về thu hút đầu tư.
Nhận định chung của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước là Việt Nam không thể chỉ so sánh với chính mình mà phải nỗ lực cải cách triệt để trong bối cảnh các nước khác cũng đang cải cách mạnh mẽ mới mong cải thiện vị trí xếp hạng trong những năm sau.
>>Theo dòng sự kiện
Ngày 26/9, WB đã công bố Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh các nước trên thế giới. Báo cáo của WB năm nay đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có những cải thiện đáng khích lệ nhưng vẫn đặt ra nhiều vấn đề phải quan tâm giải quyết.
Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2008 (Doing Business 2008) của WB chỉ đánh giá mức độ cải cách trong mỗi lĩnh vực chứ không phải hiện trạng của lĩnh vực đó. Môi trường kinh doanh mà nhà đầu tư gặp phải khi làm ăn tại một nước được WB đánh giá theo 10 tiêu chí, từ lúc bắt đầu thành lập một doanh nghiệp cho đến khi giải thể doanh nghiệp. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo một số chỉ số và so sánh với các quốc gia khác để xếp hạng.
Tính tổng thể, Việt Nam xếp hạng 91 trong 187 nền kinh tế được khảo sát và thăng hạng 13 bậc so với xếp hạng năm trước. Trong 10 tiêu chí xếp hạng chỉ có 5 tiêu chí có thứ hạng cao hơn năm ngoái; một tiêu chí không đổi và 4 tiêu chí còn lại đều tụt hạng.
Tiêu chí 1: Thành lập doanh nghiệp
Để khởi sự một doanh nghiệp, nhà kinh doanh phải trải qua 11 bước thủ tục, mất 50 ngày và một khoản chi phí tương đương với 20% thu nhập bình quân đầu người.
Tuy nhiên, Việt Nam đã tiến hành một số cải cách nhằm giảm thời gian thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng chưa được báo cáo cập nhật. Luật doanh nghiệp mới có hiệu lực tháng 7/2006 giảm số ngày cấp phép đăng ký kinh doanh ở Việt Nam nhưng cải cách này chưa được phản ánh trong chỉ số tương ứng của Việt Nam năm nay.
Việc thực hiện quy trình một cửa tiến hành tháng 3/2007 với 3 bước chính trong thủ tục thành lập doanh nghiệp là giấy đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, và giấy phép khắc dấu cũng chưa được đưa vào báo cáo năm nay. Vì vậy, chỉ số “Thời gian thành lập doanh nghiệp của Việt Nam” vẫn giữ nguyên 50 ngày như năm ngoái. So với năm ngoái, vị trí của Việt Nam không thay đổi vẫn ở hạng 97.
Tiêu chí 2: Cấp giấy phép
Các bước thủ tục, thời gian và chi phí bỏ ra để giải quyết các giấy phép hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng ở Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực. Nhà đầu tư mất 14 bước thủ tục, 194 ngày và 373,6% thu nhập bình quân đầu người, trong khi mức bình quân toàn khu vực là 185% mức thu nhập bình quân; thậm chí nước láng giềng Thái Lan chỉ là 10,7%.
Bức tranh về giấy phép ở Việt Nam đã tụt 38 bậc từ hạng 25 xuống hạng 63. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đây là thứ hạng trung thực hơn so với năm ngoái bởi vì vấn đề giấy phép trên thực tế vẫn đang đặt ra nhiều khó khăn cho Việt Nam hiện nay.
Tiêu chí 3: Tuyển dụng và sa thải lao động
Những khó khăn khi thuê mướn và sa thải công nhân, tập trung ở 6 yếu tố: độ khó khi thuê người, tính khắt khe của giờ làm việc, độ khó khi sa thải lao động, độ khắt khe trong chế độ thuê lao động, chi phí tuyển dụng (tỷ lệ so với tiền lương) và chi phí sa thải (số tuần lương phải bồi hoàn).
So sánh với các nước trong khu vực, tuyển dụng lao động ở Việt Nam dễ dàng. Tuy nhiên, việc sa thải lao động ở Việt Nam khó khăn hơn và được xếp ở gần như nhóm khó khăn nhất. Cụ thể, độ khó trong việc sa thải lao động ở Việt Nam là 40%, chi phí sa thải lao động là 87 tuần lương.
Tiêu chí 4: Đăng ký tài sản
Doanh nghiệp có dễ dàng bảo đảm quyền sở hữu tài sản hay không? Ở Việt Nam doanh nghiệp cần trải qua 4 bước thủ tục, mất 67 ngày và tốn 1,2% giá trị tài sản để có được sự bảo đảm này. Tuy nhiên, so với các nước đứng đầu trong bảng xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam vẫn mất nhiều thời gian đăng ký tài sản.
Ngoài ra, vẫn còn một số vấn đề bất cập trong lĩnh vực này: giao dịch không chính thức vẫn khá phổ biến, quy trình hợp thức hoá hiện còn khó khăn. Quản lý đất đai chưa hiệu quả nên việc doanh nghiệp thiếu chứng nhận sở hữu đất đai và tài sản là khá phổ biến.
Tiêu chí 5: Vay vốn
Tiêu chí này xem xét các mức độ quyền lợi theo luật định của người vay và người cho vay, mức độ đầy đủ của thông tin tín dụng, độ phủ của đăng ký công cộng và tư nhân. Ở Việt Nam, năm nay mức độ của quyền lợi theo luật định này được tăng thêm hai điểm 6/10, nghĩa là sự tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp đã dễ dàng hơn. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy Việt Nam cần phải cải thiện trong lĩnh vực thông tin tín dụng.
Hiện nay, ở Việt Nam, thông tin về độ tin cậy tín dụng của cá nhân cũng như công ty không được chia sẻ và các tổ chức đăng ký thông tin tín dụng tư nhân chưa phát triển. Nếu không có các dữ liệu về độ tin cậy tín dụng, ngân hàng sẽ rất e ngại việc cho vay, và vì thế việc tiếp cận tín dụng sẽ bị hạn chế.
Việt Nam đang xúc tiến việc xây dựng tổ chức đăng ký thông tin tín dụng tư nhân. Khi tổ chức này được hình thành và các điều kiện pháp lý cần thiết cho hoạt động của nó được ban hành chắc chắn sẽ giúp cho việc tiếp cận thông tin tín dụng ở Việt Nam được dễ dàng hơn.
Tiêu chí 6: Bảo vệ nhà đầu tư
Tâm lý ngần ngại khi đầu tư vào Việt Nam thể hiện trong các chỉ số này. Tiêu chí 6 xem xét ba phương diện bảo vệ nhà đầu tư gồm có tính minh bạch trong giao dịch, trách nhiệm pháp lý của giám đốc và khả năng của cổ đông kiện các nhà quản trị có hành vi sai trái.
Tính tổng thể Việt Nam chỉ đạt 2,7/10. Chỉ số về trách nhiệm của giám đốc nằm trong nhóm thấp nhất thế giới (0/10), quyền khiếu kiện của cổ đông và tính minh bạch đều thấp (2/10 và 6/10). Năm nay, thứ hạng của tiêu chí này là 165/178.
Tiêu chí 7: Đóng thuế
Theo báo cáo, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm tiêu tốn nhiều thời gian nhất để đáp ứng các yêu cầu về thuế. Nhưng thủ tục thuế nhiêu khê, làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp là vấn đề đáng lưu ý. Bình quân doanh nghiệp phải nộp 32 lần và mất 1.050 giờ làm việc trong khi ở Indonesia là 266 giờ làm việc.
Tiêu chí 8: Thương mại quốc tế
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam đã cải thiện nhiều, chi phí và thủ tục đã giảm nhưng vẫn còn mất thời gian. Để xuất một container hàng, doanh nghiệp phải có sáu loại hồ sơ, mất 24 ngày và tốn 669 USD. Trong khi đó, Trung Quốc chi phí thời gian không thấp hơn Việt Nam là 21 ngày nhưng chi phí tiền bạc lại thấp hơn đáng kể, chỉ 390 USD.
Tương tự để nhập khẩu một container, doanh nghiệp cần có 8 loại hồ sơ, mất 23 ngày và 881 USD. Việc phải chịu chi phí cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực đang gây ảnh hưởng không nhỏ cho tính cạnh tranh của Việt Nam. Năm nay, Việt Nam xếp hạng trung bình 63/178.
Tiêu chí 9: Thực thi hợp đồng
Ở Việt Nam, doanh nghiệp chỉ phải trải qua 34 bước thủ tục tốn 295 ngày và 31% giá trị món nợ là hợp đồng được thi hành. Với các chỉ số này năm nay Việt Nam đang ở vị trí 40/178. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, Việt Nam không nên quá lạc quan về vị trí này bởi vì thực tế việc chấp hành thực thi các phán quyết của toà án vẫn chưa ổn, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, việc thu hồi nợ quá hạn đang là khó khăn lớn.
Tiêu chí 10: Giải thể doanh nghiệp
Việc giải quyết các trường hợp phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam còn kém hiệu quả, xếp hạng 121/178. Thủ tục phá sản phải mất ít nhất 5 năm, tốn kém đến 15% giá trị tài sản của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp vỡ nợ thì các bên liên quan chỉ thu hồi được 18% giá trị tài sản. Vì thế, rất ít doanh nghiệp tuân theo các quy định và thủ tục chính thức khi muốn đóng cửa hoạt động.
Chi tiết của 10 tiêu chí đánh giá kể trên cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam được cải thiện nhiều so với trước đây và so với các nước láng giềng. Tuy nhiên, do các nước đang phát triển khác cũng đang tích cực thực hiện cải cách thậm chí nhanh hơn ở Việt Nam.
Đó là lý do tại sao Việt Nam dù thăng hạng trong bảng xếp hạng chung nhưng vẫn cần cải cách mạnh mẽ và liên tục hơn nữa. Thông điệp ở đây là: nếu không tiếp tục cải cách, các nước khác sẽ vượt lên. Bởi vì trên thực tế, ở Đông Nam Á, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn kém xa so với các nước Singapore (hạng 1), Thái Lan (15) và Malaysia (24), song tốt hơn nhiều so với Indonesia (123), Philippines (133), Campuchia (145).
Quốc gia kinh tế lớn lân cận là Trung Quốc cũng “thăng hạng” trong lần đánh giá năm nay (từ hạng 93 lên 83). Đây chính là một cảnh báo cho thấy Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách nhanh hơn nữa, triệt để hơn nữa nếu muốn cạnh tranh về thu hút đầu tư.
Nhận định chung của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước là Việt Nam không thể chỉ so sánh với chính mình mà phải nỗ lực cải cách triệt để trong bối cảnh các nước khác cũng đang cải cách mạnh mẽ mới mong cải thiện vị trí xếp hạng trong những năm sau.