Đăng cai World Cup, Nam Phi được và mất gì?
Có thể Nam Phi đã đánh giá quá cao lợi ích kinh tế của việc đăng cai World Cup, nhưng chưa lường hết được mức chi phí cho sự kiện
Tới thời điểm này, sân vận động hoành tráng Soccer City ở thủ đô Johannesburg của Nam Phi đã sẵn sàng cho giờ khai cuộc World Cup. Đối với quốc gia chủ nhà, một câu hỏi lớn đặt ra lúc này là bữa tiệc bóng đá lớn nhất hành tinh rốt cục sẽ lấy đi và đem đến cho họ được điều gì?
Theo hãng tin BBC, có một điều chắc chắn, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) sẽ không chi trả những khoản chi phí khổng lồ cho việc tổ chức World Cup, nhưng sẽ bỏ túi phần lớn doanh thu từ việc bán bản quyền truyền hình, tiền tài trợ và tiền bán vé. Trong khi đó, Nam Phi sẽ phải gánh gần như mọi chi phí cho sự kiện.
BBC cho biết, trong phần lớn các trường hợp, các quốc gia đăng cai những sự kiện thể thao quy mô lớn thường đánh giá quá cao những lợi ích kinh tế mà sự kiện đó có thể đem lại, trong khi lại đánh giá thấp những khoản tiền phải bỏ ra.
Trong môi trường kinh tế toàn cầu nhiều bất ổn như hiện nay, các nước vẫn tranh giành khá quyết liệt để có quyền đăng cai những sự kiện thể thao lớn. Với các sự kiện World Cup 2018 và 2012 vẫn có tới 10 quốc gia muốn làm nước chủ nhà. Các quốc gia này đều đã được giới phân tích cảnh báo về rủi ro tài chính, nhưng vẫn một mực tin tưởng rằng họ có thể kiểm soát được chi phí ở mức hợp lý và sẽ đạt được nhiều lợi ích kinh tế từ việc đăng cai.
Tuy nhiên, lịch sử cho thấy điều ngược lại. Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng vĩ đại của Nhật Bản cho World Cup 2002 đã hầu như không xê dịch được nền kinh tế vốn dĩ đã trì trệ của nước này. Australia từng cho rằng, sự kiện Olympics 2000 sẽ cải thiện số lượng du khách tới thăm thành phố này, nhưng con số này tới nay chẳng thay đổi là bao so với thời điểm trước Thế vận hội năm đó. Rồi vào năm 2004, Hy Lạp cho rằng sẽ chỉ phải bỏ ra 1,5 tỷ USD để đăng cai Olympics, nhưng trên thực tế, số tiền mà họ phải chi ra cao gấp 10 lần.
Các nhà kinh tế học từng nỗ lực đánh giá định tính về ảnh hưởng của các sự kiện thể thao lớn tới thị trường việc làm nhận thấy rằng, hầu như không có một tác động tích cực dài hạn nào từ các sự kiện này tới hoạt động tạo công ăn việc làm. Trong khi đó, có rất nhiều bằng chứng cho thấy, các nước chủ nhà đã không lường trước được toàn bộ các chi phí - tiền bảo trì sau này cho các cơ sở hạ tầng và sân vận động được xây dựng cho sự kiện là vô cùng tốn kém.
Và thực tế này có vẻ như sẽ lặp lại với Nam Phi, quốc gia đăng cai World Cup năm nay.
Vào năm 2004, khi FIFA trao quyền tổ chức World Cup cho Nam Phi, hãng tư vấn Grant Thornton đã dự báo, số tiền mà nước này phải bỏ ra để xây dựng sân vận động và cơ sở hạ tầng sẽ chỉ là 300 triệu USD, còn GDP của Nam Phi sẽ được tăng thêm 2,9 tỷ USD nhờ bữa tiệc bóng đá.
Nhưng hiện nay, ai cũng biết, số tiền 300 triệu USD thậm chí không đủ để xây dựng lại sân vận động Soccer City, nơi diễn ra trận khai mạc và chung kết của giải đấu, chưa kể xấp xỉ 1 tỷ USD nữa để xây dựng và nâng cấp các sân vận động khác.
Khi tính cả chi phí nâng cấp các sân bay, đường giao thông nội đô, cơ sở hạ tầng viễn thông, và chi phí tổ chức, thì tổng số tiền mà Nam Phi phải chi cho World Cup tăng gấp hơn 10 lần so với dự tính ban đầu, lên khoảng 4 tỷ USD.
Vậy chi phí tăng có đi cùng với các lợi ích kinh tế gia tăng cho Nam Phi? Ở thời điểm hiện nay, có vẻ như Nam Phi sẽ khó đạt được mục tiêu tăng GDP thêm 3 tỷ USD nhờ World Cup như dự báo ban đầu. Thêm vào đó, với tình hình còn khó khăn của kinh tế thế giới hiện nay, những con số dự báo về lượng du khách tới Nam Phi xem bóng đá mùa hè này và số tiền mà họ sẽ chi tiêu xem ra quá lạc quan.
Việc FIFA ra sức bảo vệ thương hiệu của tổ chức này và những lợi ích của các nhà tài trợ chính đồng nghĩa với những cơ hội hạn chế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có được một phần trong “chiếc bánh” của hoạt động kinh doanh du lịch.
Dĩ nhiên, vẫn có những lợi ích kinh tế thực sự cho những ai làm việc tại các công trình xây dựng chuẩn bị cho World Cup. Tuy nhiên, những lợi ích này chủ yếu chỉ dành cho những ông chủ công ty điều hành và sở hữu những công trình này. Mặc dù các sân vận động cho bữa tiệc bóng đá đã hoàn tất và trông thật ấn tượng, nhưng một khi World Cup kết thúc, những công trình này có nguy cơ trở thành đồ thừa vì chi phí và công suất vượt quá khả năng và nhu cầu của nền bóng đá địa phương.
Bồ Đào Nha đã xây dựng 10 sân vận động cho giải vô địch bóng đá châu Âu năm 2004. Ông Augusto Mateus, một cựu Bộ trưởng Bộ Kinh tế của nước này, cho rằng, cách làm hợp lý nhất để sử dụng những công trình này là… phá hủy chúng rồi xây mới lại.
World Cup có thể để lại cho Nam Phi một hệ thống đường xá tốt hơn, nhưng giữa ngành công nghiệp taxi lâu năm của nước này với những chiếc xe bus mới xuất hiện đã bắt đầu manh nha một cuộc xung đột hứa hẹn không dễ giải quyết.
Nhưng dù gì đi chăng nữa, Nam Phi vẫn rất lạc quan về những gì họ có thể đạt được từ việc đăng cai World Cup. Lý do không nằm ở những con số. Đó là thứ quyền lực mềm xuất phát từ việc là nước chủ nhà của sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh, từ việc Nam Phi là quốc gia đầu tiên ở lục địa đen đăng cai sự kiện này.
Nam Phi đang nắm trong tay cơ hội thay đổi những quan niệm đã tồn tại bấy lâu của thế giới về quốc gia này nói riêng và cả châu Phi nói chung. Ngoài ra, về lý thuyết, sự thay đổi này có thể làm gia tăng dòng vốn, lao động có kỹ thuật và khách du lịch chảy vào Nam Phi.
Nhưng quá trình chuẩn bị cho World Cup dường như vẫn chưa tạo ra được nhiều sự thay đổi trong cách nhìn của thế giới đối với Nam Phi. Mặc dù quốc gia này đã chứng tỏ khả năng trong việc xây dựng những công trình lớn, tâm điểm chú ý của báo chí quốc tế vẫn là tình trạng bạo lực và tội phạm ở đây. Ngay cả những sự việc xảy ra bên ngoài Nam Phi, như vụ tấn công vào đội tuyển bóng đá Togo ngay trước thềm Cúp bóng đá châu Phi diễn ra ở Angola cách đây chưa lâu, cũng khiến báo giới châu Âu đặt dấu chấm hỏi bên cạnh vấn đề an ninh ở Nam Phi.
Các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng, việc tổ chức những sự kiện bóng đá lớn có thể giúp cải thiện tâm lý dân chúng ở quốc gia nước chủ nhà. Về lý thuyết, những dự án đầu tư lớn cho các sự kiện kiểu này làm gia tăng niềm tự hào dân tộc. Tuy nhiên, điều này có lẽ đúng hơn ở các nước giàu có. Không ít người cho rằng, trong trường hợp Nam Phi, nhà ở và hệ thống thoát nước mới là những thứ cần ưu tiên đầu tư hiện nay.
Nhưng dường như, World Cup lần đầu tiên diễn ra ở châu Phi chắc chắn sẽ đem tới niềm hứng khởi mới trên toàn châu lục này. Bởi thế, điều mà các nhà hoạch định chính sách sắp tới cần làm là tận dụng được sự hứng khởi này để tạo ra những hiệu ứng tích cực về kinh tế - xã hội.
Theo hãng tin BBC, có một điều chắc chắn, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) sẽ không chi trả những khoản chi phí khổng lồ cho việc tổ chức World Cup, nhưng sẽ bỏ túi phần lớn doanh thu từ việc bán bản quyền truyền hình, tiền tài trợ và tiền bán vé. Trong khi đó, Nam Phi sẽ phải gánh gần như mọi chi phí cho sự kiện.
BBC cho biết, trong phần lớn các trường hợp, các quốc gia đăng cai những sự kiện thể thao quy mô lớn thường đánh giá quá cao những lợi ích kinh tế mà sự kiện đó có thể đem lại, trong khi lại đánh giá thấp những khoản tiền phải bỏ ra.
Trong môi trường kinh tế toàn cầu nhiều bất ổn như hiện nay, các nước vẫn tranh giành khá quyết liệt để có quyền đăng cai những sự kiện thể thao lớn. Với các sự kiện World Cup 2018 và 2012 vẫn có tới 10 quốc gia muốn làm nước chủ nhà. Các quốc gia này đều đã được giới phân tích cảnh báo về rủi ro tài chính, nhưng vẫn một mực tin tưởng rằng họ có thể kiểm soát được chi phí ở mức hợp lý và sẽ đạt được nhiều lợi ích kinh tế từ việc đăng cai.
Tuy nhiên, lịch sử cho thấy điều ngược lại. Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng vĩ đại của Nhật Bản cho World Cup 2002 đã hầu như không xê dịch được nền kinh tế vốn dĩ đã trì trệ của nước này. Australia từng cho rằng, sự kiện Olympics 2000 sẽ cải thiện số lượng du khách tới thăm thành phố này, nhưng con số này tới nay chẳng thay đổi là bao so với thời điểm trước Thế vận hội năm đó. Rồi vào năm 2004, Hy Lạp cho rằng sẽ chỉ phải bỏ ra 1,5 tỷ USD để đăng cai Olympics, nhưng trên thực tế, số tiền mà họ phải chi ra cao gấp 10 lần.
Các nhà kinh tế học từng nỗ lực đánh giá định tính về ảnh hưởng của các sự kiện thể thao lớn tới thị trường việc làm nhận thấy rằng, hầu như không có một tác động tích cực dài hạn nào từ các sự kiện này tới hoạt động tạo công ăn việc làm. Trong khi đó, có rất nhiều bằng chứng cho thấy, các nước chủ nhà đã không lường trước được toàn bộ các chi phí - tiền bảo trì sau này cho các cơ sở hạ tầng và sân vận động được xây dựng cho sự kiện là vô cùng tốn kém.
Và thực tế này có vẻ như sẽ lặp lại với Nam Phi, quốc gia đăng cai World Cup năm nay.
Vào năm 2004, khi FIFA trao quyền tổ chức World Cup cho Nam Phi, hãng tư vấn Grant Thornton đã dự báo, số tiền mà nước này phải bỏ ra để xây dựng sân vận động và cơ sở hạ tầng sẽ chỉ là 300 triệu USD, còn GDP của Nam Phi sẽ được tăng thêm 2,9 tỷ USD nhờ bữa tiệc bóng đá.
Nhưng hiện nay, ai cũng biết, số tiền 300 triệu USD thậm chí không đủ để xây dựng lại sân vận động Soccer City, nơi diễn ra trận khai mạc và chung kết của giải đấu, chưa kể xấp xỉ 1 tỷ USD nữa để xây dựng và nâng cấp các sân vận động khác.
Khi tính cả chi phí nâng cấp các sân bay, đường giao thông nội đô, cơ sở hạ tầng viễn thông, và chi phí tổ chức, thì tổng số tiền mà Nam Phi phải chi cho World Cup tăng gấp hơn 10 lần so với dự tính ban đầu, lên khoảng 4 tỷ USD.
Vậy chi phí tăng có đi cùng với các lợi ích kinh tế gia tăng cho Nam Phi? Ở thời điểm hiện nay, có vẻ như Nam Phi sẽ khó đạt được mục tiêu tăng GDP thêm 3 tỷ USD nhờ World Cup như dự báo ban đầu. Thêm vào đó, với tình hình còn khó khăn của kinh tế thế giới hiện nay, những con số dự báo về lượng du khách tới Nam Phi xem bóng đá mùa hè này và số tiền mà họ sẽ chi tiêu xem ra quá lạc quan.
Việc FIFA ra sức bảo vệ thương hiệu của tổ chức này và những lợi ích của các nhà tài trợ chính đồng nghĩa với những cơ hội hạn chế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có được một phần trong “chiếc bánh” của hoạt động kinh doanh du lịch.
Dĩ nhiên, vẫn có những lợi ích kinh tế thực sự cho những ai làm việc tại các công trình xây dựng chuẩn bị cho World Cup. Tuy nhiên, những lợi ích này chủ yếu chỉ dành cho những ông chủ công ty điều hành và sở hữu những công trình này. Mặc dù các sân vận động cho bữa tiệc bóng đá đã hoàn tất và trông thật ấn tượng, nhưng một khi World Cup kết thúc, những công trình này có nguy cơ trở thành đồ thừa vì chi phí và công suất vượt quá khả năng và nhu cầu của nền bóng đá địa phương.
Bồ Đào Nha đã xây dựng 10 sân vận động cho giải vô địch bóng đá châu Âu năm 2004. Ông Augusto Mateus, một cựu Bộ trưởng Bộ Kinh tế của nước này, cho rằng, cách làm hợp lý nhất để sử dụng những công trình này là… phá hủy chúng rồi xây mới lại.
World Cup có thể để lại cho Nam Phi một hệ thống đường xá tốt hơn, nhưng giữa ngành công nghiệp taxi lâu năm của nước này với những chiếc xe bus mới xuất hiện đã bắt đầu manh nha một cuộc xung đột hứa hẹn không dễ giải quyết.
Nhưng dù gì đi chăng nữa, Nam Phi vẫn rất lạc quan về những gì họ có thể đạt được từ việc đăng cai World Cup. Lý do không nằm ở những con số. Đó là thứ quyền lực mềm xuất phát từ việc là nước chủ nhà của sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh, từ việc Nam Phi là quốc gia đầu tiên ở lục địa đen đăng cai sự kiện này.
Nam Phi đang nắm trong tay cơ hội thay đổi những quan niệm đã tồn tại bấy lâu của thế giới về quốc gia này nói riêng và cả châu Phi nói chung. Ngoài ra, về lý thuyết, sự thay đổi này có thể làm gia tăng dòng vốn, lao động có kỹ thuật và khách du lịch chảy vào Nam Phi.
Nhưng quá trình chuẩn bị cho World Cup dường như vẫn chưa tạo ra được nhiều sự thay đổi trong cách nhìn của thế giới đối với Nam Phi. Mặc dù quốc gia này đã chứng tỏ khả năng trong việc xây dựng những công trình lớn, tâm điểm chú ý của báo chí quốc tế vẫn là tình trạng bạo lực và tội phạm ở đây. Ngay cả những sự việc xảy ra bên ngoài Nam Phi, như vụ tấn công vào đội tuyển bóng đá Togo ngay trước thềm Cúp bóng đá châu Phi diễn ra ở Angola cách đây chưa lâu, cũng khiến báo giới châu Âu đặt dấu chấm hỏi bên cạnh vấn đề an ninh ở Nam Phi.
Các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng, việc tổ chức những sự kiện bóng đá lớn có thể giúp cải thiện tâm lý dân chúng ở quốc gia nước chủ nhà. Về lý thuyết, những dự án đầu tư lớn cho các sự kiện kiểu này làm gia tăng niềm tự hào dân tộc. Tuy nhiên, điều này có lẽ đúng hơn ở các nước giàu có. Không ít người cho rằng, trong trường hợp Nam Phi, nhà ở và hệ thống thoát nước mới là những thứ cần ưu tiên đầu tư hiện nay.
Nhưng dường như, World Cup lần đầu tiên diễn ra ở châu Phi chắc chắn sẽ đem tới niềm hứng khởi mới trên toàn châu lục này. Bởi thế, điều mà các nhà hoạch định chính sách sắp tới cần làm là tận dụng được sự hứng khởi này để tạo ra những hiệu ứng tích cực về kinh tế - xã hội.