FAO kêu gọi giải quyết khủng hoảng lương thực
Tình trạng thiếu lương thực hiện nay nhắc mọi người nhớ đến những cam kết về xóa đói vẫn chưa được thực hiện
Ngày 28/5, tại cuộc họp về giải quyết khủng hoảng lương thực, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tiếp tục kêu gọi các nhà lãnh đạo của các nước trên thế giới đồng thuận với những biện pháp khẩn cấp để làm dịu căng thẳng trên thị trường lương thực thế giới.
Ông Jacques Diouf, Tổng giám đốc FAO nhận định, tình trạng thiếu lương thực hiện nay nhắc mọi người nhớ đến những cam kết về xóa đói vẫn chưa được thực hiện. “Đây là một thời điểm đặc biệt trong lịch sử: lần đầu tiên trong 25 năm qua, giá lương thực cao là yếu tố chính thúc đẩy việc tăng cường sản xuất nông nghiệp”, ông nói.
Theo FAO, có 22 quốc gia đặc biệt chịu ảnh hưởng từ giá lương thực và năng lượng tăng quá cao, nhiều người dân của những nước này đang bị đói. Đây là những nước phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu nhiên liệu và ngũ cốc. Mặc dù tình trạng lương thực ở mỗi nước là khác nhau, nhưng những dự báo từ những cơ quan tín nhiệm nhất đều cho thấy giá lương thực có thể vẫn còn cao trong một vài năm nữa và các thị trường đang phát triển sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Đứng đầu danh sách chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ khủng hoảng lương thực là Eritrea, nước nhập khẩu 100% xăng dầu và 88% các loại ngũ cốc thiết yếu. 3/4 dân số của nước này suy dinh dưỡng. Những nước khác được liệt kê trong danh sách là Haiti, Tajikistan, Niger, Bostwana, Cambodia và Zambia.
Giá lương thực đã bùng phát kể từ năm 2006 và ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Chỉ số giá lương thực của FAO năm 2007 đã tăng 24% so với năm 2006 và chỉ trong 3 tháng đầu năm 2008, chỉ số này đã tăng 53%. Những hậu quả dễ thấy nhất của khủng hoảng lương thực là sự bất ổn xã hội, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi người dân cảm nhận rõ ràng nhất sự nguy khốn khi giá lương thực leo thang.
Ở một số nước nghèo, kim ngạch nhập khẩu lương thực tăng mạnh có thể dẫn đến việc thâm hụt cán cân vãng lai, điều này có thể tác động đến các yếu tố khác của nền kinh tế, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái, khả năng dự trữ của ngân hàng quốc gia.
Báo cáo của FAO đưa ra cảnh báo rằng, đợt tăng giá mạnh gần đây là đặc biệt vì nó diễn ra dài hơn và ảnh hưởng đến gần như tất cả các loại lương thực chủ yếu.
“Khả năng xảy ra việc tăng giá cao và những tác động tiếp theo là kết quả của những sự kiện không nhìn thấy trước và có thể còn tiếp tục trong vài mùa vụ tới. Trước đây chúng ta đã từng gặp những đợt tăng giá lương thực trong thời gian ngắn, nhưng lần này, có thể chu kỳ tăng sẽ còn kéo dài”, ông Jacques Diouf bình luận.
Nguyên nhân giá lương thực tăng mạnh được FAO nhìn nhận là do sự cộng hưởng của nhiều yếu tố. Vấn đề thời tiết gây mất mùa, nhu cầu nhiên liệu sinh học làm đẩy mạnh nhu cầu về ngô, đường và các hàng hóa khác.
Kể từ năm 1995 đến nay, lượng dự trữ ngũ cốc giảm trung bình khoảng 3,4%/năm, vì mức cầu đã vượt quá nguồn cung. Sở thích dùng thịt và các sản phẩm từ sữa của Trung Quốc và các nước đang phát triển, đẩy mạnh nhu cầu ngũ cốc cho gia súc. Ngoài ra, những thay đổi trong chính sách cũng góp phần làm giảm nguồn cung lương thực.
FAO khuyến khích việc cung cấp, hỗ trợ lương thực cho những người nghèo, đồng thời cần có chiến lược hỗ trợ ngắn hạn các loại hạt giống, phân bón và thức ăn gia súc cho nông dân để gia tăng sản xuất. Giá lương thực tăng mạnh không chỉ là mối đe dọa mà còn hàm chứa cả nhiều cơ hội. Những cơ hội cần tận dụng là giá trị các tài sản nông nghiệp gia tăng và là yếu tố kích thích sản xuất nông nghiệp trong khu vực tư nhân.
Vì vậy, FAO khuyến cáo các chính phủ, cần có những chính sách khẩn cấp và hành động hiệu quả, thông qua việc mở rộng sản xuất và tăng năng suất lương thực, để đạt được cả hai mục đích là giảm các tác động tiêu cực và tận dụng cơ hội giá lương thực tăng cao hiện nay.
Về dài hạn, tổ chức này nhấn mạnh, khu vực tư nhân và cộng đồng nên đầu tư vào việc nghiên cứu các chương trình cải thiện năng suất nông nghiệp. Đồng thời, các nước cần xem xét lại các chính sách khuyến khích sản xuất ethanol và nhiên liệu sinh học.
Ông Jacques Diouf, Tổng giám đốc FAO nhận định, tình trạng thiếu lương thực hiện nay nhắc mọi người nhớ đến những cam kết về xóa đói vẫn chưa được thực hiện. “Đây là một thời điểm đặc biệt trong lịch sử: lần đầu tiên trong 25 năm qua, giá lương thực cao là yếu tố chính thúc đẩy việc tăng cường sản xuất nông nghiệp”, ông nói.
Theo FAO, có 22 quốc gia đặc biệt chịu ảnh hưởng từ giá lương thực và năng lượng tăng quá cao, nhiều người dân của những nước này đang bị đói. Đây là những nước phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu nhiên liệu và ngũ cốc. Mặc dù tình trạng lương thực ở mỗi nước là khác nhau, nhưng những dự báo từ những cơ quan tín nhiệm nhất đều cho thấy giá lương thực có thể vẫn còn cao trong một vài năm nữa và các thị trường đang phát triển sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Đứng đầu danh sách chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ khủng hoảng lương thực là Eritrea, nước nhập khẩu 100% xăng dầu và 88% các loại ngũ cốc thiết yếu. 3/4 dân số của nước này suy dinh dưỡng. Những nước khác được liệt kê trong danh sách là Haiti, Tajikistan, Niger, Bostwana, Cambodia và Zambia.
Giá lương thực đã bùng phát kể từ năm 2006 và ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Chỉ số giá lương thực của FAO năm 2007 đã tăng 24% so với năm 2006 và chỉ trong 3 tháng đầu năm 2008, chỉ số này đã tăng 53%. Những hậu quả dễ thấy nhất của khủng hoảng lương thực là sự bất ổn xã hội, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi người dân cảm nhận rõ ràng nhất sự nguy khốn khi giá lương thực leo thang.
Ở một số nước nghèo, kim ngạch nhập khẩu lương thực tăng mạnh có thể dẫn đến việc thâm hụt cán cân vãng lai, điều này có thể tác động đến các yếu tố khác của nền kinh tế, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái, khả năng dự trữ của ngân hàng quốc gia.
Báo cáo của FAO đưa ra cảnh báo rằng, đợt tăng giá mạnh gần đây là đặc biệt vì nó diễn ra dài hơn và ảnh hưởng đến gần như tất cả các loại lương thực chủ yếu.
“Khả năng xảy ra việc tăng giá cao và những tác động tiếp theo là kết quả của những sự kiện không nhìn thấy trước và có thể còn tiếp tục trong vài mùa vụ tới. Trước đây chúng ta đã từng gặp những đợt tăng giá lương thực trong thời gian ngắn, nhưng lần này, có thể chu kỳ tăng sẽ còn kéo dài”, ông Jacques Diouf bình luận.
Nguyên nhân giá lương thực tăng mạnh được FAO nhìn nhận là do sự cộng hưởng của nhiều yếu tố. Vấn đề thời tiết gây mất mùa, nhu cầu nhiên liệu sinh học làm đẩy mạnh nhu cầu về ngô, đường và các hàng hóa khác.
Kể từ năm 1995 đến nay, lượng dự trữ ngũ cốc giảm trung bình khoảng 3,4%/năm, vì mức cầu đã vượt quá nguồn cung. Sở thích dùng thịt và các sản phẩm từ sữa của Trung Quốc và các nước đang phát triển, đẩy mạnh nhu cầu ngũ cốc cho gia súc. Ngoài ra, những thay đổi trong chính sách cũng góp phần làm giảm nguồn cung lương thực.
FAO khuyến khích việc cung cấp, hỗ trợ lương thực cho những người nghèo, đồng thời cần có chiến lược hỗ trợ ngắn hạn các loại hạt giống, phân bón và thức ăn gia súc cho nông dân để gia tăng sản xuất. Giá lương thực tăng mạnh không chỉ là mối đe dọa mà còn hàm chứa cả nhiều cơ hội. Những cơ hội cần tận dụng là giá trị các tài sản nông nghiệp gia tăng và là yếu tố kích thích sản xuất nông nghiệp trong khu vực tư nhân.
Vì vậy, FAO khuyến cáo các chính phủ, cần có những chính sách khẩn cấp và hành động hiệu quả, thông qua việc mở rộng sản xuất và tăng năng suất lương thực, để đạt được cả hai mục đích là giảm các tác động tiêu cực và tận dụng cơ hội giá lương thực tăng cao hiện nay.
Về dài hạn, tổ chức này nhấn mạnh, khu vực tư nhân và cộng đồng nên đầu tư vào việc nghiên cứu các chương trình cải thiện năng suất nông nghiệp. Đồng thời, các nước cần xem xét lại các chính sách khuyến khích sản xuất ethanol và nhiên liệu sinh học.