EVN đề nghị tăng giá điện lên 917 đồng
EVN vừa trình phương án tăng giá điện bình quân thêm 6,6%, tức là từ 860 đồng cho mỗi kWh lên 917 đồng
Theo phương án tăng giá điện mới nhất mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa trình Bộ Công Thương, giá điện bình quân sẽ tăng thêm 6,6%, tức là từ 860 đồng cho mỗi kWh lên 917 đồng.
Theo lộ trình mà Chính phủ phê duyệt, mức giá bán lẻ bình quân áp dụng từ tháng 7/2008 sẽ là 890 đồng cho mỗi kWh, tăng 30 đồng so với mức 860 đồng hiện hành.
Tuy nhiên, do chịu tác động bởi chi phí đầu vào như nhiên liệu, dầu khí, xi măng, sắt thép... EVN đề nghị bổ sung phương án thứ hai, tăng giá bán lẻ điện bình quân lên 917 đồng cho mỗi kWh.
Theo đó, giá bán điện được xây dựng trên nguyên tắc bù chéo nội bộ giữa khối sản xuất và các khối còn lại. Như vậy, giá bán điện cho sản xuất sẽ tăng bình quân từ 857 đồng lên 917 đồng cho mỗi kWh, tăng 7%.
Đối với điện tiêu dùng sinh hoạt sẽ được tính theo bậc thang mới với mức tăng 10,4%, tức là từ 862 đồng lên 952 đồng cho mỗi kWh. Trong đó 50 kWh đầu tiên giữ nguyên, các nấc thang sau tăng khoảng 14%.
Theo thống kê của EVN, trong tổng số hơn 10 triệu hộ khách hàng đang sử dụng điện thì có 1,137 triệu hộ sử dụng thường xuyên dưới 30 kWh một tháng, 1,2 triệu hộ sử dụng từ 30 kWh đến 50 kWh một tháng. Khoảng 4 triệu hộ khác sử dụng khoảng 50-100 kWh.
Như vậy, tỷ lệ hộ nghèo sử dụng điện dưới 30 kWh một tháng là 11,18% và từ 30-50 kWh khoảng 12% nữa - chiếm khoảng 23% tổng số hộ khách hàng sử dụng điện. Theo EVN, việc tách ra làm hai bậc thang vẫn bảo đảm số hộ nghèo không bị ảnh hưởng bởi tăng giá điện, bởi giá bán điện cho 50 kWh đầu giữ nguyên 550 đồng cho mỗi kWh.
EVN đề nghị Bộ Công Thương duyệt phương án này và dự kiến áp dụng từ ngày 1/7/2008 đến ngày 31/12/2009. Hết thời điểm này, EVN sẽ tính toán mức giá áp dụng cho giai đoạn tiếp theo từ 2010, trên cơ sở giá thị trường.
Bảng so sánh giá điện sinh hoạt bậc thang do EVN đề xuất:
Theo lộ trình mà Chính phủ phê duyệt, mức giá bán lẻ bình quân áp dụng từ tháng 7/2008 sẽ là 890 đồng cho mỗi kWh, tăng 30 đồng so với mức 860 đồng hiện hành.
Tuy nhiên, do chịu tác động bởi chi phí đầu vào như nhiên liệu, dầu khí, xi măng, sắt thép... EVN đề nghị bổ sung phương án thứ hai, tăng giá bán lẻ điện bình quân lên 917 đồng cho mỗi kWh.
Theo đó, giá bán điện được xây dựng trên nguyên tắc bù chéo nội bộ giữa khối sản xuất và các khối còn lại. Như vậy, giá bán điện cho sản xuất sẽ tăng bình quân từ 857 đồng lên 917 đồng cho mỗi kWh, tăng 7%.
Đối với điện tiêu dùng sinh hoạt sẽ được tính theo bậc thang mới với mức tăng 10,4%, tức là từ 862 đồng lên 952 đồng cho mỗi kWh. Trong đó 50 kWh đầu tiên giữ nguyên, các nấc thang sau tăng khoảng 14%.
Theo thống kê của EVN, trong tổng số hơn 10 triệu hộ khách hàng đang sử dụng điện thì có 1,137 triệu hộ sử dụng thường xuyên dưới 30 kWh một tháng, 1,2 triệu hộ sử dụng từ 30 kWh đến 50 kWh một tháng. Khoảng 4 triệu hộ khác sử dụng khoảng 50-100 kWh.
Như vậy, tỷ lệ hộ nghèo sử dụng điện dưới 30 kWh một tháng là 11,18% và từ 30-50 kWh khoảng 12% nữa - chiếm khoảng 23% tổng số hộ khách hàng sử dụng điện. Theo EVN, việc tách ra làm hai bậc thang vẫn bảo đảm số hộ nghèo không bị ảnh hưởng bởi tăng giá điện, bởi giá bán điện cho 50 kWh đầu giữ nguyên 550 đồng cho mỗi kWh.
EVN đề nghị Bộ Công Thương duyệt phương án này và dự kiến áp dụng từ ngày 1/7/2008 đến ngày 31/12/2009. Hết thời điểm này, EVN sẽ tính toán mức giá áp dụng cho giai đoạn tiếp theo từ 2010, trên cơ sở giá thị trường.
Bảng so sánh giá điện sinh hoạt bậc thang do EVN đề xuất:
Giá điện sinh hoạt tính theo bậc thang | Giá hiện hành (đồng một kWh) | Mức dự kiến | Tỷ lệ tăng |
Cho 50 kWh đầu tiên | 550 | 550 | 0% |
Cho kWh từ 51 đến 100 | 550 | 630 | 14,5% |
Cho kWh từ 101 đến 150 | 1.110 | 1.270 | 14,4% |
Cho kWh từ 151 đến 200 | 1.470 | 1.680 | 14,3% |
Cho kWh từ 201 đến 300 | 1.600 | 1.830 | 14,4% |
Cho kWh từ 301 đến 400 | 1.720 | 1.960 | 14,0% |
Cho kWh từ 401 trở lên | 1.780 | 2.030 | 14,0% |
Mức bình quân | 862 | 952 | 10,4% |