G8 trước những thách thức toàn cầu
Hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới ảm đạm, lạm phát, giá dầu và lương thực tăng vọt; nguy cơ thiên tai, nghèo đói đe doạ
Hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra từ ngày 7-9/7, tại Hokkaido (Nhật Bản), trong bối cảnh kinh tế thế giới ảm đạm, lạm phát, giá dầu và lương thực tăng vọt; nguy cơ thiên tai, nghèo đói đe doạ. G8 đang đứng trước nhiều thách thức lớn cần giải quyết.
Tìm giải pháp cho các vấn đề nóng của kinh tế thế giới; đối phó các thách thức toàn cầu là những vấn đề chính được thảo luận tại hội nghị lần này.
Chống nghèo đói và bảo vệ môi trường
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G8, dư luận và một số tổ chức quốc tế bày tỏ hy vọng, G8 sẽ đề ra giải pháp tích cực chống nghèo đói và bảo vệ môi trường sinh thái; tăng viện trợ cho châu Phi và các nước nghèo.
Khoảng 100 nhà lãnh đạo tôn giáo đến từ 20 nước vừa nhóm họp tại Hokkaido, thông qua bản kiến nghị nhấn mạnh G8 không nên để vấn đề bảo vệ môi trường trở thành gánh nặng cho các thế hệ tương lai. Các nhà lãnh đạo G8 cần kiểm soát các khoản chi tiêu cho vũ khí và dành các khoản tiền đó thành lập các quỹ bảo vệ môi trường. Các nhà lãnh đạo tôn giáo kêu gọi G8 đầu tư vào các chương trình nhằm nâng cao năng lực của phụ nữ, hiện được coi là chìa khóa để giải quyết vấn đề giảm nghèo.
Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (WWF) và Hãng cung cấp dịch vụ tài chính quốc tế Allianz vừa công bố một nghiên cứu cho biết: Hội nghị năm ngoái ở Đức, các nước G8, chiếm tới 62% lượng khí thải CO2, đã thỏa thuận giảm một nửa lượng khí thải toàn cầu vào năm 2050. Tuy nhiên, họ đã không thực hiện được cam kết này. G8 cần thể hiện vai trò tiên phong trong việc giảm lượng khí CO2.
Một vấn đề rất được quan tâm tại hội nghị lần này là: liệu các nước G8 có khẳng định lại cam kết viện trợ cho châu Phi? G8 từng đưa ra cam kết viện trợ 25 tỉ USD cho châu Phi tại hội nghị thượng đỉnh ở Scotland năm 2005, sau đó rút xuống còn khoảng 21,8 tỉ USD. Tuy nhiên, theo Liên hiệp quốc, đến nay viện trợ của G8 cho châu Phi mới chỉ đạt khoảng 1/4 con số này.
Trong tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh châu Phi vừa diễn ra ở Ai Cập, các nhà lãnh đạo châu Phi đã kêu gọi các nước G8 thực hiện đúng cam kết tăng gấp đôi viện trợ cho châu lục này vào năm 2010.
Bất đồng về mở rộng số nước thành viên
Tại Hội nghị Ngoại trưởng G8 ở Kyoto (Nhật Bản) vừa qua, các ngoại trưởng G8 cũng đã tái khẳng định thực hiện các cam kết viện trợ, đặc biệt nhằm tăng cường an ninh ở khu vực biên giới Apganistan, Pakistan. Đồng thời, gửi đi "thông điệp mạnh mẽ" về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và Iran; thảo luận tiến trình hòa bình Trung Đông cũng như tình hình Myanmar và Zimbabue; vấn đề phát triển châu Phi và biến đổi khí hậu. Những vấn đề nêu trên cũng sẽ được thảo luận tại Hội nghị cấp cao G8.
Một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là việc mở rộng số nước thành viên của nhóm G8. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy là người đầu tiên chủ trương mở rộng số thành viên của nhóm thêm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Mexico. Các nước Italy, Anh và châu Âu nói chung không phản đối việc mở rộng thành phần G8.
Họ cho rằng, việc các nước mới phát triển tham gia đối thoại trong cộng đồng quốc tế là cần thiết. Trên thực tế, tại Hội nghị Hokkaido năm nay, Nhật Bản mời tới 15 nước tham dự. Vì theo Nhật Bản, vấn đề cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ khó đạt được tiến triển nếu không có sự hợp tác của Trung Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên, Mỹ phản đối việc mở rộng G8 với lý do là nếu số thành viên tăng lên sẽ khó đạt được thỏa thuận về các vấn đề cần tranh luận. Nhật Bản cũng không muốn bàn việc mở rộng số thành viên G8, vì cho rằng nếu hội nghị G-8 lần này tập trung vào vấn đề mở rộng số thành viên thì thời gian dành cho vấn đề cải cách cơ cấu Liên hiệp quốc sẽ bị rút ngắn và khả năng Nhật Bản đạt được mục tiêu trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đặt ra sẽ càng xa vời.
Trong bối cảnh đó, giới quan sát cho rằng, nhiều khả năng vấn đề mở rộng thành phần G8 sẽ không được đưa ra thảo luận tại hội nghị lần này và có thể sẽ được thảo luận tại hội nghị vào năm 2009 và 2011 (Italy và Pháp là nước chủ nhà).
Hội nghị G8 được kỳ vọng sẽ giải quyết được nhiều vấn đề nóng của thế giới.
Tìm giải pháp cho các vấn đề nóng của kinh tế thế giới; đối phó các thách thức toàn cầu là những vấn đề chính được thảo luận tại hội nghị lần này.
Chống nghèo đói và bảo vệ môi trường
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G8, dư luận và một số tổ chức quốc tế bày tỏ hy vọng, G8 sẽ đề ra giải pháp tích cực chống nghèo đói và bảo vệ môi trường sinh thái; tăng viện trợ cho châu Phi và các nước nghèo.
Khoảng 100 nhà lãnh đạo tôn giáo đến từ 20 nước vừa nhóm họp tại Hokkaido, thông qua bản kiến nghị nhấn mạnh G8 không nên để vấn đề bảo vệ môi trường trở thành gánh nặng cho các thế hệ tương lai. Các nhà lãnh đạo G8 cần kiểm soát các khoản chi tiêu cho vũ khí và dành các khoản tiền đó thành lập các quỹ bảo vệ môi trường. Các nhà lãnh đạo tôn giáo kêu gọi G8 đầu tư vào các chương trình nhằm nâng cao năng lực của phụ nữ, hiện được coi là chìa khóa để giải quyết vấn đề giảm nghèo.
Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (WWF) và Hãng cung cấp dịch vụ tài chính quốc tế Allianz vừa công bố một nghiên cứu cho biết: Hội nghị năm ngoái ở Đức, các nước G8, chiếm tới 62% lượng khí thải CO2, đã thỏa thuận giảm một nửa lượng khí thải toàn cầu vào năm 2050. Tuy nhiên, họ đã không thực hiện được cam kết này. G8 cần thể hiện vai trò tiên phong trong việc giảm lượng khí CO2.
Một vấn đề rất được quan tâm tại hội nghị lần này là: liệu các nước G8 có khẳng định lại cam kết viện trợ cho châu Phi? G8 từng đưa ra cam kết viện trợ 25 tỉ USD cho châu Phi tại hội nghị thượng đỉnh ở Scotland năm 2005, sau đó rút xuống còn khoảng 21,8 tỉ USD. Tuy nhiên, theo Liên hiệp quốc, đến nay viện trợ của G8 cho châu Phi mới chỉ đạt khoảng 1/4 con số này.
Trong tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh châu Phi vừa diễn ra ở Ai Cập, các nhà lãnh đạo châu Phi đã kêu gọi các nước G8 thực hiện đúng cam kết tăng gấp đôi viện trợ cho châu lục này vào năm 2010.
Bất đồng về mở rộng số nước thành viên
Tại Hội nghị Ngoại trưởng G8 ở Kyoto (Nhật Bản) vừa qua, các ngoại trưởng G8 cũng đã tái khẳng định thực hiện các cam kết viện trợ, đặc biệt nhằm tăng cường an ninh ở khu vực biên giới Apganistan, Pakistan. Đồng thời, gửi đi "thông điệp mạnh mẽ" về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và Iran; thảo luận tiến trình hòa bình Trung Đông cũng như tình hình Myanmar và Zimbabue; vấn đề phát triển châu Phi và biến đổi khí hậu. Những vấn đề nêu trên cũng sẽ được thảo luận tại Hội nghị cấp cao G8.
Một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là việc mở rộng số nước thành viên của nhóm G8. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy là người đầu tiên chủ trương mở rộng số thành viên của nhóm thêm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Mexico. Các nước Italy, Anh và châu Âu nói chung không phản đối việc mở rộng thành phần G8.
Họ cho rằng, việc các nước mới phát triển tham gia đối thoại trong cộng đồng quốc tế là cần thiết. Trên thực tế, tại Hội nghị Hokkaido năm nay, Nhật Bản mời tới 15 nước tham dự. Vì theo Nhật Bản, vấn đề cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ khó đạt được tiến triển nếu không có sự hợp tác của Trung Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên, Mỹ phản đối việc mở rộng G8 với lý do là nếu số thành viên tăng lên sẽ khó đạt được thỏa thuận về các vấn đề cần tranh luận. Nhật Bản cũng không muốn bàn việc mở rộng số thành viên G8, vì cho rằng nếu hội nghị G-8 lần này tập trung vào vấn đề mở rộng số thành viên thì thời gian dành cho vấn đề cải cách cơ cấu Liên hiệp quốc sẽ bị rút ngắn và khả năng Nhật Bản đạt được mục tiêu trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đặt ra sẽ càng xa vời.
Trong bối cảnh đó, giới quan sát cho rằng, nhiều khả năng vấn đề mở rộng thành phần G8 sẽ không được đưa ra thảo luận tại hội nghị lần này và có thể sẽ được thảo luận tại hội nghị vào năm 2009 và 2011 (Italy và Pháp là nước chủ nhà).
Hội nghị G8 được kỳ vọng sẽ giải quyết được nhiều vấn đề nóng của thế giới.