Vốn FDI đăng ký tháng 2 gấp 27 lần tháng trước!
Sau con số gây “sốc” 185 triệu USD tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tháng trước, đến tháng 2 này, tình hình đã quay 180 độ
Sau con số gây “sốc” 185 triệu USD tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tháng trước, đến tháng 2 này, tình hình đã quay 180 độ.
Theo báo cáo vừa công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong tháng 2/2009 đạt hơn 5,1 tỷ USD, tức gấp khoảng 27 lần con số tương ứng của tháng 1.
Đây có lẽ là một sự kiện hi hữu trong lịch sử thu hút FDI của Việt Nam.
Nếu tính chung hai tháng đầu năm 2009, số vốn FDI đăng ký trên phạm vi cả nước đã đạt 5,328 tỷ USD. Cũng trong hai tháng, cả nước có 67 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký mới đạt 1,513 tỷ USD (trong khi tháng 1/2009 là 160 triệu USD) - bằng 35% về số dự án và 31% về vốn đăng ký nếu so với cùng kỳ năm 2008.
Trong số các dự án cấp mới trong hai tháng đầu năm 2009, đáng chú ý có dự án xây dựng vườn thú hoang dã Safari và khu nghỉ dưỡng Bình Châu-Việt Nam với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD, dự án khu đô thị mới Tóc Tiên với vốn đầu tư 600 triệu USD và dự án đầu tư The Vietstar Mixed-Use Complex Project với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD. Các dự án này đều được cấp phép tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Một điều đặc biệt là cũng trong hai tháng này, lượng vốn đăng ký tăng thêm từ các dự án xin tăng vốn ở mức khá cao. Chỉ có 10 lượt dự án tăng vốn, nhưng tổng số vốn tăng thêm đạt hơn 3,8 tỷ USD (tháng 1/2009 là 25 triệu USD), giảm 80% về số lượt dự án tăng vốn nhưng tăng 41% về tổng vốn đầu tư tăng thêm so với cùng kỳ năm 2008.
Trong đó, có dự án khu du lịch nghỉ mát giải trí đa năng Saigon Atlantis Hotel của tập đoàn Winvest LLC (Hoa Kỳ) điều chỉnh tăng vốn đầu tư từ 300 triệu USD lên thành 4,1 tỷ USD).
ODA - tin tốt và tin xấu
Từ đầu năm đến nay, chỉ có 2 chương trình, dự án ODA được ký kết thông qua hiệp định với các nhà tài trợ, đạt tổng giá trị 25 triệu USD, trong đó, vốn vay đạt 21 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 4,15 triệu USD.
Trong hai tháng đầu năm, giá trị giải ngân ODA đạt 125 triệu USD, trong đó , vốn vay khoảng 95 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 30 triệu USD.
Như vậy, mức giải ngân của hai tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 5,7% so với kế hoạch giải ngân năm nay.
Tuy nhiên, “toàn cảnh” ODA được khơi sáng bởi tin tốt về việc Chính phủ Nhật Bản, đối tác quan trọng hàng đầu về tài trợ ODA cho Việt Nam, mới đây có tuyên bố sẽ nối lại các khoản viện trợ này.
Ngày 23/2, Chính phủ Nhật Bản đã thông báo sẽ nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam ngay trong tháng 3/2009, trị giá khoản viện trợ khoảng 900 triệu USD, cấp vốn cho 4 dự án cơ sở hạ tầng là hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội, hệ thống thoát nước Hà Nội giai đoạn 2, dự án thoát nước và cải tạo môi trường thành phố Hải Phòng, dự án nâng cấp hệ thống các cầu và tuyến tỉnh lộ.
Theo báo cáo vừa công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong tháng 2/2009 đạt hơn 5,1 tỷ USD, tức gấp khoảng 27 lần con số tương ứng của tháng 1.
Đây có lẽ là một sự kiện hi hữu trong lịch sử thu hút FDI của Việt Nam.
Nếu tính chung hai tháng đầu năm 2009, số vốn FDI đăng ký trên phạm vi cả nước đã đạt 5,328 tỷ USD. Cũng trong hai tháng, cả nước có 67 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký mới đạt 1,513 tỷ USD (trong khi tháng 1/2009 là 160 triệu USD) - bằng 35% về số dự án và 31% về vốn đăng ký nếu so với cùng kỳ năm 2008.
Trong số các dự án cấp mới trong hai tháng đầu năm 2009, đáng chú ý có dự án xây dựng vườn thú hoang dã Safari và khu nghỉ dưỡng Bình Châu-Việt Nam với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD, dự án khu đô thị mới Tóc Tiên với vốn đầu tư 600 triệu USD và dự án đầu tư The Vietstar Mixed-Use Complex Project với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD. Các dự án này đều được cấp phép tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Một điều đặc biệt là cũng trong hai tháng này, lượng vốn đăng ký tăng thêm từ các dự án xin tăng vốn ở mức khá cao. Chỉ có 10 lượt dự án tăng vốn, nhưng tổng số vốn tăng thêm đạt hơn 3,8 tỷ USD (tháng 1/2009 là 25 triệu USD), giảm 80% về số lượt dự án tăng vốn nhưng tăng 41% về tổng vốn đầu tư tăng thêm so với cùng kỳ năm 2008.
Trong đó, có dự án khu du lịch nghỉ mát giải trí đa năng Saigon Atlantis Hotel của tập đoàn Winvest LLC (Hoa Kỳ) điều chỉnh tăng vốn đầu tư từ 300 triệu USD lên thành 4,1 tỷ USD).
ODA - tin tốt và tin xấu
Từ đầu năm đến nay, chỉ có 2 chương trình, dự án ODA được ký kết thông qua hiệp định với các nhà tài trợ, đạt tổng giá trị 25 triệu USD, trong đó, vốn vay đạt 21 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 4,15 triệu USD.
Trong hai tháng đầu năm, giá trị giải ngân ODA đạt 125 triệu USD, trong đó , vốn vay khoảng 95 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 30 triệu USD.
Như vậy, mức giải ngân của hai tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 5,7% so với kế hoạch giải ngân năm nay.
Tuy nhiên, “toàn cảnh” ODA được khơi sáng bởi tin tốt về việc Chính phủ Nhật Bản, đối tác quan trọng hàng đầu về tài trợ ODA cho Việt Nam, mới đây có tuyên bố sẽ nối lại các khoản viện trợ này.
Ngày 23/2, Chính phủ Nhật Bản đã thông báo sẽ nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam ngay trong tháng 3/2009, trị giá khoản viện trợ khoảng 900 triệu USD, cấp vốn cho 4 dự án cơ sở hạ tầng là hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội, hệ thống thoát nước Hà Nội giai đoạn 2, dự án thoát nước và cải tạo môi trường thành phố Hải Phòng, dự án nâng cấp hệ thống các cầu và tuyến tỉnh lộ.