FDI vào Việt Nam lại chậm “chảy”
“Dòng chảy” vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đã chậm đi đáng kể trong tháng Ba này
“Dòng chảy” vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đã chậm đi đáng kể trong tháng Ba này.
Sau khi thu hút được 5,126 tỷ USD tổng vốn đăng ký và tăng thêm trong tháng 2/2009, trong tháng Ba, FDI vào Việt Nam lại chỉ đạt khoảng 700 triệu USD tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại hội nghị giao ban sáng 25/3.
Bộ cho biết, trong một tháng qua, cả nước chỉ thu hút thêm được 33 dự án đăng ký mới với tổng vốn đăng ký đạt 660 triệu USD, một mức sụt giảm đáng lo ngại.
Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2009, trên phạm vi cả nước đã có 93 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.171 triệu USD, bằng 28% về số dự án và 30% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2008.
Với các dự án tăng vốn, tình hình cũng khá bi đát trong tháng Ba. Sau con số ấn tượng 3,8 tỷ USD tổng vốn tăng thêm trong hai tháng đầu năm, tháng ba chỉ gia tăng thêm được khoảng 44 triệu USD. Tổng cộng, trong quý 1/2009, có 34 lượt dự án tăng vốn, tổng số vốn tăng thêm đạt 3.844 triệu USD.
Tính chung cả 3 tháng đầu năm 2009, số vốn cấp mới và tăng thêm đạt 6,015 tỷ USD, bằng 60% cùng kỳ năm 2008.
Chậm do sản xuất và xuất khẩu gặp khó
Cũng trong bản báo cáo được đưa ra “mổ xẻ” sáng nay, một số thông tin liên quan đến khu vực có vốn đầu tư nước ngoài được đề cập và có thể đưa ra những giải thích hợp lý cho sự sụt giảm của thu hút vốn FDI. Đó là sản xuất đang tăng trưởng chậm, xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn.
Cụ thể, trong tháng 3 này, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực doanh nghiệp FDI chỉ tăng 3,1%, nếu tính chung 3 tháng đầu năm thì chỉ tăng 2,9% mà nguyên nhân có thể đến từ khó khăn trong xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong quý 1/2009 (không kể dầu thô) chỉ đạt gần 4,5 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2008.
ODA cũng chậm
Được cho là nguồn vốn “trợ lực” trước sụt giảm của FDI, tuy nhiên, việc ký kết ODA và giải ngân nguồn vốn này vẫn tiếp tục chậm trong 3 tháng đầu năm.
Trong quý 1/2009, mới có 3 chương trình, dự án ODA được ký kết thông qua hiệp định với tổng trị giá 26,23 triệu USD (2 tháng đầu năm là 25 triệu USD), trong đó, vốn vay đạt 21 triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại đạt 5,23 triệu USD.
Giải ngân vốn ODA trong quý 1/2009 ước đạt khoảng 198 triệu USD (hai tháng đầu năm, giá trị giải ngân ODA đạt 125 triệu USD), trong đó vốn vay khoảng 153 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 45 triệu USD.
Như vậy, mức giải ngân của 3 tháng đầu năm mới đạt khoảng 5,7% so với kế hoạch giải ngân của cả năm 2009, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Sau khi thu hút được 5,126 tỷ USD tổng vốn đăng ký và tăng thêm trong tháng 2/2009, trong tháng Ba, FDI vào Việt Nam lại chỉ đạt khoảng 700 triệu USD tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại hội nghị giao ban sáng 25/3.
Bộ cho biết, trong một tháng qua, cả nước chỉ thu hút thêm được 33 dự án đăng ký mới với tổng vốn đăng ký đạt 660 triệu USD, một mức sụt giảm đáng lo ngại.
Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2009, trên phạm vi cả nước đã có 93 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.171 triệu USD, bằng 28% về số dự án và 30% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2008.
Với các dự án tăng vốn, tình hình cũng khá bi đát trong tháng Ba. Sau con số ấn tượng 3,8 tỷ USD tổng vốn tăng thêm trong hai tháng đầu năm, tháng ba chỉ gia tăng thêm được khoảng 44 triệu USD. Tổng cộng, trong quý 1/2009, có 34 lượt dự án tăng vốn, tổng số vốn tăng thêm đạt 3.844 triệu USD.
Tính chung cả 3 tháng đầu năm 2009, số vốn cấp mới và tăng thêm đạt 6,015 tỷ USD, bằng 60% cùng kỳ năm 2008.
Chậm do sản xuất và xuất khẩu gặp khó
Cũng trong bản báo cáo được đưa ra “mổ xẻ” sáng nay, một số thông tin liên quan đến khu vực có vốn đầu tư nước ngoài được đề cập và có thể đưa ra những giải thích hợp lý cho sự sụt giảm của thu hút vốn FDI. Đó là sản xuất đang tăng trưởng chậm, xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn.
Cụ thể, trong tháng 3 này, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực doanh nghiệp FDI chỉ tăng 3,1%, nếu tính chung 3 tháng đầu năm thì chỉ tăng 2,9% mà nguyên nhân có thể đến từ khó khăn trong xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong quý 1/2009 (không kể dầu thô) chỉ đạt gần 4,5 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2008.
ODA cũng chậm
Được cho là nguồn vốn “trợ lực” trước sụt giảm của FDI, tuy nhiên, việc ký kết ODA và giải ngân nguồn vốn này vẫn tiếp tục chậm trong 3 tháng đầu năm.
Trong quý 1/2009, mới có 3 chương trình, dự án ODA được ký kết thông qua hiệp định với tổng trị giá 26,23 triệu USD (2 tháng đầu năm là 25 triệu USD), trong đó, vốn vay đạt 21 triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại đạt 5,23 triệu USD.
Giải ngân vốn ODA trong quý 1/2009 ước đạt khoảng 198 triệu USD (hai tháng đầu năm, giá trị giải ngân ODA đạt 125 triệu USD), trong đó vốn vay khoảng 153 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 45 triệu USD.
Như vậy, mức giải ngân của 3 tháng đầu năm mới đạt khoảng 5,7% so với kế hoạch giải ngân của cả năm 2009, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.