Đừng tạo cho dân cảm giác phải đi “xin”
Gần hai năm qua, người dân vẫn phấp phỏng chờ đợi, trong khi các cơ quan bàn đi bàn lại có sửa luật hay không
Nghị quyết của Quốc hội tháng 11/2007 thống nhất sổ đỏ, sổ hồng phải thành một giấy trên nền tảng Luật Đất đai. Gần hai năm qua, người dân vẫn phấp phỏng chờ đợi, trong khi các cơ quan bàn đi bàn lại có sửa luật hay không.
Đó chỉ là một trong số những bất cập của Luật Đất đai, một luật ảnh hưởng rộng tới toàn xã hội. Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên, loại giấy mới sau khi thống nhất sổ đỏ, sổ hồng sẽ chứa tất cả thông tin về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cũng như các biến động về quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất. Người dân sẽ được miễn phí trong quá trình thực hiện chuyển đổi giấy tờ.
Xung quanh vấn đề này, bà Ngô Thị Doãn Thanh, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, nói:
- Nghị quyết 07/QH12 của Quốc hội yêu cầu các cơ quan liên quan phải rà soát, sửa đổi những vướng mắc trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở và các luật có liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Từ đó, thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác. Nhưng miễn phí đổi sang một loại giấy chưa phải là vấn đề chính. Phiền toái là ở thủ tục.
Nếu Quốc hội thông qua dự luật này thì phải tính tới quy trình thủ tục nhanh gọn, hợp lý. Phải tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở (sổ đỏ, sổ hồng).
Người dân rất muốn thủ tục cấp “sổ đỏ” được thuận lợi và làm sao để cho người ta có cảm giác không phải đi xin lại giấy.
Thực tế là không ít người phản ánh rằng để có được “sổ đỏ”, “sổ hồng” như hiện nay phải qua rất nhiều quy trình, thủ tục và khó khăn. Có sổ rồi, nhưng vì sự thay đổi của công tác quản lý lại phải đổi thành loại sổ khác, làm cho người dân lo ngại phải đi làm lại sổ từ đầu.
Quan trọng nhất là phải làm rõ quy trình, thời gian, các bước tiến hành để tạo sự thuận lợi cho người dân. Cụ thể như đổi những loại giấy đó thì cần mấy lần đến cơ quan công quyền và thời gian giải quyết là bao lâu?
Việc thống nhất một giấy sẽ giảm bớt được thủ tục, chi phí cả cho cơ quan quản lý và chủ sở hữu. Theo thông tin từ các cơ quan quản lý thì thủ tục sẽ không có gì phiền hà vì Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thống nhất với Bộ Xây dựng để cập nhật thông tin đăng ký các loại giấy tờ lên mạng. Tuy nhiên, có vẻ như vấn đề không chỉ đơn giản là máy móc mà còn là vấn đề con người, thưa bà?
Đúng là như vậy.
Cái khó khăn mà người dân thường gặp phải khi đi thực hiện các thủ tục chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở chính là thái độ phục vụ của cán bộ công chức trong lĩnh vực này.
Do vậy, thái độ của đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ này rất quan trọng. Thực tế cho thấy vẫn còn những tiếng kêu của dân về những người thực thi nhiệm vụ cụ thể, chưa thật sự làm tốt trách nhiệm của mình với dân. Cái đó cần phải nghiêm túc xem xét và chấn chỉnh.
Nhìn nhận lại quá trình thống nhất sổ đỏ, sổ hồng, bà có cảm nhận gì?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có từ năm 1989 (theo Luật Đất đai năm 1987), và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có từ năm 1994 (theo Nghị định 60/NĐ-CP). Sau khi có Luật Đất đai năm 2003 và Luật Nhà ở năm 2005, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở vẫn do hai Bộ chủ quản là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng ban hành.
Việc tồn tại song song hai loại giấy chứng nhận kéo dài gần 20 năm nay, đã và đang gây rất nhiều khó khăn cho các địa phương trong quá trình thực hiện.
Về thẩm quyền cấp hai loại giấy chứng nhận trên được quy định tại Điều 14 Luật nhà ở và Điều 52 Luật đất đai đều được giao cho UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện, nhưng về thủ tục và trình tự cấp lại khác nhau do hướng dẫn của hai bộ khác nhau.
Để giải quyết những vướng mắc trên, Quốc hội đã có Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện: “Thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên cơ sở Luật Đất đai, giao cho một cơ quan làm đầu mối thực hiện”.
Tuy nhiên, sau hơn một năm, Chính phủ vẫn không thống nhất được một loại giấy chứng nhận và lý giải là do vướng mắc giữa Luật Đất đai và Luật Nhà ở.
Tôi hy vọng, những vấn đề liên quan đến Luật Đất đai và Luật Nhà ở được nêu ra tại Quốc hội, sẽ được các đại biểu Quốc hội đồng nhất ở quan điểm phải làm sao thuận tiện cho người quản lý và tiện cho người dân.
Đó chỉ là một trong số những bất cập của Luật Đất đai, một luật ảnh hưởng rộng tới toàn xã hội. Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên, loại giấy mới sau khi thống nhất sổ đỏ, sổ hồng sẽ chứa tất cả thông tin về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cũng như các biến động về quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất. Người dân sẽ được miễn phí trong quá trình thực hiện chuyển đổi giấy tờ.
Xung quanh vấn đề này, bà Ngô Thị Doãn Thanh, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, nói:
- Nghị quyết 07/QH12 của Quốc hội yêu cầu các cơ quan liên quan phải rà soát, sửa đổi những vướng mắc trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở và các luật có liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Từ đó, thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác. Nhưng miễn phí đổi sang một loại giấy chưa phải là vấn đề chính. Phiền toái là ở thủ tục.
Nếu Quốc hội thông qua dự luật này thì phải tính tới quy trình thủ tục nhanh gọn, hợp lý. Phải tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở (sổ đỏ, sổ hồng).
Người dân rất muốn thủ tục cấp “sổ đỏ” được thuận lợi và làm sao để cho người ta có cảm giác không phải đi xin lại giấy.
Thực tế là không ít người phản ánh rằng để có được “sổ đỏ”, “sổ hồng” như hiện nay phải qua rất nhiều quy trình, thủ tục và khó khăn. Có sổ rồi, nhưng vì sự thay đổi của công tác quản lý lại phải đổi thành loại sổ khác, làm cho người dân lo ngại phải đi làm lại sổ từ đầu.
Quan trọng nhất là phải làm rõ quy trình, thời gian, các bước tiến hành để tạo sự thuận lợi cho người dân. Cụ thể như đổi những loại giấy đó thì cần mấy lần đến cơ quan công quyền và thời gian giải quyết là bao lâu?
Việc thống nhất một giấy sẽ giảm bớt được thủ tục, chi phí cả cho cơ quan quản lý và chủ sở hữu. Theo thông tin từ các cơ quan quản lý thì thủ tục sẽ không có gì phiền hà vì Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thống nhất với Bộ Xây dựng để cập nhật thông tin đăng ký các loại giấy tờ lên mạng. Tuy nhiên, có vẻ như vấn đề không chỉ đơn giản là máy móc mà còn là vấn đề con người, thưa bà?
Đúng là như vậy.
Cái khó khăn mà người dân thường gặp phải khi đi thực hiện các thủ tục chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở chính là thái độ phục vụ của cán bộ công chức trong lĩnh vực này.
Do vậy, thái độ của đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ này rất quan trọng. Thực tế cho thấy vẫn còn những tiếng kêu của dân về những người thực thi nhiệm vụ cụ thể, chưa thật sự làm tốt trách nhiệm của mình với dân. Cái đó cần phải nghiêm túc xem xét và chấn chỉnh.
Nhìn nhận lại quá trình thống nhất sổ đỏ, sổ hồng, bà có cảm nhận gì?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có từ năm 1989 (theo Luật Đất đai năm 1987), và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có từ năm 1994 (theo Nghị định 60/NĐ-CP). Sau khi có Luật Đất đai năm 2003 và Luật Nhà ở năm 2005, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở vẫn do hai Bộ chủ quản là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng ban hành.
Việc tồn tại song song hai loại giấy chứng nhận kéo dài gần 20 năm nay, đã và đang gây rất nhiều khó khăn cho các địa phương trong quá trình thực hiện.
Về thẩm quyền cấp hai loại giấy chứng nhận trên được quy định tại Điều 14 Luật nhà ở và Điều 52 Luật đất đai đều được giao cho UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện, nhưng về thủ tục và trình tự cấp lại khác nhau do hướng dẫn của hai bộ khác nhau.
Để giải quyết những vướng mắc trên, Quốc hội đã có Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện: “Thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên cơ sở Luật Đất đai, giao cho một cơ quan làm đầu mối thực hiện”.
Tuy nhiên, sau hơn một năm, Chính phủ vẫn không thống nhất được một loại giấy chứng nhận và lý giải là do vướng mắc giữa Luật Đất đai và Luật Nhà ở.
Tôi hy vọng, những vấn đề liên quan đến Luật Đất đai và Luật Nhà ở được nêu ra tại Quốc hội, sẽ được các đại biểu Quốc hội đồng nhất ở quan điểm phải làm sao thuận tiện cho người quản lý và tiện cho người dân.