Franchise nỗi nhớ
Thế giới đã biết nhiều về thức ăn Việt Nam nhưng xem chừng chúng ta còn chưa thấy hết sức mạnh của mình
Bài viết của bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư Tp.HCM (IPTC) trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị Xuân 2007.
Trước đây để phát huy thế mạnh của ẩm thực Việt Nam, phải tính tới xuất khẩu nhà hàng. Bây giờ thực tế thị trường cho một giải pháp hấp dẫn hơn: franchise (nhượng quyền thương mại) cả trong nước lẫn nước ngoài.
Nhưng cả hai giải pháp này đến nay vẫn đều còn mới quá với các nhà hoạch định chính sách? Liệu thị trường có “nương tình” chờ ta khệnh khang, dềnh dàng chuẩn bị?
Để lỡ cơ hội khai thác thế mạnh từ ẩm thực Việt Nam, nỗi nhớ không nguôi của những người xa xứ, trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập, đang trở thành một nỗi đau...
Một năm viết blog tôi đọc được khá nhiều nhật ký trên mạng của các bạn trẻ Việt khi xa nhà, nhiều đoạn nhật ký rất cảm động đến nổi khiến tôi không thể không lưu giữ lại để dành, và sau một thời gian lưu giữ nhật ký một số bạn bè, cả những bạn chỉ quen trên mạng chưa từng gặp, tôi nhận ra hình như đa phần các đoạn nhật ký viết rất tự nhiên về nỗi nhớ quê hương âm ỉ, day dứt cháy bỏng đề cùng nhắc đến: những con đường - góc phố và... những món ăn Việt.
Nỗi nhớ và biên giới hội nhập cuối cùng
Hãy nghe Thanh Trúc kể: “Hiz dạo này nhiều người về Việt Nam quá làm cho cảm xúc của mình lại lung tung nữa rồi, hizhiz. Nhớ những chiều tan học cùng anh Hai dạo phố, hai anh em chạy giữa con đường Lê Thánh Tôn rợp bóng me, đang đi trời chợt đổ mưa ướt như chuột lột mà khi về đến nhà thì khô queo. Nhớ bún bò O Rớt, chả cua Nam Giao, phở Anh Kỳ Đồng, hiz, nhớ quy phục linh Hà Ký, nhớ bạch quả ở Bùi Viện, chè hột gà Đồng Khánh, nghêu hấp sả Kỳ Đồng, ốc nhảy nướng quận 10, chem chép quận 1, ốc bươu hấp tiêu Hoàng Hoa Thám. Nhớ luôn món phá lấu quen thuộc quận 4, gỏi khô bò công viên Lê Văn Tám, bò bía đậu hũ đá Lý Tự Trọng, hiz, hủ tiếu chay Bến Chương Dương...”
Anh Tú viết về chuyện mình đi du học: “Tớ cầm dao xắt hành và ôm đũa chiên bánh tôm, nặn bột làm bánh bao và há cảo, rồi nấu sữa đậu nành. Nhớ hôm về nhà được ăn bún thịt nướng. Ngon ngon, tớ ăn hết một tô, lại ăn thêm tô nữa (hehe). Ăn bún mà thấy thương ơi là thương. Bên ấy làm gì có bún tươi như thế này. Bún bên ấy là bún khô, muốn ăn thì đem luộc lên, luộc lên rồi vẫn cứ khô và cứ thế mà ăn thôi. Bún ơi là bún, món bún khô làm tớ nhớ nhà đến chết mất...”
Còn Cam Ly, cô nhà báo quen tên của Tuổi Trẻ hiện đang sống ở Hoa Kỳ, kể chuyện đêm Giáng sinh 2006, nhớ lại khung cảnh Giáng sinh ở nhà, nghĩ suy về tôn giáo xong kết thúc bằng một dòng ghi chú: đêm Giáng sinh năm nay, bọn tôi ăn rau muống, đậu hủ chiên và thịt luộc chấm nước mắm. Cũng thấy gần nhau hơn một chút.
Chả thế mà Thuận Thiên trong “Phở du ký” kể rằng sách hướng dẫn du lịch chính thức của thành phố New York có nguyên một trang viết về nhà hàng Saigon 48 (do nhà báo R.J.Sholem chuyên viết về ẩm thực của New York Times). Sholem hướng dẫn là khi vào đó, hãy gọi ngay món ngon nhất là món... phở. Thuận Thiên tìm đến và có một loạt nhận xét khác: nhà hàng Việt, món phở Việt không chỉ là tiệm ăn mà nơi chính là những người xa xứ tìm gặp đồng hương, là một trung tâm của kỷ niệm, là nơi giải tỏa nỗi thèm đồ ăn Việt đến phát điên, nơi thỏa con nghiện phở, nơi mà cái ngon của thức ăn chính là cái vị của tình quê.
Còn, còn rất nhiều những trang blog viết trong ám ảnh về hương vị món ăn quê nhà như thế nữa. Một lần tôi thử đêm chuyện này hỏi bà bạn thân, chị Tôn Nữ Thị Ninh - nhà ngoại giao chuyên nghiệp, người có lẽ đã nếm đủ thức ngon vật lạ trong thiên hạ xem chị nghĩ gì về nỗi nhớ này?
Chị hào hứng: “Mình cũng đồng ý là người Việt mình quá mê đồ ăn Việt. Mê đến mức theo những gì minh biết về nhiều dân tộc trên thế giới thì người Việt Nam mình là... bảo thủ nhất trong khẩu vị ẩm thực. Nói cho thời thượng chút thì ẩm thực có lẽ là lĩnh vực hội nhập cuối cùng của người Việt. Hội nhập gì người mình cũng cởi mở được hết nhưng ăn uống thì khó quá. Sự tò mò khám phá, tính thích nghi về khẩu vị thật là....kém. Mình sống ở nước ngoài từ nhỏ, ăn đồ Tây từ nhỏ, cầm miếng bánh mì ba-ghết ăn với pho mát, uống rượu vang đỏ vẫn thấy ngon mà có những lúc vẫn cứ thấy bún đậu mắm tôm và rau kinh giới là ngon hơn. Vì vậy khi ăn khúc bánh mì thịt ở Paris, cũng thịt nguội ba tê nhưng lại có đồ chua, thêm giò, ruốc, dưa leo hành ngò thì mới thấy.... cực kỳ ngon.”
Nhưng khi nhận người Việt mình bảo thủ là một chuyện, cần nhìn nhận một mặt khác khách quan hơn: chẳng qua đồ ăn Việt ngon quá, đa dạng phong phú hấp dẫn và ấn tượng quá nên người mình mới mê vậy. Thử xem Tây có mê món ăn Việt không? Mê quá đi chứ? Biết bao nhiêu người ở Pháp ở Mỹ vì nhớ nhà và vì muốn thu hút gặp gỡ đồng hương nên đã mở nhà hàng. Rốt cuộc lại thu hút rất nhiều khách Tây và chủ tiệm giàu to lên nhờ..... kinh doanh “nỗi nhớ nhà”.
Thế giới đã biết nhiều về thức ăn Việt Nam nhưng xem chừng chúng ta còn chưa thấy hết sức mạnh của mình. Trong mấy năm làm công việc xúc tiến thương mại chuyên nghiệp cho Tp.HCM và Việt Nam, trong tôi vẫn cứ dội lên một lời thách đố. Đừng bỏ lỡ thế mạnh và cơ hội quảng bá, khuếch trương kinh doanh thế giới món ăn Việt Nam.
Thức ăn Việt Nam có sức chinh phục thế giới
“Ở đây không có vịnh Hạ Long, không có phố cổ Hội An nhưng có những món ăn Việt 100% Việt Nam”.
Câu slongan đó là lời chào mới và bản lĩnh marketing của ông Tây chuyên nấu thức ăn Việt Didier Corlou khi ông đãi các món ăn Việt đặc sắc nhất cho 90 nhà báo Pháp tại khách sạn Sofitel Porte de Severs ở Paris năm 2004.
Didier cho biết, so với một số món ăn ở các nước châu Á khác như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, thì mọi người đang ngày càng chú ý đến món ăn Việt hơn. Chỉ trong năm 2004, có 50 nhà hàng Việt mọc lên ở Tokyo.
Là một chuyên gia ẩm thực quốc tế, Didier khẳng định ưa điểm vượt trội của thức ăn Việt là tính tươi mới, bổ dưỡng và nhẹ nhàng (không quá béo, quá cay, quá hắc như nhiều món khác) và với những người đặc biệt khó tính và sành ăn thì độ tinh tế của thức ăn Việt Nam cũng chinh phục được họ.
Hai tháng trước, khi đến ăn nhiều lần ở nhà hàng mang tên Saigon tại Johanesburg, Nam phi xa xôi, tôi chợt khám phá ra thêm nhiều thực tế về món ăn Việt. Trang trí và không gian của nhà hàng khá đậm đặc: “mùi” Việt: cờ đỏ sao vàng, cổng rào tre, sàn gỗ, tượng gốm, chén bát đĩa sứ, xe xích lô và bức thư pháp trên mành trúc. Thực đơn toàn món Việt, các đầu bếp là người ở quận Tân Bình, Hóc Môn, nhà hàng phát đạt thấy ham với toàn bộ hơn 200 ghế luôn chật kín nhưng cuối tuần phải giữ chỗ trước. Chủ nhà hàng đang mở thêm ba nhà hàng Việt lớn hơn ở Nam Phi vì....không ngờ trúng quá.
Đầu bếp nói năm năm rồi, không cần đổi thực đơn mà nhà hàng vẫn cứ đông vậy, có nhiều khách họ.....ghiền đồ ăn Việt, khách mê thì chủ mới phất và mở thêm nhiều nơi mới, dĩ nhiên rồi, nhưng hỏi kỹ lại về ông chủ nhà hàng, càng khẳng định đồ ăn Việt đang rất “có thời”.
Vì chủ nhà hàng chẳng có tình cảm đặc biệt gì với Việt Nam (như cách ta quen nghĩ khi thấy cái gì của Việt Nam ở phương xa), ông là người Đức, kinh doanh nhà hàng chuyên nghiệp mở cùng lúc cả ba chuỗi Thái, Hoa, Việt và nhận ra rằng Việt đang được thời nên phất mạnh vậy thôi.
Lại nghe câu trả lời trôi chảy của nhà báo Huỳnh Thanh Diệu về câu hỏi, sao Hàn Quốc bỏ tiền làm phim kinh doanh lại thích.....phở và mùi ngò gai, rằng, họ nhắm vào việc mua đứt bản quyền để kinh doanh độc quyền ở nước ngoài nên phải chọn đề tài nào được nhiều người Hàn Quốc và các nước khác biết, chú ý và ưa thích.
Ở Seoul tới giờ đã có gần hai trăm tiệm phở Việt Nam. Chắc chắn họ đã ngửi rất kỹ mùi ngò gai và phở là những món rất hút khách trong chọn chủ đề cho phim.
Người Hàn Quốc, Nam Phi, Pháp, châu Âu và Mỹ không chỉ mê phở. Nhiều cuốn cẩm nang do chính người Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn... tự làm để hướng dẫn hương vị món ăn Việt cho du khách xứ họ ngày càng được phát hành nhiều hơn chứng tỏ đây là những thương vụ có lợi mà hoàn toàn do sự dắt dẫn của thị trường.
Một cơ hộ hái ra tiền bị bỏ quên?
Và thị trường đã nói với chúng ta rất nhiều điều, đã chuyên cần chỉ ra khá nhiều cơ hội tốt nhưng chưa được lắng nghe đầy đủ.
Trong một lần gặp, cựu đại sứ Thụy Điển Anna Lindsted nồng nhiệt nói với tôi: “Ở Stockholm hiện nay đã có một số tiệm phở của Việt Nam được mở và có khách. Khí hậu lạnh Bắc Âu mà ăn phở Việt thì hấp dẫn lắm và hơn nữa, hiện nay thức ăn Hoa nhiều mỡ dầu quá bị ngán rồi. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các bạn đưa phở đến Thụy Điển”.
Và chúng ta cũng đã tổ chức “Những ngày Việt Nam ở Thụy Điển” rất long trọng song sau đó, lại không tiếp tục đưa sứ giả ẩm thực Việt đến nơi này. Trong khí đó nhà hàng Thái có mặt khắp nơi.. Cũng có phần vì thức ăn Thái cũng ngon nhưng phần chính là vì đây là phương thức kinh doanh được Chính phủ Thái khuếch trương mạnh mẽ liên tục bằng nhiều dự án, chiến dịch.
Những năm trước qua chương trình franchise chuỗi nhà hàng Blue Elephant, Chính phủ Thái đã hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nhân Thái bốn lĩnh vực, từ cung cấp mẫu thiết kế thống nhất, đồ nội thất, cung cấp đầu bếp và bồi phục vụ được huấn luyện chuẩn hóa, còn cung cấp cả hàng thủ công mỹ nghệ để trưng bày và bán kèm thức ăn tại mỗi nhà hàng ở nước ngoài.
Các gia đình Thái có chút đỉnh vốn có thể được cho vay, được huấn luyện và được cung ứng tất cả mọi thứ hàng hóa, công nghệ, nhân lực và được giúp quảng cáo rầm rộ khi mở nhà hàng Thái khắp nơi.
Còn chiến lược xuất khẩu mới đây của Thái cho những năm 2005 - 2010 lại có chương trình xúc tiến xuất khẩu nhất quán và mạnh hơn cho nhà hàng Thái ở hải ngoại với cái tên mới: Bếp ăn (Thái) của thế giới (Kitchen to the world) với các hoạt động công phu chuyên nghiệp là cấp giấy chứng nhận “Tiêu chuẩn chất lượng” được thế giới công nhận cho chuổi nhà hàng mang tên “Thai brand” và huấn luyện cách nấu ăn “món Thái đích thực” cho thực khách các nước muốn thực hành nấu món ăn Thái.
Kế hoạch này đã được minh thị là phát triển từ 9.000 nhà hàng Thái ở nước ngoài hiên nay lên 20.000 nhà hàng trên khắp thế giới trong 5 năm tới.
Nhớ lại câu chuyện: đầu tháng 11, tại Diễn đàn doanh nghiệp toàn cầu GES tổ chức tại Singapore, thương hiệu Franchise Phở 24 của Việt Nam được đề cử tranh giải “Nhà franchise quốc tế năm 2006”. Sau khi nghe doanh nhân trẻ Lý Quý Trung trình bày, cả hội đồng giám khảo đều thán phục tính chuyên nghiệp của bài và người báo cáo, về tốc độ phát triển quá nhanh của thương hiệu cùng triển vọng phát triển bài bản và vững vàng của thương hiệu. Nhưng họ phải đành không thể trao giải vì, thời gian xây dựng quá mới và vì vậy số lượng cửa hàng mua franchise không đủ đương cự lại với các nước khác.
Nỗ lực của Phở 24 đến nay vẫn là của một doanh nhân đơn lẻ. Chỉ trong vòng ba năm, nỗ lực tự thân xây dựng chuỗi franchise của ông chủ trẻ Lý Quý Trung đã được một quỹ đầu tư bỏ ra 3 triệu USD để mua 30% cổ phần, nghĩa là đã có 10 triệu USD được tạo ra, thu hút thêm 3 triệu USD nữa vào vốn kinh doanh của xã hội. Triển vọng ngành kinh doanh của anh, phở và ẩm thực Việt Nam thực ra có sức hút mạnh và lớn hơn nhiều.
Nhưng thay vì có sự hỗ trợ (quá chính đáng, khá muộn và cần thiết) của một chiến lược phát triển cấp quốc gia thì đến nay chả có gì cả và lại từng ngày, thị trường Việt Nam đang chứng kiến sức phát triển nhanh của những Pizza Hut, Highland Coffee, Lotteria, KFC (đã có 26 cửa hàng ở Việt Nam)....
Từ giữa năm 2006, đã có nhiều đoàn doanh nhân Singapore đến tìm người mua franchise Việt Nam cho các cửa hàng thức ăn nhanh của họ. Họ không tự đi đơn lẻ mà có cả một chính sách ủng hộ cho họ vay vốn (bằng tín chấp ngân hàng dễ dàng), huấn luyện, chuyển giao công nghệ, tiếp thị quảng bá và kết nối các cơ hội tìm khách hàng bởi Chính phủ Singapore.
Nhưng đó là những năm trước 2007. Từ nay bối cảnh hậu WTO sẽ là: có cơ hội, nếu không tận dụng cơ hội kịp thời thì không phải chỉ là vuột mất cơ hội như trước nữa mà chịu thiệt hại kép: vừa mất cơ hộ vừa bị thiệt hại bởi cơ hội đó lập tức bị chiếm lĩnh và khai thác ngay bởi đối thủ cạnh tranh được cung cấp cơ hội từ WTO.
Trước đây để phát huy thế mạnh của ẩm thực Việt Nam, phải tính tới xuất khẩu nhà hàng. Bây giờ thực tế thị trường cho một giải pháp hấp dẫn hơn: franchise cả trong nước lẫn nước ngoài. Nhưng cả hai giải pháp này đến nay vẫn đều còn mới quá với các nhà hoạch định chính sách? Liệu thị trường có “nương tình” chờ ta khệnh khang, dềnh dàng chuẩn bị?
Để lỡ cơ hội khai thác thế mạnh từ ẩm thực Việt Nam, nỗi nhớ không nguôi của những người xa xứ, trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập, đang trở thành một nỗi đau.
Trước đây để phát huy thế mạnh của ẩm thực Việt Nam, phải tính tới xuất khẩu nhà hàng. Bây giờ thực tế thị trường cho một giải pháp hấp dẫn hơn: franchise (nhượng quyền thương mại) cả trong nước lẫn nước ngoài.
Nhưng cả hai giải pháp này đến nay vẫn đều còn mới quá với các nhà hoạch định chính sách? Liệu thị trường có “nương tình” chờ ta khệnh khang, dềnh dàng chuẩn bị?
Để lỡ cơ hội khai thác thế mạnh từ ẩm thực Việt Nam, nỗi nhớ không nguôi của những người xa xứ, trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập, đang trở thành một nỗi đau...
Một năm viết blog tôi đọc được khá nhiều nhật ký trên mạng của các bạn trẻ Việt khi xa nhà, nhiều đoạn nhật ký rất cảm động đến nổi khiến tôi không thể không lưu giữ lại để dành, và sau một thời gian lưu giữ nhật ký một số bạn bè, cả những bạn chỉ quen trên mạng chưa từng gặp, tôi nhận ra hình như đa phần các đoạn nhật ký viết rất tự nhiên về nỗi nhớ quê hương âm ỉ, day dứt cháy bỏng đề cùng nhắc đến: những con đường - góc phố và... những món ăn Việt.
Nỗi nhớ và biên giới hội nhập cuối cùng
Hãy nghe Thanh Trúc kể: “Hiz dạo này nhiều người về Việt Nam quá làm cho cảm xúc của mình lại lung tung nữa rồi, hizhiz. Nhớ những chiều tan học cùng anh Hai dạo phố, hai anh em chạy giữa con đường Lê Thánh Tôn rợp bóng me, đang đi trời chợt đổ mưa ướt như chuột lột mà khi về đến nhà thì khô queo. Nhớ bún bò O Rớt, chả cua Nam Giao, phở Anh Kỳ Đồng, hiz, nhớ quy phục linh Hà Ký, nhớ bạch quả ở Bùi Viện, chè hột gà Đồng Khánh, nghêu hấp sả Kỳ Đồng, ốc nhảy nướng quận 10, chem chép quận 1, ốc bươu hấp tiêu Hoàng Hoa Thám. Nhớ luôn món phá lấu quen thuộc quận 4, gỏi khô bò công viên Lê Văn Tám, bò bía đậu hũ đá Lý Tự Trọng, hiz, hủ tiếu chay Bến Chương Dương...”
Anh Tú viết về chuyện mình đi du học: “Tớ cầm dao xắt hành và ôm đũa chiên bánh tôm, nặn bột làm bánh bao và há cảo, rồi nấu sữa đậu nành. Nhớ hôm về nhà được ăn bún thịt nướng. Ngon ngon, tớ ăn hết một tô, lại ăn thêm tô nữa (hehe). Ăn bún mà thấy thương ơi là thương. Bên ấy làm gì có bún tươi như thế này. Bún bên ấy là bún khô, muốn ăn thì đem luộc lên, luộc lên rồi vẫn cứ khô và cứ thế mà ăn thôi. Bún ơi là bún, món bún khô làm tớ nhớ nhà đến chết mất...”
Còn Cam Ly, cô nhà báo quen tên của Tuổi Trẻ hiện đang sống ở Hoa Kỳ, kể chuyện đêm Giáng sinh 2006, nhớ lại khung cảnh Giáng sinh ở nhà, nghĩ suy về tôn giáo xong kết thúc bằng một dòng ghi chú: đêm Giáng sinh năm nay, bọn tôi ăn rau muống, đậu hủ chiên và thịt luộc chấm nước mắm. Cũng thấy gần nhau hơn một chút.
Chả thế mà Thuận Thiên trong “Phở du ký” kể rằng sách hướng dẫn du lịch chính thức của thành phố New York có nguyên một trang viết về nhà hàng Saigon 48 (do nhà báo R.J.Sholem chuyên viết về ẩm thực của New York Times). Sholem hướng dẫn là khi vào đó, hãy gọi ngay món ngon nhất là món... phở. Thuận Thiên tìm đến và có một loạt nhận xét khác: nhà hàng Việt, món phở Việt không chỉ là tiệm ăn mà nơi chính là những người xa xứ tìm gặp đồng hương, là một trung tâm của kỷ niệm, là nơi giải tỏa nỗi thèm đồ ăn Việt đến phát điên, nơi thỏa con nghiện phở, nơi mà cái ngon của thức ăn chính là cái vị của tình quê.
Còn, còn rất nhiều những trang blog viết trong ám ảnh về hương vị món ăn quê nhà như thế nữa. Một lần tôi thử đêm chuyện này hỏi bà bạn thân, chị Tôn Nữ Thị Ninh - nhà ngoại giao chuyên nghiệp, người có lẽ đã nếm đủ thức ngon vật lạ trong thiên hạ xem chị nghĩ gì về nỗi nhớ này?
Chị hào hứng: “Mình cũng đồng ý là người Việt mình quá mê đồ ăn Việt. Mê đến mức theo những gì minh biết về nhiều dân tộc trên thế giới thì người Việt Nam mình là... bảo thủ nhất trong khẩu vị ẩm thực. Nói cho thời thượng chút thì ẩm thực có lẽ là lĩnh vực hội nhập cuối cùng của người Việt. Hội nhập gì người mình cũng cởi mở được hết nhưng ăn uống thì khó quá. Sự tò mò khám phá, tính thích nghi về khẩu vị thật là....kém. Mình sống ở nước ngoài từ nhỏ, ăn đồ Tây từ nhỏ, cầm miếng bánh mì ba-ghết ăn với pho mát, uống rượu vang đỏ vẫn thấy ngon mà có những lúc vẫn cứ thấy bún đậu mắm tôm và rau kinh giới là ngon hơn. Vì vậy khi ăn khúc bánh mì thịt ở Paris, cũng thịt nguội ba tê nhưng lại có đồ chua, thêm giò, ruốc, dưa leo hành ngò thì mới thấy.... cực kỳ ngon.”
Nhưng khi nhận người Việt mình bảo thủ là một chuyện, cần nhìn nhận một mặt khác khách quan hơn: chẳng qua đồ ăn Việt ngon quá, đa dạng phong phú hấp dẫn và ấn tượng quá nên người mình mới mê vậy. Thử xem Tây có mê món ăn Việt không? Mê quá đi chứ? Biết bao nhiêu người ở Pháp ở Mỹ vì nhớ nhà và vì muốn thu hút gặp gỡ đồng hương nên đã mở nhà hàng. Rốt cuộc lại thu hút rất nhiều khách Tây và chủ tiệm giàu to lên nhờ..... kinh doanh “nỗi nhớ nhà”.
Thế giới đã biết nhiều về thức ăn Việt Nam nhưng xem chừng chúng ta còn chưa thấy hết sức mạnh của mình. Trong mấy năm làm công việc xúc tiến thương mại chuyên nghiệp cho Tp.HCM và Việt Nam, trong tôi vẫn cứ dội lên một lời thách đố. Đừng bỏ lỡ thế mạnh và cơ hội quảng bá, khuếch trương kinh doanh thế giới món ăn Việt Nam.
Thức ăn Việt Nam có sức chinh phục thế giới
“Ở đây không có vịnh Hạ Long, không có phố cổ Hội An nhưng có những món ăn Việt 100% Việt Nam”.
Câu slongan đó là lời chào mới và bản lĩnh marketing của ông Tây chuyên nấu thức ăn Việt Didier Corlou khi ông đãi các món ăn Việt đặc sắc nhất cho 90 nhà báo Pháp tại khách sạn Sofitel Porte de Severs ở Paris năm 2004.
Didier cho biết, so với một số món ăn ở các nước châu Á khác như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, thì mọi người đang ngày càng chú ý đến món ăn Việt hơn. Chỉ trong năm 2004, có 50 nhà hàng Việt mọc lên ở Tokyo.
Là một chuyên gia ẩm thực quốc tế, Didier khẳng định ưa điểm vượt trội của thức ăn Việt là tính tươi mới, bổ dưỡng và nhẹ nhàng (không quá béo, quá cay, quá hắc như nhiều món khác) và với những người đặc biệt khó tính và sành ăn thì độ tinh tế của thức ăn Việt Nam cũng chinh phục được họ.
Hai tháng trước, khi đến ăn nhiều lần ở nhà hàng mang tên Saigon tại Johanesburg, Nam phi xa xôi, tôi chợt khám phá ra thêm nhiều thực tế về món ăn Việt. Trang trí và không gian của nhà hàng khá đậm đặc: “mùi” Việt: cờ đỏ sao vàng, cổng rào tre, sàn gỗ, tượng gốm, chén bát đĩa sứ, xe xích lô và bức thư pháp trên mành trúc. Thực đơn toàn món Việt, các đầu bếp là người ở quận Tân Bình, Hóc Môn, nhà hàng phát đạt thấy ham với toàn bộ hơn 200 ghế luôn chật kín nhưng cuối tuần phải giữ chỗ trước. Chủ nhà hàng đang mở thêm ba nhà hàng Việt lớn hơn ở Nam Phi vì....không ngờ trúng quá.
Đầu bếp nói năm năm rồi, không cần đổi thực đơn mà nhà hàng vẫn cứ đông vậy, có nhiều khách họ.....ghiền đồ ăn Việt, khách mê thì chủ mới phất và mở thêm nhiều nơi mới, dĩ nhiên rồi, nhưng hỏi kỹ lại về ông chủ nhà hàng, càng khẳng định đồ ăn Việt đang rất “có thời”.
Vì chủ nhà hàng chẳng có tình cảm đặc biệt gì với Việt Nam (như cách ta quen nghĩ khi thấy cái gì của Việt Nam ở phương xa), ông là người Đức, kinh doanh nhà hàng chuyên nghiệp mở cùng lúc cả ba chuỗi Thái, Hoa, Việt và nhận ra rằng Việt đang được thời nên phất mạnh vậy thôi.
Lại nghe câu trả lời trôi chảy của nhà báo Huỳnh Thanh Diệu về câu hỏi, sao Hàn Quốc bỏ tiền làm phim kinh doanh lại thích.....phở và mùi ngò gai, rằng, họ nhắm vào việc mua đứt bản quyền để kinh doanh độc quyền ở nước ngoài nên phải chọn đề tài nào được nhiều người Hàn Quốc và các nước khác biết, chú ý và ưa thích.
Ở Seoul tới giờ đã có gần hai trăm tiệm phở Việt Nam. Chắc chắn họ đã ngửi rất kỹ mùi ngò gai và phở là những món rất hút khách trong chọn chủ đề cho phim.
Người Hàn Quốc, Nam Phi, Pháp, châu Âu và Mỹ không chỉ mê phở. Nhiều cuốn cẩm nang do chính người Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn... tự làm để hướng dẫn hương vị món ăn Việt cho du khách xứ họ ngày càng được phát hành nhiều hơn chứng tỏ đây là những thương vụ có lợi mà hoàn toàn do sự dắt dẫn của thị trường.
Một cơ hộ hái ra tiền bị bỏ quên?
Và thị trường đã nói với chúng ta rất nhiều điều, đã chuyên cần chỉ ra khá nhiều cơ hội tốt nhưng chưa được lắng nghe đầy đủ.
Trong một lần gặp, cựu đại sứ Thụy Điển Anna Lindsted nồng nhiệt nói với tôi: “Ở Stockholm hiện nay đã có một số tiệm phở của Việt Nam được mở và có khách. Khí hậu lạnh Bắc Âu mà ăn phở Việt thì hấp dẫn lắm và hơn nữa, hiện nay thức ăn Hoa nhiều mỡ dầu quá bị ngán rồi. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các bạn đưa phở đến Thụy Điển”.
Và chúng ta cũng đã tổ chức “Những ngày Việt Nam ở Thụy Điển” rất long trọng song sau đó, lại không tiếp tục đưa sứ giả ẩm thực Việt đến nơi này. Trong khí đó nhà hàng Thái có mặt khắp nơi.. Cũng có phần vì thức ăn Thái cũng ngon nhưng phần chính là vì đây là phương thức kinh doanh được Chính phủ Thái khuếch trương mạnh mẽ liên tục bằng nhiều dự án, chiến dịch.
Những năm trước qua chương trình franchise chuỗi nhà hàng Blue Elephant, Chính phủ Thái đã hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nhân Thái bốn lĩnh vực, từ cung cấp mẫu thiết kế thống nhất, đồ nội thất, cung cấp đầu bếp và bồi phục vụ được huấn luyện chuẩn hóa, còn cung cấp cả hàng thủ công mỹ nghệ để trưng bày và bán kèm thức ăn tại mỗi nhà hàng ở nước ngoài.
Các gia đình Thái có chút đỉnh vốn có thể được cho vay, được huấn luyện và được cung ứng tất cả mọi thứ hàng hóa, công nghệ, nhân lực và được giúp quảng cáo rầm rộ khi mở nhà hàng Thái khắp nơi.
Còn chiến lược xuất khẩu mới đây của Thái cho những năm 2005 - 2010 lại có chương trình xúc tiến xuất khẩu nhất quán và mạnh hơn cho nhà hàng Thái ở hải ngoại với cái tên mới: Bếp ăn (Thái) của thế giới (Kitchen to the world) với các hoạt động công phu chuyên nghiệp là cấp giấy chứng nhận “Tiêu chuẩn chất lượng” được thế giới công nhận cho chuổi nhà hàng mang tên “Thai brand” và huấn luyện cách nấu ăn “món Thái đích thực” cho thực khách các nước muốn thực hành nấu món ăn Thái.
Kế hoạch này đã được minh thị là phát triển từ 9.000 nhà hàng Thái ở nước ngoài hiên nay lên 20.000 nhà hàng trên khắp thế giới trong 5 năm tới.
Nhớ lại câu chuyện: đầu tháng 11, tại Diễn đàn doanh nghiệp toàn cầu GES tổ chức tại Singapore, thương hiệu Franchise Phở 24 của Việt Nam được đề cử tranh giải “Nhà franchise quốc tế năm 2006”. Sau khi nghe doanh nhân trẻ Lý Quý Trung trình bày, cả hội đồng giám khảo đều thán phục tính chuyên nghiệp của bài và người báo cáo, về tốc độ phát triển quá nhanh của thương hiệu cùng triển vọng phát triển bài bản và vững vàng của thương hiệu. Nhưng họ phải đành không thể trao giải vì, thời gian xây dựng quá mới và vì vậy số lượng cửa hàng mua franchise không đủ đương cự lại với các nước khác.
Nỗ lực của Phở 24 đến nay vẫn là của một doanh nhân đơn lẻ. Chỉ trong vòng ba năm, nỗ lực tự thân xây dựng chuỗi franchise của ông chủ trẻ Lý Quý Trung đã được một quỹ đầu tư bỏ ra 3 triệu USD để mua 30% cổ phần, nghĩa là đã có 10 triệu USD được tạo ra, thu hút thêm 3 triệu USD nữa vào vốn kinh doanh của xã hội. Triển vọng ngành kinh doanh của anh, phở và ẩm thực Việt Nam thực ra có sức hút mạnh và lớn hơn nhiều.
Nhưng thay vì có sự hỗ trợ (quá chính đáng, khá muộn và cần thiết) của một chiến lược phát triển cấp quốc gia thì đến nay chả có gì cả và lại từng ngày, thị trường Việt Nam đang chứng kiến sức phát triển nhanh của những Pizza Hut, Highland Coffee, Lotteria, KFC (đã có 26 cửa hàng ở Việt Nam)....
Từ giữa năm 2006, đã có nhiều đoàn doanh nhân Singapore đến tìm người mua franchise Việt Nam cho các cửa hàng thức ăn nhanh của họ. Họ không tự đi đơn lẻ mà có cả một chính sách ủng hộ cho họ vay vốn (bằng tín chấp ngân hàng dễ dàng), huấn luyện, chuyển giao công nghệ, tiếp thị quảng bá và kết nối các cơ hội tìm khách hàng bởi Chính phủ Singapore.
Nhưng đó là những năm trước 2007. Từ nay bối cảnh hậu WTO sẽ là: có cơ hội, nếu không tận dụng cơ hội kịp thời thì không phải chỉ là vuột mất cơ hội như trước nữa mà chịu thiệt hại kép: vừa mất cơ hộ vừa bị thiệt hại bởi cơ hội đó lập tức bị chiếm lĩnh và khai thác ngay bởi đối thủ cạnh tranh được cung cấp cơ hội từ WTO.
Trước đây để phát huy thế mạnh của ẩm thực Việt Nam, phải tính tới xuất khẩu nhà hàng. Bây giờ thực tế thị trường cho một giải pháp hấp dẫn hơn: franchise cả trong nước lẫn nước ngoài. Nhưng cả hai giải pháp này đến nay vẫn đều còn mới quá với các nhà hoạch định chính sách? Liệu thị trường có “nương tình” chờ ta khệnh khang, dềnh dàng chuẩn bị?
Để lỡ cơ hội khai thác thế mạnh từ ẩm thực Việt Nam, nỗi nhớ không nguôi của những người xa xứ, trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập, đang trở thành một nỗi đau.