FIFA "hốt" bạc tỷ từ World Cup 2010
FIFA dự định sẽ kiếm được 3,5 tỷ USD từ các hoạt động thương mại liên quan tới World Cup 2010
Theo Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA), ngoài số người trực tiếp chứng kiến các trận đấu tại nước chủ nhà Nam Phi, số khán giả của màn ảnh nhỏ sẽ không ít hơn World Cup 2006 ở Đức. Đó là chưa kể tới những người xem qua Internet hoặc các thiết bị thông tin di động khác.
Theo ước tính của sportcal.com, FIFA dự định sẽ kiếm được 3,5 tỷ USD từ các hoạt động thương mại liên quan tới giải đấu này, trong đó chỉ riêng bản quyền truyền hình đã chiếm tới 2,5 tỷ USD. Ngoài số khán giả châu Âu truyền thống, thì số khán giả châu Á cũng chiếm vị trí quan trọng, bởi nơi đây chiếm tới 60% dân số thế giới.
Vị trí của châu Á càng trở nên quan trọng hơn khi người dân ở đây hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt không kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Dự báo của các nhà quan sát cho thấy, người châu Á sẽ tìm cách tận dụng mọi thành quả khoa học kỹ thuật để theo dõi World Cup, từ Internet, các thiết bị điện thoại cho đến truyền hình.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã quyết định chi tới 2 tỷ Nhân dân tệ (292 triệu USD) để mua bản quyền truyền hình trực tiếp toàn bộ 64 trận đấu, phục vụ cho 1,6 tỷ dân nước này. Theo tờ China Daily, đài này hiện đã phủ sóng tới 97% dân số Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là sẽ có khoảng 900 triệu người Trung Quốc xem World Cup 2010 qua màn ảnh nhỏ.
Ước tính cho thấy, với số lượng khán giả đông như vậy, số tiền thu được sẽ vượt xa kinh phí bỏ ra. Đây cũng chính là lý do tại sao Trung Quốc được coi là thị trường bóng đá có tiềm năng hàng đầu thế giới trong tương lai.
Trong khi đó, tại Ấn Độ, mặc dù môn crikê được xem là số một, nhưng đây cũng là một thị trường khổng lồ của World Cup 2010. Bởi vậy, mạng truyền hình ESPN-Star đã chi 40 triệu USD để giành quyền phát hình trực tiếp các trận đấu tới khán giả Ấn Độ, với bình luận bằng cả tiếng Anh và tiếng Hindi. Các quan chức hy vọng sẽ có ít nhất 125 triệu người Ấn Độ xem các trận đấu World Cup.
“Chúng tôi rất tự hào vì có được bản quyền truyền hình World Cup. Tôi tin chắc, đây sẽ là một trong những sự kiện được người Ấn Độ chú ý nhất trong thời gian tới”, Manu Sawhney, Giám đốc điều hành kênh ESPN-Star, nhận xét
Tại Nhật Bản, theo tờ Asahi Shimbun, tổ hợp truyền hình gồm đài truyền hình NHK và các mạng khác cũng đã chi 17 tỷ Yên (190 triệu USD) để có quyền truyền hình những trận đấu của giải. Tuy nhiên, điều mà các nhà truyền thông Nhật Bản hy vọng lại là đơn đặt hàng quảng cáo trong dịp phát sóng này.
Theo một chuyên gia về thị trường thể thao của Nhật Bản, World Cup là dịp tốt nhất để giúp mọi người nhận thức rõ giá trị của thương hiệu. Cho tới nay, điều này vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt. Nói một cách khác, World Cup luôn là thời điểm thuận lợi cho quảng cáo và hốt bạc từ quảng cáo.
Tương tự, đài truyền hình SBS của Australia cũng được cho là sẽ thu được nhiều triệu USD từ hoạt động quảng cáo đi kèm với phát sóng trực tiếp giải bóng đá World Cup 2010. Theo báo Australian, SBS có thể thu được 16 triệu USD từ dịch vụ này. “Mọi gói truyền hình đều đã được bán rất thuận lợi”, Jane McMillan, Giám đốc truyền thông của SBS, cho hay.
Trên thực tế, ngay từ tháng trước, hôm 5/5, FIFA công bố đã thu được lợi nhuận hơn 1 tỷ USD từ World Cup 2010, chủ yếu thông qua việc bán bản quyền các hợp đồng thương mại.
Tổng thư ký FIFA, ông Jerome Valcke cho biết, trong tổng số tiền 3,3 tỷ USD thu được từ World Cup 2010, FIFA đã đầu tư hơn 1,2 tỷ USD để chuẩn bị cho các hoạt động của World Cup 2010, bao gồm đầu tư 700 triệu USD cho nước chủ nhà Nam Phi.
Ngoài ra, FIFA còn đầu tư 1 tỷ USD cho các chương trình phát triển, hỗ trợ tài chính cho các hiệp hội bóng đá các nước và các dự án khác.
Ông Jerome Valcke cũng cho biết FIFA đã dành thêm 1 tỷ USD trong Quỹ dự phòng phối hợp với Hợp đồng bảo hiểm rủi ro trị giá 650 triệu USD trong trường hợp giải World Cup 2010 bị hoãn do bị khủng bố, chiến tranh hoặc do thảm họa thiên nhiên.
Theo ước tính của sportcal.com, FIFA dự định sẽ kiếm được 3,5 tỷ USD từ các hoạt động thương mại liên quan tới giải đấu này, trong đó chỉ riêng bản quyền truyền hình đã chiếm tới 2,5 tỷ USD. Ngoài số khán giả châu Âu truyền thống, thì số khán giả châu Á cũng chiếm vị trí quan trọng, bởi nơi đây chiếm tới 60% dân số thế giới.
Vị trí của châu Á càng trở nên quan trọng hơn khi người dân ở đây hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt không kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Dự báo của các nhà quan sát cho thấy, người châu Á sẽ tìm cách tận dụng mọi thành quả khoa học kỹ thuật để theo dõi World Cup, từ Internet, các thiết bị điện thoại cho đến truyền hình.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã quyết định chi tới 2 tỷ Nhân dân tệ (292 triệu USD) để mua bản quyền truyền hình trực tiếp toàn bộ 64 trận đấu, phục vụ cho 1,6 tỷ dân nước này. Theo tờ China Daily, đài này hiện đã phủ sóng tới 97% dân số Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là sẽ có khoảng 900 triệu người Trung Quốc xem World Cup 2010 qua màn ảnh nhỏ.
Ước tính cho thấy, với số lượng khán giả đông như vậy, số tiền thu được sẽ vượt xa kinh phí bỏ ra. Đây cũng chính là lý do tại sao Trung Quốc được coi là thị trường bóng đá có tiềm năng hàng đầu thế giới trong tương lai.
Trong khi đó, tại Ấn Độ, mặc dù môn crikê được xem là số một, nhưng đây cũng là một thị trường khổng lồ của World Cup 2010. Bởi vậy, mạng truyền hình ESPN-Star đã chi 40 triệu USD để giành quyền phát hình trực tiếp các trận đấu tới khán giả Ấn Độ, với bình luận bằng cả tiếng Anh và tiếng Hindi. Các quan chức hy vọng sẽ có ít nhất 125 triệu người Ấn Độ xem các trận đấu World Cup.
“Chúng tôi rất tự hào vì có được bản quyền truyền hình World Cup. Tôi tin chắc, đây sẽ là một trong những sự kiện được người Ấn Độ chú ý nhất trong thời gian tới”, Manu Sawhney, Giám đốc điều hành kênh ESPN-Star, nhận xét
Tại Nhật Bản, theo tờ Asahi Shimbun, tổ hợp truyền hình gồm đài truyền hình NHK và các mạng khác cũng đã chi 17 tỷ Yên (190 triệu USD) để có quyền truyền hình những trận đấu của giải. Tuy nhiên, điều mà các nhà truyền thông Nhật Bản hy vọng lại là đơn đặt hàng quảng cáo trong dịp phát sóng này.
Theo một chuyên gia về thị trường thể thao của Nhật Bản, World Cup là dịp tốt nhất để giúp mọi người nhận thức rõ giá trị của thương hiệu. Cho tới nay, điều này vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt. Nói một cách khác, World Cup luôn là thời điểm thuận lợi cho quảng cáo và hốt bạc từ quảng cáo.
Tương tự, đài truyền hình SBS của Australia cũng được cho là sẽ thu được nhiều triệu USD từ hoạt động quảng cáo đi kèm với phát sóng trực tiếp giải bóng đá World Cup 2010. Theo báo Australian, SBS có thể thu được 16 triệu USD từ dịch vụ này. “Mọi gói truyền hình đều đã được bán rất thuận lợi”, Jane McMillan, Giám đốc truyền thông của SBS, cho hay.
Trên thực tế, ngay từ tháng trước, hôm 5/5, FIFA công bố đã thu được lợi nhuận hơn 1 tỷ USD từ World Cup 2010, chủ yếu thông qua việc bán bản quyền các hợp đồng thương mại.
Tổng thư ký FIFA, ông Jerome Valcke cho biết, trong tổng số tiền 3,3 tỷ USD thu được từ World Cup 2010, FIFA đã đầu tư hơn 1,2 tỷ USD để chuẩn bị cho các hoạt động của World Cup 2010, bao gồm đầu tư 700 triệu USD cho nước chủ nhà Nam Phi.
Ngoài ra, FIFA còn đầu tư 1 tỷ USD cho các chương trình phát triển, hỗ trợ tài chính cho các hiệp hội bóng đá các nước và các dự án khác.
Ông Jerome Valcke cũng cho biết FIFA đã dành thêm 1 tỷ USD trong Quỹ dự phòng phối hợp với Hợp đồng bảo hiểm rủi ro trị giá 650 triệu USD trong trường hợp giải World Cup 2010 bị hoãn do bị khủng bố, chiến tranh hoặc do thảm họa thiên nhiên.