Đường Láng - Hòa Lạc chính thức thành Đại lộ Thăng Long
Chiều 14/7, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua đề án đặt, đổi tên một số tuyến đường trên địa bàn thành phố
Chiều 14/7, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã nhất trí thông qua đề án đặt, đổi tên một số tuyến đường trên địa bàn.
Một trong những nội dung đáng chú ý của đề án là đề xuất đổi tên trục đường Láng - Hòa Lạc thành Đại lộ 1.000 năm Thăng Long. Sau gần 2h thảo luận, trong đó đa phần ý kiến đại biểu đều không tán thành tên gọi Đại lộ 1.000 năm Thăng Long như đề xuất mà thống nhất đổi tên trục đường Láng - Hòa Lạc là Đại lộ Thăng Long.
Đại lộ Thăng Long dài 29,2 km, rộng 140 m, gồm 2 dải đường cao tốc quy mô mỗi chiều 3 làn xe, 2 dải đường đô thị 2 làn xe cùng dải phân cách giữa. Ngoài ra còn có 2 dải đất dự trữ và dải trồng cây xanh, vỉa hè.
Điểm đầu của Đại lộ bắt đầu từ ngã tư giao cắt với đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Trần Duy Hưng, đi qua địa bàn 4 huyện: Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai và Thạch Thất và điểm cuối là ngã tư giao với Quốc lộ 21A (km 31 + 64, điểm đầu của đường Hồ Chí Minh).
Như vậy, với chiều dài toàn tuyến lên đến gần 30 km, Thăng Long trở thành đại lộ dài nhất Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, Hội đồng nhân dân thành phố cũng thông qua việc đặt, đổi tên 43 đường, phố mới và 4 công trình công cộng. Tại quận Cầu Giấy có thêm các phố Duy Tân, Đỗ Quang, Vũ Phạm Hàm. Quận Hà Đông có thêm phố Văn La, Văn Phú, Lụa và Cầu Am.
Quận Hoàng Mai có các phố Định Công Hạ, Linh Đàm, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Công Thái, Hồng Quang, đường Nghiêm Xuân Yêm. Quận Long Biên đặt tên phố Nguyễn Văn Hưởng, Kẻ Tạnh, Hoàng Như Tiếp, Ái Mộ, Huỳnh Tấn Phát, Ngọc Trì và phố Gia Thụy.
Quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, huyện Thanh Trì có đường Nguyễn Xiển (tức vành đai 3). Thị xã Sơn Tây đặt tên đường Phú Hà, các phố Cổng Ô, Tiền Huân, đường Trung Sơn Trầm. Huyện Đông Anh đặt tên các đường Đào Cam Mộc, Nguyễn Thực, Lê Hữu Tựu và Nguyên Khê.
Hội đồng nhân dân thành phố cũng thông qua đề xuất đặt tên chính thức cho 4 công trình là: cầu Thanh Trì và Vĩnh Tuy, công viên Hoà Bình và Bảo tàng Hà Nội.
Một trong những nội dung đáng chú ý của đề án là đề xuất đổi tên trục đường Láng - Hòa Lạc thành Đại lộ 1.000 năm Thăng Long. Sau gần 2h thảo luận, trong đó đa phần ý kiến đại biểu đều không tán thành tên gọi Đại lộ 1.000 năm Thăng Long như đề xuất mà thống nhất đổi tên trục đường Láng - Hòa Lạc là Đại lộ Thăng Long.
Đại lộ Thăng Long dài 29,2 km, rộng 140 m, gồm 2 dải đường cao tốc quy mô mỗi chiều 3 làn xe, 2 dải đường đô thị 2 làn xe cùng dải phân cách giữa. Ngoài ra còn có 2 dải đất dự trữ và dải trồng cây xanh, vỉa hè.
Điểm đầu của Đại lộ bắt đầu từ ngã tư giao cắt với đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Trần Duy Hưng, đi qua địa bàn 4 huyện: Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai và Thạch Thất và điểm cuối là ngã tư giao với Quốc lộ 21A (km 31 + 64, điểm đầu của đường Hồ Chí Minh).
Như vậy, với chiều dài toàn tuyến lên đến gần 30 km, Thăng Long trở thành đại lộ dài nhất Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, Hội đồng nhân dân thành phố cũng thông qua việc đặt, đổi tên 43 đường, phố mới và 4 công trình công cộng. Tại quận Cầu Giấy có thêm các phố Duy Tân, Đỗ Quang, Vũ Phạm Hàm. Quận Hà Đông có thêm phố Văn La, Văn Phú, Lụa và Cầu Am.
Quận Hoàng Mai có các phố Định Công Hạ, Linh Đàm, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Công Thái, Hồng Quang, đường Nghiêm Xuân Yêm. Quận Long Biên đặt tên phố Nguyễn Văn Hưởng, Kẻ Tạnh, Hoàng Như Tiếp, Ái Mộ, Huỳnh Tấn Phát, Ngọc Trì và phố Gia Thụy.
Quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, huyện Thanh Trì có đường Nguyễn Xiển (tức vành đai 3). Thị xã Sơn Tây đặt tên đường Phú Hà, các phố Cổng Ô, Tiền Huân, đường Trung Sơn Trầm. Huyện Đông Anh đặt tên các đường Đào Cam Mộc, Nguyễn Thực, Lê Hữu Tựu và Nguyên Khê.
Hội đồng nhân dân thành phố cũng thông qua đề xuất đặt tên chính thức cho 4 công trình là: cầu Thanh Trì và Vĩnh Tuy, công viên Hoà Bình và Bảo tàng Hà Nội.