Được và mất từ tăng trưởng và lạm phát 2011
Tổng cục Thống kê nhìn nhận lại "được và mất" trong tương quan con số tăng trưởng và lạm phát năm 2011
“Nếu tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 15% thì CPI năm nay phải khoảng 25% trở lên, chứ không phải chỉ có trên 18%”, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức nói.
Tại buổi họp báo công bố số liệu thống kê năm 2011, vừa được Tổng cục Thống kê tổ chức sáng 29/12 tại Hà Nội, báo giới đặc biệt quan tâm đến câu chuyện "được và mất" trong các chỉ tiêu kinh tế chính, đặc biệt là với con số lạm phát tăng tới 18,13% nhưng tăng trưởng chỉ ở mức 5,89%.
Trước đó, vào cuối năm 2010, Chính phủ đã trình và được Quốc hội thông qua “kịch bản” kinh tế năm nay, với mức tăng trưởng GDP phấn đấu đạt 7-7,5%; CPI khống chế dưới 7%. Tuy nhiên, sang đến năm 2011, Chính phủ đã nhiều lần phải điều chỉnh các chỉ tiêu này cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trước bất ổn ngày càng tăng của kinh tế vĩ mô, vào tháng 2 năm nay Nghị quyết 11 được ban hành. Tại đây, Chính phủ đã điều chỉnh mạnh các chỉ tiêu chính của chính sách tiền tệ và tài khóa. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng phương tiện thanh toán năm nay chỉ tăng khoảng 10% so với năm 2010, tín dụng tăng tương ứng khoảng 12%.
“Về mặt số liệu, chúng tôi thấy Nghị quyết 11 lần này kiên quyết hơn, cụ thể hơn và thấy hiệu quả hơn, nhất là so với các năm trước”, ông Thức trả lời như vậy trước băn khoăn của báo chí.
Ở góc độ đánh giá tăng trưởng trong điều kiện cụ thể của năm 2011, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia Hà Quang Tuyến cho rằng, trong điều kiện thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khoá thắt chặt làm giảm dư nợ tín dụng, cắt giảm điều chuyển đầu tư công làm vốn đầu tư theo giá so sánh giảm 9,4%, chỉ còn bằng 34,6% GDP thì mức tăng trưởng 5,89% là khá cao và hợp lý.
“Kết quả là CPI cao hơn một chút, tăng trên 18%, tăng trưởng thấp hơn một tí, đạt 5,89%, Tổng cục Thống kê cho rằng nền kinh tế năm nay đã đạt mục tiêu”, ông Thức nói với quan điểm là người đại diện cao nhất cho Tổng cục Thống kê.
Liên quan đến mức lạm phát rất cao trong năm nay, vị này cho biết, Tổng cục Thống kê đã dùng mô hình tính toán cụ thể. “Những con số M2, vòng quay của tiền tệ, tăng trưởng, lạm phát là có liên quan đến nhau”, ông Thức nói. “Chúng tôi cố định 2-3 nhân tố, chỉ thay đổi M2 lên 15% thì CPI năm nay phải khoảng 25% trở lên, chứ không phải chỉ có trên 18%. Cho nên, năm nay thực hiện Nghị quyết triệt để hơn 2008”.
Trong khi đó, đề cập tác động đến lạm phát của chính sách tiền tệ, Phó tổng cục trưởng Trần Thị Hằng nêu một số dữ liệu sơ bộ rất đáng chú ý về lạm phát cơ bản, được Tổng cục Thống kê tính toán thử nghiệm nhiều năm nay.
Bà Hằng khẳng định, lạm phát tăng cao trong năm nay là do đã tích tụ nguy cơ trong nhiều năm trước, từ mất cân đối tiền - hàng. “Nó thể hiện rất là rõ trong lạm phát cơ bản”, Phó tổng cục trưởng nói.
Theo số liệu được vị này viện dẫn, ước tính năm 2008, khi CPI bình quân chung cả năm tăng 22,97% thì lạm phát cơ bản trừ lương thực, thực phẩm tăng ở mức 16,3%, nếu loại trừ thêm năng lượng thì tăng 15,4%. “Như vậy là nó chiếm trong CPI chung gần 70%”, bà Hằng cho biết.
Còn năm nay, khi lạm phát bình quân cả năm tăng 18,58% thì lạm phát cơ bản trừ lương thực, thực phẩm tăng 15,1%; loại năng lượng chiếm khoảng 14%, như vậy vẫn chiếm khoảng 70-80%, phù hợp với tốc độ tăng CPI chung.
Riêng năm 2009, CPI bình quân cả năm tăng ở mức 6,9%, nhưng lạm phát cơ bản trên 9%. “Năm 2009 là bị cái ẩn của các năm trước đó”, bà Hằng giải thích thêm.
Trong quan điểm của vị Phó tổng cục trưởng này, “chính sách tiền tệ tác động đến CPI lớn hơn yếu tố giá hàng hóa”. Bà Hằng khẳng định: “Phân tích để thấy phải quyết liệt trong thực hiện, thời gian tới phải kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ với nhau mới làm cho lạm phát đi vào ổn định”.
Chia sẻ quan điểm này, ông Đỗ Thức cho rằng, lượng tiền tích lũy nhiều năm đã cao hơn tổng GDP làm ra dẫn tới CPI bùng phát trong năm nay. Ông Thức cho rằng trong thời gian tới cần phải tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt đến khi cân bằng lại được tương quan tiền - hàng, mới đưa được lạm phát đi xuống.
Liên quan đến triển vọng tăng trưởng và lạm phát năm tới, ở phương án của Chính phủ là GDP tăng khoảng 6%, CPI một con số, ông Thức cho rằng có thể đạt được nếu quyết liệt thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô.
“Chúng tôi ước tính lạm phát tiềm năng trong năm 2012 vào khoảng 10,4%, quan sát nhiều năm nay chỉ tiêu này luôn cao hơn lạm phát thực tế khoảng 1-2%, tính vậy, với các điều kiện khác không thay đổi, tôi tin rằng năm tới Chính phủ sẽ kìm được lạm phát ở mức một con số”, ông Thức cho biết. “Nhưng đó là trong điều kiện M2 không được tăng cao. Nếu cứ cung tiền ra thì không thể giữ được”.
Tại buổi họp báo công bố số liệu thống kê năm 2011, vừa được Tổng cục Thống kê tổ chức sáng 29/12 tại Hà Nội, báo giới đặc biệt quan tâm đến câu chuyện "được và mất" trong các chỉ tiêu kinh tế chính, đặc biệt là với con số lạm phát tăng tới 18,13% nhưng tăng trưởng chỉ ở mức 5,89%.
Trước đó, vào cuối năm 2010, Chính phủ đã trình và được Quốc hội thông qua “kịch bản” kinh tế năm nay, với mức tăng trưởng GDP phấn đấu đạt 7-7,5%; CPI khống chế dưới 7%. Tuy nhiên, sang đến năm 2011, Chính phủ đã nhiều lần phải điều chỉnh các chỉ tiêu này cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trước bất ổn ngày càng tăng của kinh tế vĩ mô, vào tháng 2 năm nay Nghị quyết 11 được ban hành. Tại đây, Chính phủ đã điều chỉnh mạnh các chỉ tiêu chính của chính sách tiền tệ và tài khóa. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng phương tiện thanh toán năm nay chỉ tăng khoảng 10% so với năm 2010, tín dụng tăng tương ứng khoảng 12%.
“Về mặt số liệu, chúng tôi thấy Nghị quyết 11 lần này kiên quyết hơn, cụ thể hơn và thấy hiệu quả hơn, nhất là so với các năm trước”, ông Thức trả lời như vậy trước băn khoăn của báo chí.
Ở góc độ đánh giá tăng trưởng trong điều kiện cụ thể của năm 2011, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia Hà Quang Tuyến cho rằng, trong điều kiện thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khoá thắt chặt làm giảm dư nợ tín dụng, cắt giảm điều chuyển đầu tư công làm vốn đầu tư theo giá so sánh giảm 9,4%, chỉ còn bằng 34,6% GDP thì mức tăng trưởng 5,89% là khá cao và hợp lý.
“Kết quả là CPI cao hơn một chút, tăng trên 18%, tăng trưởng thấp hơn một tí, đạt 5,89%, Tổng cục Thống kê cho rằng nền kinh tế năm nay đã đạt mục tiêu”, ông Thức nói với quan điểm là người đại diện cao nhất cho Tổng cục Thống kê.
Liên quan đến mức lạm phát rất cao trong năm nay, vị này cho biết, Tổng cục Thống kê đã dùng mô hình tính toán cụ thể. “Những con số M2, vòng quay của tiền tệ, tăng trưởng, lạm phát là có liên quan đến nhau”, ông Thức nói. “Chúng tôi cố định 2-3 nhân tố, chỉ thay đổi M2 lên 15% thì CPI năm nay phải khoảng 25% trở lên, chứ không phải chỉ có trên 18%. Cho nên, năm nay thực hiện Nghị quyết triệt để hơn 2008”.
Trong khi đó, đề cập tác động đến lạm phát của chính sách tiền tệ, Phó tổng cục trưởng Trần Thị Hằng nêu một số dữ liệu sơ bộ rất đáng chú ý về lạm phát cơ bản, được Tổng cục Thống kê tính toán thử nghiệm nhiều năm nay.
Bà Hằng khẳng định, lạm phát tăng cao trong năm nay là do đã tích tụ nguy cơ trong nhiều năm trước, từ mất cân đối tiền - hàng. “Nó thể hiện rất là rõ trong lạm phát cơ bản”, Phó tổng cục trưởng nói.
Theo số liệu được vị này viện dẫn, ước tính năm 2008, khi CPI bình quân chung cả năm tăng 22,97% thì lạm phát cơ bản trừ lương thực, thực phẩm tăng ở mức 16,3%, nếu loại trừ thêm năng lượng thì tăng 15,4%. “Như vậy là nó chiếm trong CPI chung gần 70%”, bà Hằng cho biết.
Còn năm nay, khi lạm phát bình quân cả năm tăng 18,58% thì lạm phát cơ bản trừ lương thực, thực phẩm tăng 15,1%; loại năng lượng chiếm khoảng 14%, như vậy vẫn chiếm khoảng 70-80%, phù hợp với tốc độ tăng CPI chung.
Riêng năm 2009, CPI bình quân cả năm tăng ở mức 6,9%, nhưng lạm phát cơ bản trên 9%. “Năm 2009 là bị cái ẩn của các năm trước đó”, bà Hằng giải thích thêm.
Trong quan điểm của vị Phó tổng cục trưởng này, “chính sách tiền tệ tác động đến CPI lớn hơn yếu tố giá hàng hóa”. Bà Hằng khẳng định: “Phân tích để thấy phải quyết liệt trong thực hiện, thời gian tới phải kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ với nhau mới làm cho lạm phát đi vào ổn định”.
Chia sẻ quan điểm này, ông Đỗ Thức cho rằng, lượng tiền tích lũy nhiều năm đã cao hơn tổng GDP làm ra dẫn tới CPI bùng phát trong năm nay. Ông Thức cho rằng trong thời gian tới cần phải tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt đến khi cân bằng lại được tương quan tiền - hàng, mới đưa được lạm phát đi xuống.
Liên quan đến triển vọng tăng trưởng và lạm phát năm tới, ở phương án của Chính phủ là GDP tăng khoảng 6%, CPI một con số, ông Thức cho rằng có thể đạt được nếu quyết liệt thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô.
“Chúng tôi ước tính lạm phát tiềm năng trong năm 2012 vào khoảng 10,4%, quan sát nhiều năm nay chỉ tiêu này luôn cao hơn lạm phát thực tế khoảng 1-2%, tính vậy, với các điều kiện khác không thay đổi, tôi tin rằng năm tới Chính phủ sẽ kìm được lạm phát ở mức một con số”, ông Thức cho biết. “Nhưng đó là trong điều kiện M2 không được tăng cao. Nếu cứ cung tiền ra thì không thể giữ được”.