“Dứt khoát phải giảm nợ công”
Đại biểu Quốc hội đề nghị “Chính phủ muốn làm thế nào thì làm, dứt khoát phải giảm nợ công”
“Chính phủ muốn làm thế nào thì làm, dứt khoát phải giảm nợ công”, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương phát biểu tại phiên thảo luận tổ về kinh tế xã hội, sáng 21/10.
Cùng mối quan tâm với nhiều vị đại biểu khác, đại biểu Đương tỏ ra hết sức sốt ruột khi nợ công mấy năm nay liên tục tăng, hiện đã chạm ngưỡng an toàn. Trong khi đó nợ xấu cũng tăng trở lại và bội chi cũng liên tục tăng.
“Nếu nợ công tăng thế này thì an ninh tài chính là nghiêm trọng” ông Đương nhấn mạnh.
Như bom nổ chậm
Bàn về nguyên nhân dẫn đến các loại nợ đều tăng, đại biểu Đỗ Văn Đương đặc biệt nhấn mạnh đến việc chi cho bộ máy hành chính rất cồng kềnh, nói giảm bao nhiêu năm mà không giảm được.
“Giảm 1/3 biên chế các cơ quan hành chính là đúng, tôi đã làm ở nhiều cơ quan tôi thấy thừa sức giảm 1/3, đây là số chỉ ăn theo nói leo không giải quyết được việc gì. Một số cơ quan thì lãnh đạo cũng chỉ tay thôi, nhiều người như thế”, ông Đương nói.
Nguyên nhân khác được ông Đương đề cập là “tham nhũng mấy năm nay ổn định vì số liệu tăng giảm không đáng kể”.
Trong khi đó thì luật pháp hiện hành còn nhiều lỗ hổng nên các vụ tham nhũng đến khi phát hiện khởi tố được thì cũng đã chia chác hết tài sản tiền bạc.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng, đại biểu Huỳnh Nghĩa nhận xét, “nợ công quá lớn và ngày càng tăng, năm nào ta cũng nói cái này và năm nay thấy rất đáng lo ngại”.
Vẫn theo vị đại biểu này thì nợ xấu không dễ giải quyết và lại đang trong xu hướng tăng, Công ty xử lý nợ xấu (VAMC) thì mới chỉ gom nợ xấu chứ xử lý thì chưa.
“Câu hỏi đặt ra là lập VAMC để làm gì, Chính phủ cần giải trình cái này. Nợ xấu hiện nay đúng là một quả bom nổ chậm”, ông Nghĩa nhìn nhận.
Quốc hội có nghị quyết yêu cầu xử lý nợ xấu nhưng cuối cùng nợ xấu vẫn tăng trở lại, đại biểu Trương Trọng Nghĩa sốt ruột.
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch phân tích, ở nhiều nước khi nợ xấu đã trở thành nguy cơ thì thường Chính phủ phải ra tay xử lý trong thời gian ngắn nhất vì càng kéo dài càng lây lan, còn ở Việt Nam thì “dường như ta cứ xem là chuyện của ngân hàng”.
Băn khoăn về giải pháp cho mục tiêu đưa nợ xấu về dưới 3% vào cuối năm 2013, ông Lịch cho rằng cần tháo gỡ vướng mắc về thủ tục trong mua bán nợ.
Nợ xấu là sản phẩm của thị trường, nên phải giải quyết bằng thị trường, đại biểu Lịch nhấn mạnh.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo đề nghị Quốc hội cần giúp VAMC tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, bởi những vấn đề liên quan đến sở hữu và thủ tục hành chính theo Bộ luật Dân sự thì tự VAMC không thể giải quyết được.
Liên quan đến nợ công, ông Thảo bình luận “nợ của ta cần báo động, nhưng không đến nỗi hoảng hốt là không thể vượt qua”.
GDP 2015 có thể cao hơn 6,2%
Liên quan đến các chỉ tiêu kinh tế của 2015, nhiều ý kiến cho rằng nếu có hệ thống giải pháp tốt thì GDP sang năm hoàn toàn có thể cao hơn 6,2% theo dự kiến của Chính phủ.
GDP bình quân 4 năm gần đây chỉ khoảng 5,7%, nhìn cả quá trình đổi mới thì đây là giai đoạn trì trệ nhất, mọi giai đoạn đều trên 7%, có những năm tăng đến 9%, đại biểu Trần Hoàng Ngân bình luận.
Đại biểu Ngân cho rằng với dấu hiệu bắt đầu hồi phục của nền kinh tế thì GDP của 2015 có thể lên 6,5%, song nếu tổng vốn đầu tư chỉ 30% là không khả thi vì ICOR 10 năm qua chưa bao giờ xuống dưới 5%.
Mức lạm phát 5-6% là rất tốt, là mức kích thích thúc đẩy tăng trưởng, ông Ngân bình luận.
Đồng tình là GDP có thể lên 6,5%, nhưng theo đại biểu Đặng Thành Tâm thì lạm phát thấp cũng không tốt gì. Quan điểm của ông Tâm CPI luôn luôn thấp hơn tăng trưởng, còn lãi suất ngân hàng bằng GDP thì tốt.
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa thì GDP tăng 7% “hoàn toàn có khả năng làm được, nếu thuần túy GDP anh muốn 7 % thì nó lên 7% thôi”.
Nhưng để đạt 6,2% thì đại biểu Nghĩa cũng cho rằng cần có hệ thống giải pháp đúng đắn. Song vấn đề khó là xưa nay ta có nhiều giải pháp đúng đắn nhưng thực hiện thì chẳng được bao nhiêu.
Nhận định nền kinh tế bắt đầu phục hồi nhưng phục hồi quá yếu, giống như một người bệnh không ra bệnh, khỏe không ra khỏe, rề rà không làm ăn được gì, đại biểu Trần Du Lịch nói ông đọc tất cả các báo cáo đều không thấy kỳ họp này cần có quyết sách gì để kinh tế khởi sắc lên trong năm tới.
Giảm lãi suất cho vay trung hạn và tháo gỡ khó khăn cho thị trường mua bán nợ để xử lý nợ xấu, theo đại biểu Lịch, là những vấn đề cần có sự đột phá.
Cùng mối quan tâm với nhiều vị đại biểu khác, đại biểu Đương tỏ ra hết sức sốt ruột khi nợ công mấy năm nay liên tục tăng, hiện đã chạm ngưỡng an toàn. Trong khi đó nợ xấu cũng tăng trở lại và bội chi cũng liên tục tăng.
“Nếu nợ công tăng thế này thì an ninh tài chính là nghiêm trọng” ông Đương nhấn mạnh.
Như bom nổ chậm
Bàn về nguyên nhân dẫn đến các loại nợ đều tăng, đại biểu Đỗ Văn Đương đặc biệt nhấn mạnh đến việc chi cho bộ máy hành chính rất cồng kềnh, nói giảm bao nhiêu năm mà không giảm được.
“Giảm 1/3 biên chế các cơ quan hành chính là đúng, tôi đã làm ở nhiều cơ quan tôi thấy thừa sức giảm 1/3, đây là số chỉ ăn theo nói leo không giải quyết được việc gì. Một số cơ quan thì lãnh đạo cũng chỉ tay thôi, nhiều người như thế”, ông Đương nói.
Nguyên nhân khác được ông Đương đề cập là “tham nhũng mấy năm nay ổn định vì số liệu tăng giảm không đáng kể”.
Trong khi đó thì luật pháp hiện hành còn nhiều lỗ hổng nên các vụ tham nhũng đến khi phát hiện khởi tố được thì cũng đã chia chác hết tài sản tiền bạc.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng, đại biểu Huỳnh Nghĩa nhận xét, “nợ công quá lớn và ngày càng tăng, năm nào ta cũng nói cái này và năm nay thấy rất đáng lo ngại”.
Vẫn theo vị đại biểu này thì nợ xấu không dễ giải quyết và lại đang trong xu hướng tăng, Công ty xử lý nợ xấu (VAMC) thì mới chỉ gom nợ xấu chứ xử lý thì chưa.
“Câu hỏi đặt ra là lập VAMC để làm gì, Chính phủ cần giải trình cái này. Nợ xấu hiện nay đúng là một quả bom nổ chậm”, ông Nghĩa nhìn nhận.
Quốc hội có nghị quyết yêu cầu xử lý nợ xấu nhưng cuối cùng nợ xấu vẫn tăng trở lại, đại biểu Trương Trọng Nghĩa sốt ruột.
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch phân tích, ở nhiều nước khi nợ xấu đã trở thành nguy cơ thì thường Chính phủ phải ra tay xử lý trong thời gian ngắn nhất vì càng kéo dài càng lây lan, còn ở Việt Nam thì “dường như ta cứ xem là chuyện của ngân hàng”.
Băn khoăn về giải pháp cho mục tiêu đưa nợ xấu về dưới 3% vào cuối năm 2013, ông Lịch cho rằng cần tháo gỡ vướng mắc về thủ tục trong mua bán nợ.
Nợ xấu là sản phẩm của thị trường, nên phải giải quyết bằng thị trường, đại biểu Lịch nhấn mạnh.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo đề nghị Quốc hội cần giúp VAMC tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, bởi những vấn đề liên quan đến sở hữu và thủ tục hành chính theo Bộ luật Dân sự thì tự VAMC không thể giải quyết được.
Liên quan đến nợ công, ông Thảo bình luận “nợ của ta cần báo động, nhưng không đến nỗi hoảng hốt là không thể vượt qua”.
GDP 2015 có thể cao hơn 6,2%
Liên quan đến các chỉ tiêu kinh tế của 2015, nhiều ý kiến cho rằng nếu có hệ thống giải pháp tốt thì GDP sang năm hoàn toàn có thể cao hơn 6,2% theo dự kiến của Chính phủ.
GDP bình quân 4 năm gần đây chỉ khoảng 5,7%, nhìn cả quá trình đổi mới thì đây là giai đoạn trì trệ nhất, mọi giai đoạn đều trên 7%, có những năm tăng đến 9%, đại biểu Trần Hoàng Ngân bình luận.
Đại biểu Ngân cho rằng với dấu hiệu bắt đầu hồi phục của nền kinh tế thì GDP của 2015 có thể lên 6,5%, song nếu tổng vốn đầu tư chỉ 30% là không khả thi vì ICOR 10 năm qua chưa bao giờ xuống dưới 5%.
Mức lạm phát 5-6% là rất tốt, là mức kích thích thúc đẩy tăng trưởng, ông Ngân bình luận.
Đồng tình là GDP có thể lên 6,5%, nhưng theo đại biểu Đặng Thành Tâm thì lạm phát thấp cũng không tốt gì. Quan điểm của ông Tâm CPI luôn luôn thấp hơn tăng trưởng, còn lãi suất ngân hàng bằng GDP thì tốt.
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa thì GDP tăng 7% “hoàn toàn có khả năng làm được, nếu thuần túy GDP anh muốn 7 % thì nó lên 7% thôi”.
Nhưng để đạt 6,2% thì đại biểu Nghĩa cũng cho rằng cần có hệ thống giải pháp đúng đắn. Song vấn đề khó là xưa nay ta có nhiều giải pháp đúng đắn nhưng thực hiện thì chẳng được bao nhiêu.
Nhận định nền kinh tế bắt đầu phục hồi nhưng phục hồi quá yếu, giống như một người bệnh không ra bệnh, khỏe không ra khỏe, rề rà không làm ăn được gì, đại biểu Trần Du Lịch nói ông đọc tất cả các báo cáo đều không thấy kỳ họp này cần có quyết sách gì để kinh tế khởi sắc lên trong năm tới.
Giảm lãi suất cho vay trung hạn và tháo gỡ khó khăn cho thị trường mua bán nợ để xử lý nợ xấu, theo đại biểu Lịch, là những vấn đề cần có sự đột phá.