Dung Quất đang bật lên mạnh mẽ
Đã có 103 dự án, tổng vốn đăng ký trên 5 tỷ USD được cấp phép và chấp thuận đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất
Khu kinh tế Dung Quất tại Quảng Ngãi đang có những nhân tố quan trọng để bước vào “giai đoạn tăng tốc đầu tư”, như nhận định của các quan chức và nhiều chuyên gia kinh tế.
Tính đến cuối năm 2006, đã có 103 dự án, tổng vốn đăng ký trên 5 tỷ USD được cấp phép và chấp thuận đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất. Riêng trong năm 2006 đã có 20 dự án, tổng vốn 17.909 tỷ đồng được cấp chứng nhận đầu tư vào Dung Quất; trong đó vốn đầu tư nước ngoài là 13.322 tỷ đồng (832 triệu USD).
Với kết quả này, Quảng Ngãi từ vị trí thứ 37, nay đã vươn lên vị trí thứ 11 của cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài năm 2006. Nếu tính cả đầu tư trong nước, Quảng Ngãi đang trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất miền Trung với tổng vốn đăng ký gần 5 tỷ USD.
Về triển khai các dự án, hiện nay đã có 31 dự án đi vào hoạt động, 15 dự án đang triển khai xây dựng, 20 dự án đang triển khai đền bù giải tỏa và số còn lại đang triển khai các thủ tục đầu tư. Sản lượng công nghiệp năm 2006 đạt 460 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 20 triệu USD; giải quyết việc làm cho 2.000 lao động; sản lượng hàng hóa thông qua Bến cảng số 1 đạt trên 750 ngàn tấn; thu ngân sách trên địa bàn hơn 400 tỷ đồng.
Thế nhưng, theo ông Trần Lê Trung, Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, thì tại đây đã và đang xuất hiện những khó khăn và thách thức không nhỏ.
Đầu tiên là cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Nhà thầu Technip của dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vẫn đánh giá: hệ thống hạ tầng, tiện ích tại ngay Dung Quất và thành phố Quảng Ngãi còn chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai dự án này.
Các chuyên gia thừa nhận: việc triển khai các dự án quy mô lớn tại Dung Quất đang đặt ra yêu cầu về hệ thống hạ tầng ở quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn, đồng bộ hơn... Hạ tầng này bao gồm cả sân bay, bến cảng, đường bộ, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, nơi ăn, chốn ở cùng các tiện ích sinh hoạt và dịch vụ khác...
Thứ đến là với sự vào cuộc của 2 dự án quy mô lớn vừa qua là nhà máy luyện cán thép Tycoons và nhà máy công nghiệp nặng Doosan cùng với khu liên hợp công nghiệp tầu thủy, đã khiến cho gần như toàn bộ quỹ đất khu công nghiệp phía Đông của Khu kinh tế Dung Quất gắn với cảng nước sâu đã kín chỗ.
Tiếp theo là vấn đề lao động, thực tế hiện nay Dung Quất rất thiếu lao động, cả lao động phổ thông lẫn lao động có tay nghề, lao động quản lý có trình độ cao...
Ông Lê Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư (Khu kinh tế Dung Quất) cho biết: để đáp ứng yêu cầu phát triển và những động thái mới của cao trào đầu tư, bước vào năm 2007, Khu kinh tế Dung Quất đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm của mình, đó là:
- Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, bao gồm các tuyến đường Bình Long - Cảng Dung Quất, hệ thống hạ tầng tại khu hóa dầu và khu phía Đông; thu hút các dự án dịch vụ - tiện ích phục vụ trước hết cho các dự án quy mô lớn đang triển khai;
- Hoàn thành điều chỉnh quy họach chung, quy hoạch lại đô thị mới Vạn Tường, quy hoạch điều chỉnh cảng Dung Quất, khẩn trương phát triển hạ tầng phía Đông để thu hút các dự án hóa dầu, hóa chất, chế tạo thiết bị nặng, nhiệt điện;
- Tập trung tiếp cận để vận động thu hút các dự án quy mô lớn tiếp theo như các dự án nhiệt điện chạy than, đầu tư mới hay mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất, các dự án hóa dầu, các dự án sau thép, sau đóng tầu…, phấn đấu đến năm 2008, 2009 Dung Quất tiếp tục giữ vững tốc độ về thu hút đầu tư.
* Các quan chức Ban quản lý cũng đưa ra dự báo về Dung Quất năm 2010 với các chỉ tiêu cụ thể: thu hút trên 6 tỷ USD vốn đầu tư, trong đó vốn thực hiện trên 4 tỷ USD; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 35-40 ngàn tỷ đồng, gấp khoảng 20 lần giá trị sản xuất công nghiệp toàn Quảng Ngãi năm 2006; kim ngạch xuất khẩu đạt 120 triệu USD, gấp 3 lần hiện nay; thu ngân sách trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất đạt trên 2.000 tỷ đồng, gấp 20 lần hiện nay; giải quyết việc làm cho hơn 2,5 vạn lao động.
Tính đến cuối năm 2006, đã có 103 dự án, tổng vốn đăng ký trên 5 tỷ USD được cấp phép và chấp thuận đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất. Riêng trong năm 2006 đã có 20 dự án, tổng vốn 17.909 tỷ đồng được cấp chứng nhận đầu tư vào Dung Quất; trong đó vốn đầu tư nước ngoài là 13.322 tỷ đồng (832 triệu USD).
Với kết quả này, Quảng Ngãi từ vị trí thứ 37, nay đã vươn lên vị trí thứ 11 của cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài năm 2006. Nếu tính cả đầu tư trong nước, Quảng Ngãi đang trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất miền Trung với tổng vốn đăng ký gần 5 tỷ USD.
Về triển khai các dự án, hiện nay đã có 31 dự án đi vào hoạt động, 15 dự án đang triển khai xây dựng, 20 dự án đang triển khai đền bù giải tỏa và số còn lại đang triển khai các thủ tục đầu tư. Sản lượng công nghiệp năm 2006 đạt 460 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 20 triệu USD; giải quyết việc làm cho 2.000 lao động; sản lượng hàng hóa thông qua Bến cảng số 1 đạt trên 750 ngàn tấn; thu ngân sách trên địa bàn hơn 400 tỷ đồng.
Thế nhưng, theo ông Trần Lê Trung, Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, thì tại đây đã và đang xuất hiện những khó khăn và thách thức không nhỏ.
Đầu tiên là cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Nhà thầu Technip của dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vẫn đánh giá: hệ thống hạ tầng, tiện ích tại ngay Dung Quất và thành phố Quảng Ngãi còn chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai dự án này.
Các chuyên gia thừa nhận: việc triển khai các dự án quy mô lớn tại Dung Quất đang đặt ra yêu cầu về hệ thống hạ tầng ở quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn, đồng bộ hơn... Hạ tầng này bao gồm cả sân bay, bến cảng, đường bộ, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, nơi ăn, chốn ở cùng các tiện ích sinh hoạt và dịch vụ khác...
Thứ đến là với sự vào cuộc của 2 dự án quy mô lớn vừa qua là nhà máy luyện cán thép Tycoons và nhà máy công nghiệp nặng Doosan cùng với khu liên hợp công nghiệp tầu thủy, đã khiến cho gần như toàn bộ quỹ đất khu công nghiệp phía Đông của Khu kinh tế Dung Quất gắn với cảng nước sâu đã kín chỗ.
Tiếp theo là vấn đề lao động, thực tế hiện nay Dung Quất rất thiếu lao động, cả lao động phổ thông lẫn lao động có tay nghề, lao động quản lý có trình độ cao...
Ông Lê Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư (Khu kinh tế Dung Quất) cho biết: để đáp ứng yêu cầu phát triển và những động thái mới của cao trào đầu tư, bước vào năm 2007, Khu kinh tế Dung Quất đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm của mình, đó là:
- Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, bao gồm các tuyến đường Bình Long - Cảng Dung Quất, hệ thống hạ tầng tại khu hóa dầu và khu phía Đông; thu hút các dự án dịch vụ - tiện ích phục vụ trước hết cho các dự án quy mô lớn đang triển khai;
- Hoàn thành điều chỉnh quy họach chung, quy hoạch lại đô thị mới Vạn Tường, quy hoạch điều chỉnh cảng Dung Quất, khẩn trương phát triển hạ tầng phía Đông để thu hút các dự án hóa dầu, hóa chất, chế tạo thiết bị nặng, nhiệt điện;
- Tập trung tiếp cận để vận động thu hút các dự án quy mô lớn tiếp theo như các dự án nhiệt điện chạy than, đầu tư mới hay mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất, các dự án hóa dầu, các dự án sau thép, sau đóng tầu…, phấn đấu đến năm 2008, 2009 Dung Quất tiếp tục giữ vững tốc độ về thu hút đầu tư.
* Các quan chức Ban quản lý cũng đưa ra dự báo về Dung Quất năm 2010 với các chỉ tiêu cụ thể: thu hút trên 6 tỷ USD vốn đầu tư, trong đó vốn thực hiện trên 4 tỷ USD; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 35-40 ngàn tỷ đồng, gấp khoảng 20 lần giá trị sản xuất công nghiệp toàn Quảng Ngãi năm 2006; kim ngạch xuất khẩu đạt 120 triệu USD, gấp 3 lần hiện nay; thu ngân sách trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất đạt trên 2.000 tỷ đồng, gấp 20 lần hiện nay; giải quyết việc làm cho hơn 2,5 vạn lao động.